Biến khách VIP thành con nợ, cán bộ ngân hàng lãnh 20 năm tù
Lợi dụng quen biết, cán bộ ngân hàng đã vay tiền của khách VIP, không những xù nợ mà còn làm giả giấy tờ vay nợ “hô biến” chủ nợ, thành con nợ 82 tỷ đồng và 3.866 lượng vàng SJC.
Chiều 16/6, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Huỳnh Tấn Luật (SN 1974, ngụ tại quận 11, nguyên cán bộ Ngân hàng Vietinbank) 20 năm tù về tội “ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Buộc phải trả số tiền đã chiếm đoạt cho bị hại gần 400 tỷ đồng.
Bị cáo Huỳnh Tấn Luật tại tòa chiều 16/6.
Theo cáo trạng, bà Võ Thị Kiên (SN 1949, ngụ quận 11, TP Hồ Chí Minh), Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đông Nam dược Trường Sơn và bà Nguyễn Thị Xuân Mai (SN 1953, ngụ quận 11, TP Hồ Chí Minh) có quan hệ thân thiết từ năm 2009. Do biết bà Kiên có nhiều tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nên bà Mai đặt vấn đề nhờ bà Kiên gửi tiền vào Vietinbank – Chi nhánh 1, TP Hồ Chí Minh do Huỳnh Tấn Luật (là con bà Mai) làm Phó trưởng phòng khách hàng cá nhân kiêm Trưởng phòng giao dịch Trần Hưng Đạo để tăng doanh số huy động vốn. Nể nang, bà Kiên đã đồng ý.
Từ tháng 7/2010, bà Kiên đã gửi nhiều khoản tiền vào các phòng giao dịch Vietinbank – Chi nhánh 1. Thấy bà Kiên có số lượng tiền lớn gửi vào ngân hàng nên ông Nguyễn Xuân Vũ (Giám đốc Vietinbank – Chi nhánh 1) đã phê duyệt từ ngày 16/10/2011 cho Huỳnh Tấn Luật được thực hiện các giao dịch với bà Kiên tại nhà riêng của bà.
Video đang HOT
Quá trình giao dịch, Luật được bà Kiên tin tưởng, thường ký vào các giấy tờ, biểu mẫu chưa ghi nội dung để tạo điều kiện cho Luật thực hiện các giao dịch rút tiền, nhận tiền lãi của các khoản tiết kiệm của khách hàng.
Khoảng đầu tháng 10/2010, Huỳnh Tấn Luật đặt vấn đề hỏi vay tiền của bà Kiên nói là để làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng (cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn trả các khoản tín dụng đến hạn để họ được vay lại), Luật thoả thuận sẽ trả lãi suất cao hơn lãi gửi tiết kiệm (lãi suất từ 2% đến 6%/tháng đối với khoản vay là VND và từ 10% đến 20% tháng đối với khoản vay là USD). Bà Kiên đồng ý thỏa thuận.
Từ tháng 10/2010 đến tháng 11/2012, Huỳnh Tấn Luật đã vay của bà Võ Thị Kiên 239,5 tỷ đồng và 8.687.000 USD (gần 8,7 triệu) đã trả 35 tỷ đồng tiền gốc; 115 tỷ đồng và 325.000 USD tiền lãi; còn nợ bà Kiên 204 tỷ đồng và gần 8,7 triệu USD.
Bị cáo Huỳnh Tấn Luật tại phiên sơ thẩm cuối tháng 6/2019.
Do kinh doanh thua lỗ, Luật đã nảy sinh ý định chiếm đoạt số tiền bà Kiên đã cho Luật vay . Để thực hiện ý định phạm tội, lợi dụng lòng tin của bà Kiên khi giao dịch với Luật làm thủ tục thanh toán tiền, bà Kiên chỉ ký mà không dọc nội dung và ký vào các biểu mẫu chưa ghi nội dung để thuận lợi cho Luật thực hiện việc giao dịch rút tiền, nhận tiền lãi của các khoản tiền bà Kiên đã gửi tiết kiệm, Luật đã soạn thảo và in ghép thêm, tạo dựng nội dung không đúng sự thật vào 09 tờ giấy mà bà Kiên đã ký khống trước đó là: “Luật đã cho bà Kiên vay tổng số tiền là 82 tỷ đồng và 3.866 lượng vàng SJC”. Sau đó, Luật sử dụng các tài liệu tạo dựng trên đe doạ bà Kiên, viết đơn gửi đến cơ quan pháp luật tố bà Kiên nhằm che đậy hành vi chiếm đoạt số tiền 385 tỷ đồng (gồm 204 tỷ đồng và gần 8,7 triệu USD) của bà Kiên.
Quá trình điều tra, Huỳnh Tấn Luật đã khắc phục hậu quả cho bà Võ Thị Kiên số tiền 1,6 tỷ đồng (gồm 250 triệu đồng ông Huỳnh Hữu Phát trả nợ thay cho Luật để sử dụng 4.481m đất ở Đồng Tháp; 500 triệu đồng ông Cung Thế Tài trả nợ thay cho Luật để sở hữu chiếc xe ô tỏ Mercedes ; 700 triệu đồng tương ứng với trị giá chiếc xe ôtô Huyndai biển số 51B-086.16 mà UBND xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đang sử dụng và 182 triệu đồng tiền án phí Luật đã nộp cho bà Kiên tại TAND quận Tân Phú.
Năm 2019, TAND TP Hồ Chí Minh từng tuyên phạt Luật mức án 20 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Sau đó, xử phúc thẩm, phán quyết trên bị hủy, để điều tra lại.
Ngăn chặn vụ lừa đảo qua mạng xã hội với số tiền lên đến 250 triệu đồng
Cán bộ ngân hàng cùng lực lượng công an Cao Bằng vừa kịp thời phát hiện, ngăn chặn vụ lừa đảo qua mạng xã hội với số tiền lên đến 250 triệu đồng.
Hồi 15h00 ngày 06/6/2022, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Cao Bằng nhận được thông tin từ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) chi nhánh tỉnh Cao Bằng về việc một khách hàng nữ đang có ý định chuyển đi số tiền 250.000.000đ thông qua Ủy nhiệm chi tại VietinBank.
Qua trao đổi với khách hàng, Giao dịch viên nhận thấy việc chuyển tiền của khách hàng trên có dấu hiệu bị lừa đảo tương tự như một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng mà Công an Cao Bằng tăng cường tuyên truyền thời gian qua nên Giao dịch viên đã tạm dừng hoạt động giao dịch và liên lạc với Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Cao Bằng để nhờ hỗ trợ.
Sau khi được cán bộ Công an tỉnh Cao Bằng tuyên truyền, giải thích về hành vi lừa đảo qua mạng, nữ khách hàng đã quyết định hủy giao dịch chuyển 250 triệu đồng của mình.
Ngay khi nhận tin báo, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Cao Bằng đã cử cán bộ đến quầy giao dịch ngân hàng trên để tìm hiểu về việc chuyển tiền của khách hàng này. Qua trao đổi, nữ khách hàng (trú tại thành phố Cao Bằng) cho biết: Thông qua mạng xã hội, chị có quen biết một người nước ngoài. Sau khi trò chuyện, người này ngỏ ý muốn gửi cho chị một món quà có giá trị lớn. Một thời gian ngắn sau đó, có một số điện thoại liên lạc với chị tự xưng là nhân viên hải quan, đề nghị chị nộp một khoản tiền để được nhận gói quà nói trên.
Do tin tưởng, chị đã đến quầy giao dịch ngân hàng để thực hiện ủy nhiệm chi số tiền 250.000.000đ đến số tài khoản do "nhân viên hải quan" cung cấp. Sau khi được lực lượng Công an đã giải thích về một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng trong thời gian qua, người phụ nữ này đã hiểu và đề nghị ngân hàng hủy việc chuyển tiền của mình.
Triệt xóa đường dây cho vay qua app lớn nhất từ trước tới nay Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an TP Hà Nội vừa phối hợp với Cục CSHS Bộ Công an và nhiều đơn vị thuộc Công an TP triệt phá thành công một đường dây chuyên cho vay lãi "khủng" qua các app (ứng dụng trên điện thoại di động, máy tính). Điều đáng nói, các đối tượng trong đường dây đã thuê...