Biến họa thành phúc trước âm mưu của Trung Quốc
Trong họa có phúc, trong nguy có cơ, chúng ta cần nhận rõ những mặt yếu kém, hạn chế của chúng ta để tích cực, chủ động có phương án phòng tránh tình huống xấu nhất.
Trung Quốc ngày càng lộ rõ âm mưu độc chiếm Biển Đông
Bằng hành động xâm lược được chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động số đông tàu hải cảnh, tàu quân sự, máy bay, đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa Việt Nam, liên tục tấn công tàu thực thi pháp luật và tàu đánh cá của Việt Nam trong vùng biển Việt Nam, liên tục vu khống, đe dọa Việt Nam, Trung Quốc đã bộc lộ rõ dã tâm bành trướng và xâm lược. Không thể loại trừ Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện những bước leo thang mới để gây sức ép với nước ta.
Trong quan hệ kinh tế, nước ta đang nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc. Năm 2013, theo số liệu thống kê của Việt Nam, ta xuất sang Trung Quốc 13 tỷ 320 triệu USD bằng 10% tổng xuất khẩu của nước ta, chủ yếu là nguyên liệu thô như than đá, quặng các loại, mủ cao su, nông lâm thủy hải sản, trong đó có số lượng không ít qua đường tiểu ngạch, không có hợp đồng ký kết trước với điều kiện giao hàng rõ ràng.
Trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc gần 37 tỷ USD bằng gần 30% tổng nhập khẩu của Việt Nam nhưng chỉ bằng 1% xuất khẩu của Trung Quốc.
Những số liệu của Trung Quốc công bố còn cao hơn số liệu của nước ta. Đặc biệt, ngành dệt – may và da – giày của nước ta nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 50% số phụ liệu cần thiết để gia công, chế biến thành các mặt hàng xuất khẩu.
Hãng Samsung xuất khẩu 23,3 tỷ USD điện thoại di động thông minh Galaxy nhưng phải nhập khẩu toàn bộ vi mạch và linh kiện từ Samsung Trung Quốc với tổng giá trị lên đến 21,3 tỷ USD.
Video đang HOT
Trung Quốc cũng nhập khẩu đến gần 80% lượng cao su và 40% gạo xuất khẩu của nước ta. 23/24 nhà máy xi măng đang xây dựng do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận tổng thầu, chìa khóa trao tay.
Tương tự như vậy, 90% nhà máy điện chạy than của nước ta do nhà thầu Trung Quốc thực hiện, đưa từ Trung Quốc sang từ cái đinh vít, không cho các nhà máy nước ta cung ứng bất kỳ chi tiết gì.
Vừa qua, Trung Quốc đã rút về nước phần lớn công nhân Trung Quốc từ các công trình họ đảm nhận, để lại các công trình dở dang, chậm tiến độ có vốn đầu tư nhiều tỷ USD.
Trong họa có phúc, trong nguy có cơ, chúng ta cần nhận rõ những mặt yếu kém, hạn chế của chúng ta để tích cực, chủ động có phương án phòng tránh tình huống xấu nhất.
Trước tình hình khẩn trương hiện nay, hơn bao giờ hết, doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động có phương án phòng ngừa và đối phó. Các doanh nghiệp cần có dự trữ gối đầu nguyên vật liệu an toàn để bảo đảm sản xuất trong thời hạn nhất định, khoảng 3 tháng. Đồng thời, cần chủ động tìm đối tác thay thế nếu phía Trung Quốc có biện pháp đình hoãn xuất khẩu.
Về lâu dài, phù hợp với yêu cầu xuất xứ hàng hóa của Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), cần kêu gọi đầu tư, nâng cao mức nội địa hóa của hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
Thực chất, đó là một bước tiến quan trọng từ trạng thái lắp ráp, gia công với hàm lượng nội địa rất thấp sang nấc thang cao hơn với giá trị gia tăng cao hơn, trình độ tay nghề và mức lương cũng cao hơn.
Cần học tập kinh nghiệm của hãng xe máy Honda đã thành công trong việc nâng hàm lượng nội địa hóa lên trên 90%, xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực trong khi các hãng ô tô vẫn chỉ lắp ráp với hàm lượng nội địa hóa chỉ khoảng 12%.
Các cơ quan nhà nước cần điều chỉnh chính sách, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh phát triển công nghiệp và dịch vụ trợ giúp như nhựa, cơ khí, bao bì v.v. Các cơ quan và chính quyền địa phương ở biên giới cần vận động quần chúng và nỗ lực kiểm soát buôn lậu qua biên giới, đánh trúng vào đầu nậu chứ không chỉ bắt người nghèo chở thuê hàng lậu như hiện nay.
Đây cũng là cơ hội để đẩy mạnh cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, tổ chức tốt hơn công tác phân phối, đưa hàng về tận nông thôn, đến tay người tiêu dùng.
Đây cũng là cơ hội để các cơ quan nhà nước cải cách mạnh mẽ thể chế, giảm rõ rệt chi phí về thời gian và tiền bạc như phí chung chi vận tải, phí bốc xếp ở bến cảng, lót tay cho hải quan, thuế mà doanh nghiệp đã thẳng thắn báo cáo trong cuộc gặp với Thủ tướng trong tháng trước.
Về lâu dài, chúng ta chân thành hy vọng sẽ xây dựng quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và giảm bớt sự phụ thuộc hoàn toàn bất lợi và bất đối xứng vào Trung Quốc.
Làm được như vậy là biến họa thành phúc, biến nguy thành cơ hội và nước ta sẽ mạnh lên.
heo Tiền phong
Trung Quốc vô lối vu cáo Việt Nam trước Liên Hiệp Quốc
Trung Quốc gửi các tài liệu liên quan đến vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 đến Liên Hiệp Quốc nhằm vu cáo Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.
Phó đại sứ Trung Quốc Wang Min vừa gửi văn bản về hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 (HD 981) tại Biển Đông tới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon vào ngày 9/6, với luận điệu xuyên tạc, cáo buộc Việt Nam xâm phạm chủ quyền và gây ảnh hưởng bất hợp pháp với hoạt động khoan thăm dò của công ty Trung Quốc và đề nghị chuyển các giấy tờ này đến 193 thành viên khác của LHQ.
Trước đó, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Không những thế, Trung Quốc còn gửi nhiều tàu máy bay bảo vệ, bao gồm cả tàu quân sự tới khu vực giàn khoan HD 981. Các tàu Trung Quốc đã có hành vi hung hăng cố ý đâm vào tàu chấp pháp Việt Nam tới thi hành công vụ.
Giàn khoan HD 981 đang hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Tuy nhiên, trong văn bản gửi lên Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc vẫn "già mồm" cáo buộc Việt Nam làm gián đoạn bất hợt pháp hoạt động khoan thăm dò của nước này bằng cách gửi tàu vũ trang tới khu vực giàn khoan HD 981 cũng như chủ động đâm tàu Trung Quốc. Đây hoàn toàn là luận điệu xuyên tạc của Trung Quốc.
Phát biểu tại cuộc họp báo quốc tế về Biển Đông tại Hà Nội ngày 5/6, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Trần Duy Hải cho biết Trung Quốc không hề có bằng chứng, hình ảnh nào cho thấy tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc, trong khi Việt Nam có những bằng chứng rõ ràng về việc tàu Trung Quốc cố tình đâm, phun vòi rồng vào tàu chấp pháp Việt Nam.
Ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam tại cuộc Họp báo Quốc tế ngày 5/6/2014 cũng cho biết, Trung Quốc thường sử dụng 30-137 tàu để bảo vệ giàn khoan HD 981, trong đó có 6 loại tàu chiến bao gồm Khu trục tên lửa (số hiệu 169,170); Hộ vệ tên lửa (số hiệu 523,534,571, 572); Tên lửa tấn công nhanh (số hiệu 752,753); Tuần tiễu săn ngầm (số hiệu 787,789); Quét mìn (số hiệu 839,840,842,843); Vận tải đổ bộ (số hiệu 989,998,999). Trong khi đó, lực lượng tàu thực hiện nhiệm vụ của Việt Nam vẫn kiên trì tiếp cận, sử dụng loa tuyên truyền yêu cầu giàn khoan và các lực lượng bảo vệ của Trung Quốc rời khỏi vùng biển Việt Nam. Các tàu chấp pháp Việt Nam bao gồm lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư đã kiềm chế nhưng kiên quyết, kiên trì, thực hiện nghiêm đối sách, chủ động cơ động, vòng tránh trước hành động khiêu khích đâm va của các tàu Trung Quốc.
Theo Kiến thức
Trung Quốc không phủ nhận kế hoạch bê tông hóa Trường Sa Cùng trong ngày 9/6, cả Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Philippines đều tổ chức họp báo và đề cập tới vấn đề Trường Sa. Trong khi Bắc Kinh không phủ nhận kế hoạch xây dựng tại đây thì Manila đã phản kích tuyên bố từ Trung Quốc những ngày qua rằng đây không phải chuyện của Philippines. Ảnh do Bộ Ngoại giao...