Biến hàng ngàn bút chì màu thành nội thất trang trí nhà “có một không hai”
Yêu thích bút chì màu từ bé, nghệ sĩ, doanh nhân Lê Xuân Hưởng (Hà Nội) đã đi nhiều nơi, học hỏi kinh nghiệm để tạo tác ra những sản phẩm trang trí nhà cửa từ những cây bút chì màu.
Thời gian gần đây, nhiều người yêu nghệ thuật và những sản phẩm sáng tạo đã không khỏi trầm trồ trước những sản phẩm độc đáo được làm từ cây bút chì màu của nghệ sĩ, doanh nhân Lê Xuân Hưởng.
Anh Hưởng tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp nhưng lại bén duyên với ngành du lịch, rồi trở thành ông chủ 1 phòng tranh có tiếng ở Hà Nội. Có cơ hội được đi nhiều nơi, khám phá văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới, anh luôn ấp ủ một ước mơ sẽ làm điều gì đó ghi dấu ấn từ kiến thức được học về ngành thiết kế mỹ thuật ứng dụng.
Sau lần tình cờ nhìn thấy chiếc bình hoa rất đẹp, độc lạ được làm bằng những cây bút chì màu, anh liền nhớ đến hộp bút chì màu được bố mua tặng khi còn trẻ con và liền bắt tay nghiền ngẫm cách làm.
“Từ bé tôi đã rất yêu bút chì màu, hộp bút chì 36 màu là mơ ước của rất nhiều trẻ nhỏ ở vùng quê chúng tôi ngày xưa. Tôi may mắn được bố mua tặng 1 hộp bút chì màu trong chuyến đi công tác. Từ đó, nó khơi gợi cho tôi cảm hứng về vẽ, đó cũng là lý do tôi chọn học mỹ thuật ứng dụng”, anh Hưởng chia sẻ.
Nghệ sĩ, doanh nhân Lê Xuân Hưởng tạo tác những đồ vật dùng để trang trí nhà cửa từ bút chì màu đã được hơn 4 năm.
Anh bắt đầu tìm hiểu, tập làm nên những chiếc bình hoa nhỏ chỉ từ vài trăm chiếc bút chì màu ghép lại, dần dần anh sáng tạo ra cả chiếc bàn lớn từ hàng ngàn, thậm chí chục ngàn chiếc bút chì màu.
Kiến thức về mỹ thuật được anh ứng dụng để “thổi hồn” vào những chiếc bút chì, tạo nên những sản phẩm mang màu sắc riêng. Chiếc bàn đầu tiên được hoàn thành, anh mang ra phòng tranh của mình ở Văn Miếu (Đống Đa, Hà Nội) để trưng bày, chỉ sau 2 tiếng đã có 1 đôi vợ chồng người Úc rất thích ý tưởng sáng tạo này và đã mua luôn chiếc bàn đó.
“Khi làm xong chiếc bàn đó, tôi còn chưa nghĩ được cái chân cho nó, tôi chỉ đặt tạm lên một cái chân sắt đơn giản. Nhưng không ngờ được vợ chồng du khách đón nhận, họ nói rất vui khi biết đây chính là chiếc bàn đầu tiên tôi làm ra từ bút chì màu. Hiện giờ, chiếc bàn đang ở đâu đó trong thành phố Sydney (Úc)”, anh Hưởng chia sẻ.
Từ những chiếc bàn trà, bàn ăn bằng bút chì màu
Đến những sản phẩm trang trí nội thất nhỏ xinh, tinh tế.
Chiếc bình hoa được làm từ hàng trăm chiếc bút chì màu.
Video đang HOT
Sau khi bỏ đi rất nhiều bút chì vì làm sai, không đúng quy trình, anh đã về Thạch Thất (Hà Nội) để mở xưởng sản xuất, anh ở xưởng nhiều tháng trời để sản xuất thử nghiệm các sản phẩm khác nhau và đúc rút ra cho mình bí quyết riêng. Rất nhiều sản phẩm của anh đã được xuất khẩu sang các nước trên thế giới.
Anh cho biết thêm, bút chì là 1 chất liệu rất khó, cây bút chì dễ gãy, bên trong có lõi chì nên nếu không xử lý khéo léo sẽ bị nhòe màu.
Bút chì màu có nhiều hình dạng như: Lục giác, tam giác, hình tròn với nhiều kích cỡ khác nhau, nên được biến hóa thành rất nhiều mẫu mã đa dạng, mỗi cách xếp sẽ cho ra những tác phẩm khác nhau.
Những cây bút chì màu mua về sẽ được buộc lại thành từng bó nhỏ, cắt làm 3 – 4 đoạn có chiều dài khác nhau, tùy vào kích thước của đồ vật mà mình muốn. Sau đó, người thợ sẽ dựa vào những mẫu do anh thiết kế để xếp bút chì màu vào khuôn. Thời gian xếp cũng tùy vào loại sản phẩm, sau đó anh đổ keo lên, để khoảng 1 đêm để khối keo đông cứng lại.
Công đoạn đổ keo lên bút chì phải được thực hiện rất cẩn thận, tỉ mỉ, bởi nếu đổ không đúng, bút chì sẽ nổi lên, hoặc tạo ra bong bóng, bọt. Tiếp đến là công đoạn bào, làm nhẵn bề mặt, rồi phủ sơn bề mặt để làm bóng sản phẩm.
Anh Hưởng chia sẻ, bản thân may mắn vì có những cộng sự tiếp thu ý tưởng của anh rất nhanh và sáng tạo: “Nếu thiếu đi những người thợ thủ công tuyệt vời đó thì tôi không thể tạo ra nhiều sản phẩm độc lạ thế này”.
Những sản phẩm từ bút chì màu của anh Hưởng rất đa dạng về mẫu mã, từ những chiếc bàn trà, bàn ăn đến những bình hoa, chân nến, hũ đựng trang sức, loại quả… theo nhiều kích thước khác nhau.
Tùy theo nhu cầu của thị trường mà anh sẽ lựa chọn các chủ đề, họa tiết, nhưng hầu hết là những thứ gần gũi với cuộc sống.
Để thuyết phục khách hàng lựa chọn những món đồ sáng tạo này, trước đó anh đã phải thuyết phục người thân của mình và chứng minh cho mọi người thấy đây là cơ hội để anh phát triển, tạo ra thu nhập, giúp mọi người có thêm những lựa chọn để trang trí không gian nhà cửa, phòng làm việc.
“Tôi rất may mắn khi sản phẩm đầu tiên bán được ngay sau khi làm ra, nó đã giúp tôi có động lực và niềm tin rất lớn, khẳng định sản phẩm của mình có giá trị chứ không phải thú chơi để thỏa mãn sở thích cá nhân”, người nghệ sĩ, doanh nhân đa tài nói.
Chiếc bàn được làm từ hơn 10.000 chiếc bút chì màu, được hoàn thiện trong 1 tháng, riêng công đoạn xếp bút chì đã mất 15 ngày. Đây cũng là sản phẩm kỳ công và giá trị nhất của anh.
Chiếc bàn với họa tiết được lấy cảm hứng từ cúc họa mi.
Những quả táo có thể chứa đồ trang sức.
Trong thời gian tới, anh Hưởng ấp ủ dự định sẽ làm những món đồ trang trí từ gỗ vụn bỏ đi để hạn chế rác thải ra môi trường.
Cắm bình hoa từ vỏ hạt sau Tết, người phụ nữ khiến tất cả thán phục vì "khó thế cũng nghĩ ra được"
Bình hoa của người phụ nữ này khiến dân tình khen ngợi không ngớt trước sự khéo tay và vô cùng sáng tạo.
Những ngày Tết, chị em phụ nữ thường phải quét dọn luôn tay vì vỏ rác, các loại hạt... vương vãi khắp nhà.
Nhà nào cũng có các loại hạt dưa, hạt dẻ.... nhưng chắc hẳn ngoài cảm thấy phiền toái vì phải thu dọn vỏ hạt suốt cả ngày, không phải ai cũng nghĩ đến việc tái sử dụng chúng để tạo hình và trang trí nhà cửa.
Do đó, chị Anh Nguyễn, đến từ Hà Nội đã khiến dân mạng bất ngờ khi đăng ảnh bình hoa đặc biệt của mình lên mạng xã hội.
Cành hoa nhỏ xinh được chủ nhân sáng tạo từ nguyên liệu ít ai nghĩ đến
Cành hoa được cắm trong vỏ chai rượu, tuy giản đơn nhưng trông vô cùng nghệ thuật. Thoạt nhìn, nhiều người thậm chí còn lầm tưởng đây là một cành hoa trang trí độc đáo được chị Anh Nguyễn đặt mua.
Cho đến khi ngắm nhìn kỹ hơn, tất cả mới trầm trồ khi biết mỗi bông hoa đều do chính chủ nhà tự tay chế tác từ nguyên liệu tưởng chừng đã bỏ đi, không còn tác dụng.
Chị Anh Nguyễn chia sẻ: "Các loại vỏ hạt, quả ngày Tết mà không dùng đến thì anh/chị làm gì? Nhà mình nghiền ăn hạt dẻ cười nên có cơ man là vỏ hạt, Tết nhất dịch dã nên mình rảnh tay mần mò làm vài bông hoa gắn lên cành đào khô. Nhìn cũng nghệ ra trò đấy chứ!"
Chị Anh Nguyễn làm những bông hoa xin xắn chỉ bằng vỏ hạt dẻ và keo nến
Hóa ra, chỉ bằng vài bước đơn giản, những chiếc vỏ hạt dẻ cười bình thường đã được chị Anh Nguyễn "hô biến" thành bông hoa màu trắng ngà, tuyệt đẹp và tinh xảo.
Sau đó, chị đem gắn những bông hoa tự tay chế tác lên cành đào khô, và có ngay thành phẩm là cành hoa khô vô cùng nghệ thuật.
Chưa kể, chủ nhân bài đăng còn thể hiện sự khéo tay và sáng tạo khi làm thêm một đĩa hoa trang trí từ... quả đu đủ: "Còn quả đu đủ vàng này là quả đu đủ vàng Tết đầu tiên mình mua, mọi năm mua đu đủ ta, nó chín nên ăn được.
Đu đủ vàng thì chưng lên đẹp nhưng không chín, nên mình chẳng biết làm thế nào. Bỏ đi thấy tiếc quá, mình bèn tỉa thành đĩa hoa xinh bày cũng lạ mắt đấy chứ?" Mình nằm trong diện không phải vụng, nhưng đảm thì chưa tới. Nay xin mạn phép chia sẻ tí chút về thành phẩm nhỏ xinh".
Đĩa hoa làm từ... quả đu đủ
Ngay lập tức, sản phẩm này đã nhận được sự quan tâm cực lớn từ các thành viên trong nhóm đăng tải. Ai nấy đều xuýt xoa khen ngợi màn sáng tạo độc đáo của người phụ nữ đến từ Hà Nội.
Hội chị em còn không quên hỏi xin cách bảo quản vỏ hạt để khi kết hoa có thể chưng được lâu, không bị nấm mốc và đề nghị chị Anh Nguyễn quay clip hướng dẫn làm cành hoa khô nghệ thuật từ vỏ hạt dẻ cười.
Chị Anh Nguyễn được ngợi khen ngợi bởi sự khéo tay và sáng tạo
Chủ nhân bài đăng bật mí: "Làm hoa từ vỏ hạt dẻ cười thì dễ lắm, mình dùng keo nến, ghép các mảnh vỏ lại với nhau, khéo tí là thành bông hoa xinh ngay.
Có nhiều bạn hỏi bảo quản thế nào để vỏ giữ được màu trắng ngà như ban đầu, không bị ẩm mốc, thì mình dùng lò nướng hoặc nồi chiên không dầu cũng được, cho vỏ vào sấy 50-60 độ trong thời gian 30 phút.
Nếu thời tiết ẩm thì có thể phun sơn tạo màu, chống mốc. Vỏ các loạt hạt đều có dầu nên không làm thế dễ mốc lắm"
Chị em nô nức khoe cắm tuyết mai chờ Tết, làm gì để loại hoa này tươi lâu sang cả căn nhà? Từ trước Tết vài tuần, chị em đã khoe các bình hoa tuyết mai đẹp, nhưng muốn giữ được qua Tết và nở đẹp thì chỉ nên cắm trước 1 tuần đến 10 ngày. Tuyết mai giá ổn định Vài năm trở lại đây, tuyết mai là loại hoa được nhiều chị em tìm mua nhằm trang trí cho căn nhà thêm đẹp...