Biến góc nhỏ 7 m2 thành căn bếp đẹp mê ly
Góc nhỏ chỉ rộng 7 m2 trong một căn nhà đã được nhà thiết kế người Mỹ Kim Lewis biến hóa thành căn bếp đẹp, hiện đại.
Góc nhỏ chỉ rộng 7 m2 này được nhà thiết kế Kim Lewis biến hóa thành căn bếp đẹp, hiện đại nhờ những ý tưởng thông minh. Ấn tượng nhất trong số đó là hệ kệ để đồ lộ thiên. Ngoài ra, nhà thiết kế còn thận trọng trong việc chọn lựa từ màu sắc tới loại bồn rửa. Tất cả tạo nên sự hài hòa đáng kinh ngạc.
Dưới đây là những chiến lược giúp Kim Lewis biến hóa thành công một căn bếp siêu nhỏ.
Màu sắc
Với căn bếp chỉ rộng 7 m2 này, nhà thiết kế đã thận trọng trong việc chọn lựa từ màu sắc tới loại bồn rửa. Tất cả tạo nên sự hài hòa đáng kinh ngạc.
Lewis nói: “Bảng màu xanh dịu nhẹ của tủ bếp đã giúp phóng to không gian cho căn bếp này. Nhờ vậy nó cũng có vẻ rộng mở như ở ngoài trời”. Những chiếc tủ màu xanh cùng bàn đảo và những bức tường trắng như mây tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo. “Đó là một màu xanh lá cây dịu nhẹ, là một màu trung tính có thể kết hợp với bất cứ thứ gì”.
Bồn rửa
Theo lý giải của nhà thiết kế: “Căn bếp này không được trang bị máy rửa bát vì vậy bồn rửa phải có khả năng chứa được rất nhiều xoong nồi lớn”.
Mặc dù diện tích khá khiêm tốn nhưng Lewis đã quyết định lắp đặt một bồn rửa bằng chất liệu gang dẻo phong cách farmhouse của thương hiệu Kohler. Lewis nói: “Căn bếp này không được trang bị máy rửa bát vì vậy bồn rửa phải có khả năng chứa được rất nhiều xoong nồi lớn”.
Video đang HOT
Đi kèm với bồn rửa cỡ lớn này là vòi nước cũng tới từ hãng Kohler có màu đen mờ kiểu dáng đẹp, tạo nên một điểm nhấn mới mẻ, hiện đại.
Hệ thống kệ
Thiết kế bộ kệ lộ thiên giúp tổng thể quầy lưu trữ đồ không bị lộn xộn, lại vẫn giữ được tầm nhìn ra bên ngoài cửa sổ.
Thiết kế hệ kệ lộ thiên trên tường có giá đỡ bằng ống đồng có móc để treo cốc và dụng cụ nấu nướng giúp tổng thể quầy lưu trữ đồ không bị lộn xộn. Lewis đã chọn vật liệu cho bộ kệ này bằng đồng hoàn toàn từ thương hiệu Schoolhouse Electric & Supply để phù hợp với các giá đỡ bằng đường ống.
Lewis đã chọn vật liệu cho bộ kệ này bằng đồng hoàn toàn từ thương hiệu Schoolhouse Electric & Supply để phù hợp với các giá đỡ bằng đường ống.
Với thiết kế tối giản kể trên, các kệ hoàn toàn mở, tạo ra tầm nhìn qua cửa sổ. Điều này vừa đáp ứng nhu cầu lưu trữ đồ đạc vừa không làm mất tầm nhìn. Lewis nói: “Ánh sáng mặt trời phản chiếu từ các đồ thủy tinh thực sự rất tuyệt đẹp”.
Căn bếp 6m2 tại Nhật của cô gái Việt nhận nghìn like từ hội chị em, đi 3 bước là hết nhưng ghi điểm vì gọn gàng vô cùng
Chủ nhân căn bếp còn chia sẻ một số tips giúp tiết kiệm diện tích cho những gian bếp nhỏ.
Căn bếp nhỏ chỉ rộng 6m2 của Quỳnh Anh (31 tuổi, hiện sống tại Nhật Bản) nhận được nhiều sự quan tâm từ hội chị em. Ai nấy đều khen căn bếp tuy nhỏ nhắn nhưng vô cùng xinh xắn, ngăn nắp. Quỳnh Anh chia sẻ tiêu chí khi decor lại căn bếp trong ngôi nhà thuê tại Nhật này là dễ sử dụng, gọn gàng, cần dùng gì có thể lấy ra ngay, đặc biệt nhìn vào bếp cũng thấy sự ấm áp, tinh thần vui vẻ.
Do là nhà thuê nên cô không tốn quá nhiều chi phí cho việc thiết kế căn bếp mà chỉ mua thêm một số đồ decor. Giỏ, hộp đựng, cô tìm mua ở các cửa hàng 100 yên, IKEA, Nitori tại Nhật. Tổng chi phí mua sắm chỉ tầm 2 triệu tiền Việt.
Dưới ảnh là chiếc tủ lạnh cũ được Quỳnh Anh dán lại. Cô cho biết do tủ cũ nhìn xấu nên quyết định "thay áo mới" cho "em nó" nhưng khi đi mua giấy dán lại hết hàng nên dán chắp vá tạm. Đây cũng chưa phải màu sắc cô thực sự ưng ý nên dự định khi có điều kiện sẽ đổi tủ lạnh mới.
Quỳnh Anh cho rằng để sắp xếp được căn bếp gọn gàng và thuận mắt nhất, bạn phải hiểu thói quen nấu ăn cũng như nhu cầu hàng ngày của chính mình. Cô đặt các loại đồ bếp ở các vị trí tuỳ theo mức độ sử dụng sao cho dễ lấy nhất. Ví dụ, đặt gia vị nấu ăn gần bếp, dùng các loại móc treo để treo muôi, vá. Nhờ đó, khi nấu ăn, cô rất tiện tay.
Một trong những tips tiết kiệm diện tích căn bếp của Quỳnh Anh chính là mua những loại đồ gia dụng đa năng. Do bếp nhỏ, cô hay đầu tư vào các món đồ đa chức năng, độ bền cao như nồi áp suất, lò vi sóng kèm nướng, máy nhào bột kèm chức năng xay...
Quỳnh Anh đánh giá cao chiếc xe đẩy gỗ này. Không chỉ để được nhiều đồ mà còn siêu bền, cô đã sử dụng nó được hơn chục năm.
Trong các ngăn kéo, đồ đạc cũng được lau chùi, rửa sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng.
Đây là góc nấu cơm, đun nước của Quỳnh Anh. Khi nấu cơm để tránh hấp hơi lên nóc tủ, cô sẽ kéo hộc tủ này ra.
Nếu đang gặp vấn đề trong việc sắp đồ đạc trong căn bếp nhỏ, bạn có thể tham khảo những tips được tổng hợp từ ý kiến của Quỳnh Anh:
Quỳnh Anh luôn cảm thấy giàu năng lượng và sức sáng tạo khi đứng trong căn bếp. Cô nói: "Với căn bếp này, thứ mình tạo ra không phải chỉ là món ăn mà là nơi tìm thấy sự thanh thản và sự gắn kết của gia đình" .
Ảnh: FB Rùa Mập
Bị ám ảnh với đồ bị trầy xước, nữ giảng viên tự thiết kế căn bếp với hệ thống tủ "giấu kín" độc đáo Chủ nhân căn bếp muốn giấu kín dụng cụ bếp nhưng vẫn đảm bảo dễ dàng lấy ra khi cần dùng đến. Căn bếp của chị Nguyễn Thị Điệp (họa sĩ, giảng viên bộ môn nghệ thuật tại trường Đại học Hoa Sen, TP.HCM) nhận được nhiều sự quan tâm của chị em vì siêu gọn gàng, ngăn nắp. Chị chia sẻ: "Do...