Biển Đông: “Việt Nam sở hữu vũ khí rất mạnh, đủ năng lực “chống tiếp cận”
Từ vị trí địa lý, năng lực quân sự và khả năng tiến hành những phương pháp ngoại giao độc đáo, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên Biển Đông có đủ khả năng kiềm chế và ngăn chặn đáng kể những hành động “cưỡng bức chủ quyền” ngang ngược, bất chất luật pháp quốc tế ở Biển Đông, National Interest nhận định.
Tên lửa phòng thủ bờ biền Bastion-P của Quân đội Việt Nam
Đây là điều không thể tránh khỏi khi các quốc gia trên vùng Biển Đông có những tranh chấp chồng lấn với Trung Quốc đã phản ứng cứng rắn. Tuy nhiên, lần này câu chuyện sẽ không đề cập đến vấn đề đấu tranh pháp lý hoặc khiến cho đối thủ &’mất mặt” theo cách truyền thông phương Tây ưa thích mà là vấn đề các quốc gia này tăng cường năng lực quân sự của chính mình.
Trong thời gian qua, truyền thông phương Tây đưa nhiều thông tin đồn đoán rằng Việt Nam “đã kín đáo tăng cường sức mạnh quân sự trên vùng Biển Đông với các hệ thống tên lửa như BrahMosh, Yakhont, những hệ thống tên lửa hành trình với tốc độ siêu âm có khả năng tấn công các căn cứ quân sự, đường băng của Trung Quốc và khống chế các tuyến đường thương mại quan trọng trên tuyến đường vận tải thương mại quan trọng nhất thế giới này.
Một số nguồn thông tin cho rằng Việt Nam đã có đủ năng lực triển khai các loại vũ khí quan trọng đến những khu vực tác chiến then chốt nhất trên Biển Đông. Từ những vị trí này, hải quân Việt Nam có thể nhanh chóng phát huy sức mạnh vũ khí hiện đại phong tỏa các tuyến đường thương mại dọc theo bờ biển và hải đảo của quốc gia mình.
Những loại vũ khí mà Việt Nam đã triển khai cũng là một thông điệp cứng rắn. Điều đáng chú ý là các loại vũ khí không phải là các tên lửa SCUD – -A/B có tuổi đời từ 20 năm trước, mà là các hệ thống tên lửa hành trình phòng thủ bờ biển đáng sợ như Bastion, Club-S từ Nga, Extra từ Israel, KTC – 15 (Kh – 35) phiên bản Việt Nam và BrahMos từ Ấn Độ – những hệ thống tên lửa phòng thủ biển đảo có năng lực tác chiến rất mạnh phong tỏa các vùng nước có ý nghĩa quan trọng trên Biển Đông. Một phương pháp tuyệt vời để ngăn chặn các cuộc tấn công xâm lược biển đảo.
Sự đáp trả các hành động ngang ngược của Trung Quốc?
Điều gi là nguyên nhân của tất cả những động thái này? Câu hỏi có thể đơn giản hơn: Điều gì khiến Hà Nội phải xem xét rất kỹ các hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông và cân nhắc quá lâu các phản ứng đáp trả? Trong khi có rất nhiều các tình huống có thể đổ lỗi để giải thích cho những động thái tương tự trong những tranh chấp trên Biển Đông và những động thái của Trung Quốc trong những năm gần đây cho thấy Bắc Kinh rõ ràng là một bên khiêu khích
Bắc Kinh đã đưa ra tuyên bố về “đường chín đoạn”, đòi hỏi một cách phi pháp cái gọi là “chủ quyền lịch sử’ với những gì nằm trong vùng nước ước lệ phi chính thức đó, chiếm hầu hết diện tích Biển Đông, đẩy cấp độ căng thẳng của những tranh chấp trên Biển Đông lên đến nguy cơ cận kề chiến tranh khi Trung Quốc bằng mọi cách cố gắng hiện thực hóa những tuyên bố của mình.
Trung Quốc đã có những hành động mang tính khiêu khích rõ ràng như: sử dụng tàu vỏ trắng quấy rối các tàu đánh cá từ các quốc gia đối thủ trong tranh chấp, , sử dụng “lực lượng dân quân biển” hùng hậu với ưu thế vượt trội về số đông để duy trì quyền thống trị của mình trên biển, nhiều lần đưa giàn khoan dầu trong nhiều năm vào vùng biển EEZ của Việt Nam, bồi đắp những đảo nhân tạo mới với mục đích rõ ràng là phục vụ cho việc triển khai các lực lượng nhằm quân sự hóa Biển Đông, chỉ có Trung Quốc là quốc gia duy nhất đang tìm mọi cách để thay đổi nguyên trạng Biển Đông.
Việc Nam đủ sức mạnh để đáp trả hành động gây hấn
Trong tất cả các quốc gia trên Biển Đông, có vị thế thuận lợi đẩy lùi và ngăn chặn nguy cơ “cưỡng bức chủ quyền” của Bắc Kinh, duy nhất Việt Nam có khả năng và khả năng có những phương pháp ngoại giao độc đáo, National Interest nhận xét.
Video đang HOT
Hà Nội đã trang bị 5 tàu ngầm điện-diesel tiên tiến nhất trên thế giới và đang đợi nhận tiếp chiếc thứ 6 từ Nga. Việt Nam cũng sở hữu những máy bay tiêm kích chiến ưu thế trên không tiên tiến nhất mua của Nga.
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion của Việt Nam, xuất hiện trên trang mạng xã hội
Việt Nam theo đánh giá bởi các bình luận viên quân sự cho rằng vẫn đang trong giai đoạn phát triển sức mạnh và có năng lực quân sự thấp hơn so với PLA, nhưng đã và đang sở hữu hàng loạt các loại vũ khí, trang thiết bị hiện đại có thể kiềm chế, ngăn chặn những hành động cực đoan trên Biển Đông. Một số nhà phân tích còn cho rằng Hà Nội thậm chí có thể thực hiện chiến lược chống xâm nhập/ngăn chặn tiếp cận (A2/AD ) của riêng mình trên vùng nước Biển Đông, đe dọa chính chiến lược thống trị khu vực của nước láng giềng khổng lồ.
Tuy nhiên National Interest ghi nhận, ngoài phát triển quân đội và và những hoạt động hợp tác phát triển kinh tế , cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc trên phương diện chính trị quốc tế vẫn là các nước XHCN, các cuộc trao đổi, đàm phán và thảo luận song phương giữa hai đảng cầm quyền vẫn diễn ra. Hà Nội và Bắc Kinh có khả năng thảo luận về những thách thức trên Biển Đông trong khuôn khổ các cuộc trao đổi kín. Lãnh đạo hai bên có thể trình bày các quan điểm một cách thẳng thắn hơn.
Việt Nam có thể tận dụng các mối quan hệ thượng đỉnh giữa hai quốc gia, thảo luận với các đồng nghiệp Trung Quốc để tìm kiếm một sự đồng thuận cho một giải pháp giải quyết hòa bình cụ thể về Biển Đông – hoặc ít nhất có thể đưa ra những ý kiến thẳng thắn về sự bất bình mà không tạo ra một sự cố ngoại giao.
Trung Quốc kích hoạt chạy đua vũ trang trên Biển Đông
Tồn tại một nguy cơ mà hầu hết nhà khoa học chính trị, kể cả những người không có kinh nghiệm có thể nhận ra ngay – sự tiến thoái lưỡng nan trong chính sách an ninh đối nội và đối ngoại có thể đẩy cuộc chạy đua vũ trang lên một vòng xoáy mới.
Trong khi tiến trình nâng cao sức mạnh quân sự và khả năng phòng thủ của Việt Nam chỉ là một phản ứng tự nhiên và thông thường. Sử dụng lợi thế từ các đảo nhân tạo đã bồi đắp và xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự, có thể tập trung binh lực lớn hơn gấp nhiều lần của Trung Quốc. Bắc Kinh rất có khả năng sẽ cáo buộc các hành động của Việt Nam – được Phương Tây công bố rất mơ hồ – là nguyên nhân phải tiến hành các hoạt động mở rộng quân sự, trong đó có thể tăng cường sức mạnh quân sự trên Biền Đông nhằm đạt ưu thế vượt trội về số lượng và vũ khí trang bị hiện đại.
Nguy cơ gia tăng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông rất rõ ràng, trong những bức không ảnh gần đấy, thấy rõ trên đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp có những tuyến đường quân sự lớn, các nhà chứa máy bay hiện đại hoàn thiện và đường băng hiện đại. Cơ sở hạ tầng quân sự này có khả năng lưu giữ bất cứ loại máy bay nào với một số lượng lớn trong biên chế của quân đội Trung Quốc.
Bắc Kinh có thể ra quyết định triển khai một số loại máy bay chiến đấu nguy hiểm nhất của PLA vô thời hạn tại đây. Một trong những điều cần chú ý, bộ Ngoại giao quốc gia này từng phát biểu: Trung Quốc ra quyết định hay không việc tuyên bố vùng Nhận dạng phòng không – ADIZ trên Biển Đông, phụ thuộc hoàn toàn vào những gì mà Bắc Kinh thấy được trong bức tranh tổng thể an ninh của đại lục trong khu vực.
Sự phát triển sức mạnh quân sự Việt Nam hướng tới mục đích bảo vệ chủ quyền Biển Đảo, liệu Trung Quốc có thể tiến hành các biện pháp làm gia tăng căng thẳng biên “miệng hố chiến tranh”? Nhưng thời gian khả thi để tuyên bố vùng Nhận dạng phòng không ADIZ vào giữa tháng 9, trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Theo Viettimes
Những chiếc xe huyền thoại trong lịch sử quân đội Việt Nam
Những chiếc xe siêu bền, siêu độc - những chiếc xe anh hùng này đã góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta.
Gaz 63, Zil 157, CA10, xe dò mìn BTR-40,... Đó là những cái tên nghe có vẻ xa lạ với những con người hiện tại, nhưng trong quá khứ, trong hai cuộc kháng chiến, đây lại là những chiếc xe đóng vai trò quan trọng làm nhiệm vụ hậu cần, cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết cho tiền tuyến.
Những chiếc xe đặc biệt này hiện đang được bảo quản tại Bảo tàng Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam.
Hãy cùng chiêm ngưỡng những chiếc xe đặc biệt này tại Bảo tàng Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam.
1. Xe "Quốc tế" - Chiếc xe của sự sáng tạo
Xe ôtô vận tải quân sự mang tên "Quốc tế" do Tổ sửa chữa xe thuộc phái đoàn Mậu dịch thống nhất quốc phòng lắp ráp và đặt tên vào cuối năm 1949. Động cơ của chiếc xe "hợp chủng" này là động cơ 6 xi-lanh của hãng Renault (Pháp). Buồng lái, hộp số, sát-xi, cầu xe lấy từ hãng xe Ford (Mỹ).
Chiếc xe này đã vinh dự đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh lên Chiến dịch Biên giới và đón đồng chí Lê Ô Phighe lúc đó là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp thăm Việt Nam tại căn cứ địa Việt Bắc năm 1950.
2. Xe Gaz 63 - Sức mạnh từ Liên Xô
Đây là chiếc xe do Liên Xô chế tạo và viện trợ cho Việt Nam. Chiếc xe gắn liền với thành tích của anh hùng Lộc Văn Trọng, Tiểu Đội trưởng ôtô vận tải quân sự lái.
Trong thời gian vận chuyển hàng quân sự từ Chiến dịch Biên giới đến Chiến dịch Điện Biên Phủ, người anh hùng này đã cùng chiếc xe, khắc phục khó khăn, vượt đèo, lội suối, bảo đảm vận chuyển trên 30.000km an toàn.
Xe có nhiệm vụ chuyên chở vũ khí, lương thực, thực phẩm lên Chiến dịch Điện Biên Phủ.
3. Xe Zil 157 - Độc đáo trong ngụy trang
Xe do Liên Xô chế tạo, xe có nhiệm vụ chuyên chở quân trang, quân dụng, vũ khí,... trên tuyến đường Hồ Chí Minh phục vụ cho kháng chiến chống Mỹ.
Trong quá trình chuyên chở, các chiến sỹ đã sáng tạo làm thêm giá đỡ bằng tre, nứa nhằm ngụy trang tránh bom, đạn của kẻ thù.
4. Zil 157 - Vượt 65 nghìn km dưới bom đạn
Xe do anh hùng Phan Văn Qúy lái, xe thuộc Đại đội 7, Tiểu đoàn 76, Trung đoàn 11, Sư đoàn 571, Bộ Tư lệnh 559.
Từ tháng 8/1972 đến tháng 4/1975, chiếc xe đã cùng anh Phan Văn Quý vận chuyển vũ khí và lương thực qua các trọng điểm địch đánh phá ác liệt.
Trong kháng chiến chống Mỹ, xe đã chạy được 65 nghìn km và tiết kiệm được 6.680 lít xăng.
5. CA10 - Chiếc xe vận tải đầu tiên vào Dinh Độc lập
Xe ôtô vận tải CA 10 do Trung Quốc chế tạo. Đây là chiếc xe do đồng chí Lê Quang Lựa, Tiểu Đội trưởng lái xe thuộc Đại đội 5, Tiểu đoàn 964, Trung đoàn 512, Sư đoàn ôtô vận tải 571, Bộ Tư lệnh Trường Sơn điều khiển.
Xe có nhiệm vụ vận chuyển vật chất hậu cần trên đường Trường Sơn, tham gia Chiến dịch Đường 9 Nam Lào, Chiến dịch Quảng Trị.
Đặc biệt, trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã cơ động lực lượng trinh sát và đặc công cùng đội hình xe tăng thuộc Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 thần tốc đánh chiếm Dinh Độc lập lúc 11h30 ngày 30/04/1975. Đây cũng là chiếc ôtô vận tải đầu tiên tiến vào Dinh Độc lập.
Theo Vietnamnet
Nhật nâng cấp lá chắn tên lửa đối phó Triều Tiên Nhật nâng cấp hệ thống tên lửa phòng thủ Patroit PAC-3 đối phó với tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan của Triều Tiên. Nhật sẽ tiến hành nâng cấp hệ thống tên lửa phòng thủ Patroit PAC-3 và dự kiến sẽ hoàn thành đúng dịp Nhật đăng cai Thế vận hội Olympic 2020, hãng tin Reuters (Mỹ) dẫn thông tin từ bốn...