Biển Đông: Tuyên bố nực cười của Trung Quốc lúc nửa đêm 4/5
Tuyên bố “không bao giờ tiến hành các hành động có thể làm phức tạp hoá và làm xấu đi các tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định của khu vực” quả thực không ai có thể tin nổi.
Cáo buộc Philippines để trả đũa
Trung Quốc đã lên tiếng tố cáo Philippines vi phạm ở Biển Đông
Tờ The South China Morning Post ở Hồng Kông ngày 5/5/2015 đưa tin cho biết “Trung Quốc đã lên tiếng tố cáo Philippines vi phạm bộ quy tắc ứng xử không chính thức 13 năm tại Biển Đông thông qua việc xây dựng các công trình trên các đảo tranh chấp”.
Tuyên bố trên được Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra ngay sau khi chính quyền Philippines lên tiếng cáo buộc và chỉ trích Trung Quốc vì các hoạt động cải tạo, san ủi đất quy mô lớn trên nhiều bãi cạn và đảo đá ở khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam -PV).
Trong tuyên bố được phát đi vào gần nửa đêm ngày hôm qua 4/5, Bộ Ngoại giao TQ lên tiếng thúc giục Philippines dừng “khiêu khích và hiểm ác”, đồng thời ngang nhiên tuyên bố rằng Malina “đã chiếm đóng bất hợp pháp các hòn đảo của Trung Quốc ở Biển Đông”.
Trung Quốc không có chủ quyền đối với bất cứ hòn đảo nào trên Biển Đông, cực Nam của Trung Quốc kết thúc ở đảo Hải Nam – PV.
“Philippines đã tiến hành xây dựng trên quy mô lớn các dự án dân sự và quân sự, trong đó có sân bay, hải cảng và doanh trại trên các hòn đảo trong nhiều năm” – Bộ Ngoại giao TQ buộc tội chính quyền Manila.
Video đang HOT
Nực cười hơn cả là bình luận sau đó của Bộ Ngoại giao Trung Quốc khi nói rằng: “Trung Quốc không bao giờ tiến hành các hành động có thể làm phức tạp hoá và làm xấu đi các tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định của khu vực”, đồng thời thúc Philippines dừng ngay tất cả các công trình xây dựng và di tản người ra khỏi khu vực.
Tuyên bố “không bao giờ tiến hành các hành động có thể làm phức tạp hoá và làm xấu đi các tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định của khu vực” quả thực không ai trên thế giới này có thể tin nổi ngoại trừ chính những cái đầu tham lam ở Bắc Kinh – PV.
Quên đi sự thật
Họ cố tình quên đi sự thật rằng trong những ngày này năm ngoái, giàn khoan dầu Hải Dương 981 của Trung Quốc cùng đoàn tàu, máy bay quân sự – bán quân sự của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây căng thẳng cao độ giữa Bắc Kinh và Hà Nội, gây mất ổn định và tạo quan ngại cho toàn bộ khu vực.
Tuần trước, Trung Quốc cũng đã lên tiếng cáo buộc vô lý nhằm vào Việt Nam và Philippines, trắng trợn nói Việt Nam và Philippines tiến hành “các việc làm phi pháp” trên Biển Đông sau khi ASEAN có tuyên bố chung nêu quan ngại của toàn khối về hoạt động cải tạo quy mô lớn của TQ trên quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc có tham vọng và công khai ước vọng chiếm đoạt 90% diện tích toàn bộ Biển Đông nơi được cho là có nguồn dầu mỏ và khí đốt với trữ lượng lớn. Đây cũng là khu vực có tuyên bố chủ quyền của Brunei, Malaysia, Philippines, Vietnam và đảo Đài Loan.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Đoàn công tác Việt Nam đến Nepal để hỗ trợ công dân
Ngày 29/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ thông báo, ngay khi sân bay Kathmandu mở cửa, đoàn Công tác đặc biệt của Đại sứ quán do Công sứ Trần Quang Tuyến làm trưởng đoàn đã rời New Dehli và sẽ đến Nepal trong chiều ngày 29/4 để trực tiếp tiến hành các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ công dân Việt Nam đang ở Nepal.
Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ cũng cho biết đang liên lạc chặt chẽ với các đầu mối thông tin hướng dẫn những biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh, an toàn cho các công dân Việt Nam. Cho đến nay, đã xác định thêm nhiều nhóm người Việt Nam an toàn sau trận động đất tại Nepal hôm 25/4 vừa qua, cụ thể:
1. Nhóm 2 người là Trương Bảo Hân, sinh 2/9/1989, hộ chiếu số 250769210 và Phạm Thanh Tùng, sinh 28/6/1987, hộ chiếu số 250696241 đi du lịch Lumbini đã về tới Kathmandu.
2. Nhóm 6 người gồm Nguyễn Huệ Phương, Phạm Hồng Yến, Đỗ Như Huệ, Huỳnh Thị Minh Trang, Trung Liên Cương và Vũ Thị Quỳnh Như đã an toàn, đang ở khách sạn.
3. Nhóm 11 người gồm: Trần Mai Trâm, Nguyễn Thế Nghĩa, Trần Hoàn Anh, Đinh Ngọc Tiêu Phụng, Hồ Thị Kim Nga, Trần thị Hương Giang, Sư thầy Nguyễn Tuấn Anh, Sư thầy Bùi Quốc Anh, Sư cô Nguyễn Thị Thông, Sư cô Hoàng Thị Đoan, Trần Hồng Ngọc hiện đang trú tại Kahhmandu an toàn.
4. Nhóm 4 người của chị Nguyễn Hà Cẩm Tú, sinh 4/11/1980, HC số B6396747 đi du lịch theo tour của Công ty Life Dream Adventure từ 17/4/2015 và Cao Thị Hồng Nhung, Huỳnh Quốc Huy, Đoàn Ngọc Tiến, ngày 28/4 đã ở nơi an toàn.
5. Nhóm của Phan Thu Giang và các bạn đã an toàn.
6. Nhóm 2 người gồm Nguyễn Phương Thanh và Nguyễn Mạnh Linh đi du lịch tại Nepal và nghỉ tại Blue Moutain Homestay, Kathmandu hiện trong tình trạng an toàn.
7. Nhóm của Nguyễn Thị Bích Ly và Hiếu Hà Trung đi du lịch, hiện đang an toàn.
8. Đại sứ quán cũng đã giữ liên lạc chặt chẽ với vợ chồng Nguyễn Thị Thanh Mai, sinh 1979, HC số B8361911 và chồng Phạm Duy Khánh, sinh 1978, sinh sống tại Kathmandu và một gia đình Việt kiều khác đang sinh sống tại đây.
9. Gia đình chị Hviet Knul, người dân tộc ở Đắc Lăk, sang làm ăn bên Nepal đã thông báo an toàn.
10. Nhóm 5 người gồm: Nguyễn Thị Minh Châu, sinh 22/10/1979, hộ chiếu số B2601346; Lợi Hồng Thanh, sinh 25/7/1987, HC số B1847791; Đoàn Thị Diễm Chi, sinh 6/3/1985, HC số B5876480; Nguyễn Đình Tấn Vũ, sinh 21/8/1991, HC số B4186000; Lưu Lê Minh Khải, sinh 7/11/1980, HC số B4567229 leo núi Dingboche cao 4.410 m đến 16:30 ngày 28/4 đã rời núi này đến đỉnh Namche cao 3440 m. Cùng ngày, Đại sứ quán đã đề nghị một lần nữa với Trung tâm cứu hộ Ấn Độ giúp đỡ các nhu yếu phẩm cần thiết và hỗ trợ xuống núi.
Hiện Đại sứ quán đang tiếp tục xác định thêm thông tin liên quan đến những nhóm khác như:
1. Quách Thùy Linh đi du lịch từ 18/4 đến 3/5/2015 đến chiều 26/4/2015 vẫn liên lạc được với gia đình và cho biết đang ở tại TeaHouse, Lobuche.
2. 02 du học sinh từ Singapore đến Nepal là Nguyễn Tấn Luật, sinh 1982, HC số E4442779D và Trần Ngọc Việt Tú, sinh 1984, HC số N1362486.
3. Nhóm 6 người, trong đó có Phan Vũ Quỳnh Nga đi từ TP. HCM ngày 20/4/2015 sang Nepal.
Ngoài các đường dây nóng phục vụ công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài của Bộ Ngoại giao ( 84981848484 và 84462844844) và của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ ( 911126879852) để tiếp nhận kịp thời thông tin về công dân Việt Nam đang ở Nepal.
Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã và đang hết sức nỗ lực và khẩn trương làm việc với Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Trung tâm xử lý khủng hoảng cứu trợ của Ấn Độ, các quốc gia khác, các cơ quan chức năng của Nepal, các đầu mối thông tin với các công dân Việt Nam và cộng đồng Việt kiều tại Nepal để bằng mọi cách đảm bảo an toàn cho các công dân Việt Nam đang ở Nepal. Đình Hiệp
Theo_Hà Nội Mới
Mỹ không "ngán" nếu Iran sở hữu hệ thống phòng không S-300 Quan chức hàng đầu quân đội Mỹ ngày 16/4 tuyên bố, hợp đồng chuyển giao tên lửa phòng không S-300 cho Iran không ảnh hưởng đến khả năng của Mỹ trong việc không kích các cơ sở hạt nhân của Tehran. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, đại tướng Martin Dempsey phát biểu trong cuộc họp báo: "Chúng...