Biển Đông: Trung Quốc dòm chủ quyền, Hoa Kỳ ngó lợi ích
Biển Đông giờ đã trở thành một giao lộ hàng hải không yên ả, nhất là khi hai cường quốc Mỹ-Trung nhảy vào giằng xé lợi ích với những toan tính của riêng mình, học giả Simi Mehta thuộc Trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ, Đại học Jawaharlal Nehru (Ấn Độ) ngày 8/9 bình luận trên Indian Economist.
Ảnh minh họa: World Press
Nhận định về tình hình Biển Đông, vị học giả Ấn Độ cho rằng: những tuyên bố chủ quyền phi lý tại khu vực đang biến mối quan hệ giữa các quốc gia liên quan trở nên phức tạp, lộn xộn và ngày càng gần với một cuộc xung đột thực sự. Chính vì thế, luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS năm 1982, sẽ là phương pháp tháo “ngòi nổ” hữu hiệu, cũng như đặt giới hạn cho các cách hành xử trên Biển Đông, ông Simi Mehta nhận định.
Tuy nhiên, điều đó sẽ không dễ khi mà Mỹ lại là thành viên duy nhất của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chưa phê chuẩn UNCLOS bởi như Epoch Times nhận định, Washington còn lo ngại công ước này có thể gây hạn chế trong việc khai thác đáy biển cũng như cản trở Hải quân nước này đang hoạt động trên toàn cầu. Trong khi đó, dù đã ký kết UNCLOS, nhưng với cách hành xử bắt nạt tại Biển Đông, Trung Quốc đang cho thấy nước này không ngần ngại bỏ qua những điều luật mà họ đã ký kết.
Thời gian vừa qua, với hàng loạt động thái xâm lấn chủ quyền trên Biển Đông của một số thành viên ASEAN, Bắc Kinh đã trở thành tâm điểm của các cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó nổi bật là các lời chỉ trích từ phía Philippines. Dù trong nhịp điệu ngoại giao khôn khéo với ASEAN, Bắc Kinh từng không ít lần đồng ý tham vấn COC nhằm giảm nguy cơ xung đột trên khu vực, song, Tiến sỹ Mark J. Valencia, một học giả về chính trị – hàng hải tại Hawaii, đồng thời là giáo sư thỉnh giảng tại viện Nghiên cứu Biển Đông, cho rằng: không có một sự thay đổi nào trong chính sách ngang ngược đòi chủ quyền đối với tuyến đường biển này từ phía Trung Quốc.
Thậm chí ông còn cảnh báo một tương lai u ám đối với ASEAN nếu Bắc Kinh “chơi bài cùn” khi rút khỏi UNCLOS . Lúc đó, Trung Quốc có thể từ chối các phán quyết của tòa án và phủi hết trách nhiệm về những hậu quả chính trị.
Video đang HOT
Bình luận thêm về vấn đề này, chuyên gia cao cấp về hải quân và an ninh hàng hải thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) Christian Le Miere cho rằng: “Nếu Trung Quốc không muốn UNCLOS là công cụ chính để giải quyết tranh chấp Biển Đông thì đừng nên ký”.
Cũng tương tự như vậy, đối với Mỹ, dù tuyên bố chuyển trục sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á và Biển Đông, nhưng điều đó hoàn toàn không đồng nghĩa với việc Washington sẽ trở thành một tấm lá chắn an toàn cho các đồng minh trong trường hợp phải đối đầu với Trung Quốc. Và đương nhiên, “Mỹ không hề có lợi ích gì khi tham gia xung đột trực tiếp hoặc gián tiếp với Trung Quốc”, học giả Simon Tay, Giám đốc Viện Quan hệ quốc tế Singapore, cho hay.
Theo Indian Economist, một trong những điểm quan trọng nhất mà Mỹ nhòm ngó tới khi quay lại khu vực đó chính là lợi ích của họ. Đó cũng là lý do Washington tuyên bố không đứng về phe nào trong các bên tranh chấp. Theo đó, việc chuyển trục không loại trừ khả năng Washington chỉ muốn đẩy mạnh các kế hoạch nhằm bảo vệ lợi ích riêng, đồng thời duy trì ảnh hưởng trên khu vực chứa đựng nhiều tiềm năng này.
Khi thời điểm ký kết COC đang cận kề thì cơn sóng Mỹ-Trung sẽ càng khiến ASEAN trở nên “chênh vênh”. Bởi theo Kyodo News, dù tồn tại nhiều bất đồng, nhưng Washington và Bắc Kinh luôn gắn bó chặt chẽ. Trong đó, Mỹ sẽ không từ bỏ lợi ích to lớn trong quan hệ với Trung Quốc để bảo vệ các quốc gia trong khối ASEAN. Mới đây nhất, Nhân dân Nhật báo ngày 9/9 dẫn lời Bộ trưởng Tác chiến Hải quân Mỹ Đô đốc Jonathan Greenert cho biết: Mỹ-Trung sẽ tăng cường hợp tác hải quân trên các vùng biển, trong đó không loại trừ Biển Đông cũng nằm trong danh sách.
Theo Songmoi
Chủ tịch nước thuyết trình trước các học giả quốc tế
Phát biểu trước các học giả tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Mỹ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia sẻ quan điểm về khung cảnh châu Á - Thái bình dương và quan hệ Việt - Mỹ trong bối cảnh đó.
Hình chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang trên trang nhất của CSIS.
Ngày 25/7 (giờ địa phương), Chủ tịch Trương Tấn Sang có bài phát biểu được đánh giá có tính "lịch sử" tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược (CSIS). Đây là lần đầu tiên một vị chủ tịch nước Việt Nam phát biểu tại diễn đàn nghiên cứu nổi tiếng thế giới này.
Bài phát biểu quan trọng của chủ tịch nước khẳng định rằng trong thế kỷ 21, châu Á - Thái bình dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động nhất và đóng vai trò đầu tầu trong liên kết kinh tế thế giới, tạo ra nhiều cơ hội cho phát triển và phồn vinh cho toàn thế giới, và việc các nước lớn đặt trọng tâm chính sách vào khu vực này là điều tất yếu.
Việc có phát triển được những tiềm năng của khu vực được hay không phụ thuộc vào việc đảm bảo hòa bình và an ninh, chủ tịch nước cho biết, và nêu cao vai trò của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trong vấn đề này.
"ASEAN có vị trí hết sức quan trọng trong các tiến trình hợp tác ở châu Á. Chính vì vậy mà các nước đều thừa nhận vai trò trung tâm của Hiệp hội ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình", chủ tịch Trương Tấn Sang nói. .
"Trong vấn đề an ninh, an toàn và tự do hàng hải, ASEAN kiên trì thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, thực hiện đầy đủ DOC, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982. Việc ASEAN và Trung Quốc mới đây đạt được nhất trí về khởi động tham vấn chính thức nhằm hướng tới Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) là dấu hiệu tích cực ban đầu và cần tiếp tục được thúc đẩy", ông phát biểu trước cử tọa bao gồm các chuyên gia hàng đầu về quan hệ quốc tế.
Khi được hỏi về vấn đề áp dụng các luật pháp và quy định quốc tế để giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, ông Sang khẳng định quan điểm phản đối đòi hỏi vô lý của Trung Quốc.
"Quan điểm của Việt Nam là kiên định phản đối đường 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra bởi nó không có cơ sở nào về pháp lý và thực tiễn", ông Sang nói.
"Chúng tôi biết rằng CSIS là cơ quan nghiên cứu cấp cao", chủ tịch nước Việt Nam nói và đặt ra câu hỏi hài hước tiếp theo. "Liệu các bạn có thể tìm giúp cơ sở pháp lý cho đường 9 đoạn đó không, chứ chúng tôi không thể tìm thấy".
Cử tọa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược vỗ tay nhiệt liệt hưởng ứng câu hỏi của ông Sang.
"Việt Nam kiên định phản đối đòi hỏi đường 9 đoạn của Trung Quốc", ông nói thêm.
Đề cập việc Philippines đầu năm nay đã kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài của Liên hợp quốc về luật biển, liên quan vấn đề chủ quyền các đảo và bãi cạn trên Biển Đông, ông Sang nói rằng Philippines với tư cách là thành viên Liên hợp quốc hoàn toàn có thể thực hiện các quyền mà họ mong muốn.
Trong phiên hỏi đáp với các học giả của CSIS, chủ tịch nước Trương Tấn Sang còn thảo luận về mối quan hệ đối tác toàn diện mà Việt Nam và Mỹ vừa đạt được trong chuyến thăm Mỹ của ông; về môi trường đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam; về vai trò của người Mỹ gốc Việt trong mối quan hệ hai nước; về môi trường chiến lược ở châu Á Thái bình dương khi Mỹ thực hiện chính sách tái cân bằng về châu Á.
Theo VNE
Vì Biển Đông, người Philippines yêu Mỹ hơn Trung Quốc Hình ảnh của Trung Quốc đã trở nên tiêu cực đối với rất nhiều người dân ở đất nước Philippines vì cuộc tranh chấp căng thẳng ở Biển Đông hiện nay. Một cuộc thăm dò dư luận mới đây cho biết, cứ 5 người Philippines thì có đến 2 người nói rằng, họ coi nước láng giềng khổng lồ của mình là kẻ...