Biển Đông: Trung Quốc ‘cay đắng’ nhìn Mỹ – Nhật – Phi hợp sức
Các chuyên gia quan hệ quốc tế cho rằng, giờ đây, “trục liên minh chiến lược Mỹ – Nhật – Phi” đã hình thành và trở thành một lực lượng đối trọng rất đáng gờm của Trung Quốc trên Biển Đông. Và Bắc Kinh nên tự trách mình vì chính họ đã đẩy các đối thủ kia xích lại gần nhau hơn.
Liên quân Mỹ – Philippines tập trận phối hợp.
Theo quy luật tự nhiên, khi một quốc gia gặp phải sự đe dọa từ bên ngoài họ sẽ tìm đến 2 giải pháp chính: Tự cân bằng lại nội bộ để tăng cường sức mạnh quốc gia và đẩy mạnh liên minh, liên kết với các nước khác có chung mối đe dọa hay chung lợi ích để chống lại kẻ thù.
Philippines và Nhật Bản đang làm đúng như vậy.
Kể từ khi lâm vào cuộc đụng độ với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough hồi tháng 4 năm ngoái, Philippines đã quyết định chi thêm 1,8 tỷ USD để hiện đại hóa quân đội mà cụ thể là mua sắm thêm những loại vũ khí hạng nặng. Tháng 12/2012, ngay sau khi nhậm chức Thủ tướng, ông Shinzo Abe cũng ký quyết định tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng trong bối cảnh căng thẳng giữa họ và Trung Quốc quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư không hề có dấu hiệu thuyên giảm. Nên nhớ, đã 11 năm Nhật Bản không hề tăng chi tiêu quốc phòng.
Chưa hết, ông Abe còn tìm cách nới lỏng rất nhiều quy định đối với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF – quân đội Nhật) , cho phép họ thực hiện các hoạt động, tham gia vào các chiến dịch ở một phạm vi rộng hơn, và đặc biệt là ông đã thuyết phục được Quốc hội nước này thông qua quyết định cho phép SDF “tham gia chiến đấu, trợ giúp các quốc gia đồng minh trong trường hợp họ phải tự vệ” – một bước thay đổi rất quan trọng và đột phá nếu so với quy định của Hiến pháp nước này.
Nhưng cả Philippines và Nhật Bản đều hiểu rằng, nếu đứng đơn phương, về lâu dài họ sẽ rất khó có thể cản đường Trung Quốc trong hành trình thâu tóm Biển Đông và Hoa Đông. Trong năm 2011, GDP của Bắc Kinh lớn gấp 30 lần tổng sản lượng kinh tế của Manila và sẽ chẳng ai ngạc nhiên khi Philippines tích cực mở rộng danh sách “đối tác chiến lược” của mình như ASEAN, Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Nga và cả tòa án quốc tế.
Về phần mình, Nhật Bản có tiềm lực quân đội không hề thua kém Trung Quốc nhưng nước này đã cho thấy họ không hề chủ quan. Chỉ vài ngày sau khi ngồi vào ghế Thủ tướng, ông Shinzo Abe đã công du hàng loạt nước châu Á, sang Nga và ghé thăm đồng minh Hoa Kỳ. Cùng với các chuyến đi của ông Thủ tướng, các nhân vật quan trọng trong chính phủ Nhật như Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng cũng như những con thoi đi về giữa các nước Đông Nam Á.
Trong chuyến thăm Philippines vừa kết thúc hôm cuối tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã thẳng thừng phát biểu: “Chúng tôi phải đối mặt với một tình huống tương tự ở biển Hoa Đông nên Nhật Bản rất quan tâm đến tình hình ở Biển Đông”.
Video đang HOT
Có vẻ không liên quan nhưng nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, không phải tình cờ mà chuyến thăm của ông Onodera lại trùng hợp cuộc tập trận Mỹ-Philippines quy mô lớn gần bãi cạn Scarborough, và một cuộc tập trận khá lớn của liên quân Mỹ – Nhật Bản. Điều thú vị là, sau một cuộc họp với ông Onodera, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin ra tuyên bố, Manila đã tìm cách để xây dựng mới của hải quân và căn cứ không quân tại căn cứ cũ của Mỹ ở vịnh Subic và Hoa Kỳ sẽ quyền tiếp cận sâu hơn với các cơ sở và thiết bị ở đó.
Rõ ràng là một “trục Mỹ-Nhật-Philippines” đã hình thành dưới sự đe dọa của Trung Quốc. Hơn ai hết, Trung Quốc hiểu rằng chính họ đã đẩy những nước này xích lại gần nhau và gắn bó với nhau chặt chẽ hơn bao giờ hết để có thể tự tin hơn về sức mạnh khi phải đối đầu với những hành động ngày càng hiếu chiến, cứng rắn của Trung Quốc trên các vùng biển tranh chấp. Đây cũng chính là “gót chân Achilles” của Trung Quốc. Họ đã quá ngạo mạn và tin rằng có thể đơn phương “thống lĩnh” cả khu vực hay thế giới trong khi thực tế là không bao giờ có đủ mạnh để có thể đánh bại liên minh lớn của nhiều nước láng giềng.
Các chuyên gia của tạp chí “Chính sách đối ngoại” nhận định, theo truyền thống, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ tìm cách để đối phó với khả năng bị bao vây chiến lược bằng cách sử dụng chính sách “dùng bạo lực để chống lại bạo lực” với niềm tin là họ đã phát triển đủ mạnh. Tại những thời điểm khác nhau trong 2 năm qua, Bắc Kinh dường như đã có một số lần “thử sức mạnh” bằng các cuộc đụng độ nhỏ với các nước láng giềng trong khu vực hay “mạnh dạn” hơn nữa là dám bất chấp mọi thứ luật lệ quốc tế và khinh thường láng giềng bằng cách ban hành mẫu hộ chiếu với bản đồ được chỉnh sửa đường biên trải dài từ Ấn Độ đến toàn bộ Biển Đông.
Trung Quốc đã bất chấp mọi luật lệ quốc tế và khinh thường láng giềng bằng cách ban hành mẫu hộ chiếu với bản đồ được chỉnh sửa đường biên trải dài từ Ấn Độ đến toàn bộ Biển Đông.
Trong một báo cáo gần đây của Trung tâm An ninh mới của Mỹ, các chuyên gia cho rằng kết quả của những lần “thử sức mạnh” của Bắc Kinh trong suốt 2 năm qua là các nước láng giềng của Trung Quốc đã rất tích cực “xích lại gần nhau” và tiến gần hơn trong mối quan hệ với Hoa Kỳ. Thỏa thuận về vùng đánh cá chung giữa Đài Loan và Nhật Bản hay việc Nhật Bản và Philippines tăng cường quan hệ quốc phòng chỉ là 2 trong số những ví dụ mới nhất về điều này.
Thật không may, các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc vẫn chưa nhận ra rằng chính họ mới là “thủ phạm” của xu hướng này. Họ vẫn một mực tin rằng đó là một phần của một âm mưu lớn hơn do Washington sắp đặt.
Nói cách khác, chính sách đối ngoại Trung Quốc đang làm cho công việc của Washington ở châu Á – Thái Bình Dương trở nên dễ dàng hơn.
Theo vietbao
Tổng thống Putin khiến Mỹ mất mặt
Mỹ thường bị cáo buộc là hành xử ngạo mạn trong quan hệ quốc tế và không khó để hiểu nguyên nhân. Giới quan chức Mỹ thường xuyên nói về những hành vi "không thể chấp nhận" được từ các nước khác. Hoặc họ thường nói với các nước khác và giới lãnh đạo của những nước đó rằng "phải" làm cái này, cái kia. Hoặc nếu họ cảm thấy cần phải tỏ ra thoải mái hơn một chút thì họ chỉ dùng từ "kêu gọi" các nước khác làm "những điều đúng đắn" theo giọng điệu kiểu của một người cha, người mẹ đang thất vọng.
Snowden - nhân vật đang gây sóng gió trong quan hệ giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc
Tuy nhiên, vấn đề của Edward Snowden đã phơi bày thực tế rằng những lời nói mang tính chỉ đạo, ra lệnh của Mỹ đối với các nước khác chẳng có mấy sức nặng. Snowden là cựu nhân viên CIA từng làm việc như một nhà thầu công nghệ tại Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA). Anh này là người đã đánh cắp rất nhiều tài liệu an ninh mật của Mỹ và tiết lộ cho tờ The Guardian trước khi chạy trốn đến Sây bay Quốc tế Sheremetyevo ở thủ đô Moscow.
Tổng thống Vladimir Putin hôm qua (25/6) đã lên tiếng xác nhận, cựu nhà thầu của NSA bị Mỹ truy lùng hiện đang có mặt tại khu vực quá cảnh thuộc một sân bay ở thủ đô Moscow, Nga. Tuy nhiên, ông Putin đã khiến Mỹ phải mất mặt khi thẳng thừng bác bỏ khả năng trao trả Snowden theo yêu cầu của Washington đồng thời lên án những chỉ trích của Mỹ nhằm vào Nga là "điên rồ và rác rưởi ".
Trong những phát biểu công khai đầu tiên kể từ khi Snowden bay đến Nga hôm Chủ nhật (23/6), Tổng thống Putin dường như đã xem nhẹ những lời cảnh báo, đe dọa ngầm về hệ lụy ngoại giao đối với quan hệ Nga-Mỹ liên quan đến nhân vật đang bị truy đuổi -Snowden khi khẳng định: "Bản thân tôi không thích liên quan gì đến những vấn đề đó. Nó giống như việc xén lông một con lợn con: nó gây ầm ĩ nhưng chẳng có mấy lông để mà xén".
Snowden - người từng làm việc 4 năm như một nhà thầu công nghệ trong một căn cứ của Cơ quan An ninh Quốc gia ở Hawaii, đang đối mặt với những cáo buộc về hoạt động gián điệp sau khi anh này tiết lộ nhiều thông tin mật liên quan đến chương trình do thám của Mỹ cho báo chí.
Việc Tổng thống Nga Putin từ chối đưa Snowden trở lại Mỹ có nguy cơ khiến cho mối quan hệ giữa hai siêu cường hàng đầu của thế giới thêm chia rẽ. Điều này có thể ảnh hưởng đến nỗ lực giải quyết các cuộc xung đột toàn cầu, trong đó có cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria.
Trong lúc này, ở thủ đô Washington, Tổng thống Barack Obama đang đối mặt với sự chỉ trích gay gắt từ các nghị sĩ của Đảng Cộng hòa. Các nghị sĩ này đã nắm lấy cơ hội về vụ của Snowden để miêu tả ông Obama là một nhà lãnh đạo thiếu hiệu quả trên trường quốc tế.
Washington đã tìm cách để Snowden không thể tìm được nơi nào mà trốn. Tuy nhiên, Tổng thống Putin khẳng định, Nga không có hiệp ước dẫn độ với Mỹ và Moscow chỉ trục xuất Snowden khi anh này là một tội phạm.
"Anh ta không đi qua biên giới quốc gia và vì thế không cần visa. Bất kỳ cáo buộc nào cho rằng Nga đang giúp đỡ anh ta đều là điên rồ và rác rưởi", ông Putin đã phát biểu gay gắt như vậy tại Phần Lan.
Trung, Mỹ khẩu chiến
Vụ việc liên quan đến cựu nhà thầu quân sự của Mỹ không chỉ gây ảnh hưởng đến quan hệ giữa Mỹ với Nga mà nó còn làm xấu đi quan hệ Trung-Mỹ. Bắc Kinh hôm qua (25/6) đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc của Mỹ cho rằng cường quốc Châu Á này tạo điều kiện để Snowden bay đến Moscow. Trung Quốc khẳng định, cáo buộc đó là "thiếu cơ sở và không thể chấp nhận được".
Những phát biểu trên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cho thấy sự căng thẳng trong quan hệ Trung-Mỹ kể từ khi Snowden chạy trốn đến Hồng Kông hôm 23/6.
Nhà Trắng cho rằng, quyết định của Hồng Kông trong việc cho phép Snowden rời đi là "sự lựa chọn cố tình của chính phủ nhằm phóng thích một kẻ chạy trốn bất chấp anh ta đang đối mặt với lệnh truy nã có hiệu lực và rằng quyết định đó chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Mỹ-Trung".
Trung Quốc bác bỏ cáo buộc trên, tuyên bố: "Phía Mỹ chẳng có lý do gì để nghi ngờ cách xử lý vấn đề theo luật của chính quyền Hồng Kông. Những chỉ trích của Mỹ nhằm vào chính phủ Trung Quốc là không có căn cứ. Trung Quốc tuyệt đối không chấp nhận điều đó", nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying cho biết tại một cuộc họp báo thường kỳ.
Bà Hua cũng bảo vệ quyết định của chính quyền Hồng Kông trong việc để Snowden đi, nói rằng họ đã "xử lý vấn đề theo đúng luật. Điều này chẳng có gì mà tranh cãi. Tất cả các bên nên tôn trọng điều đó".
Bất chấp cuộc khẩu chiến căng thẳng trên, giới phân tích tin rằng, tình hình sẽ sớm dịu lại bởi các Mỹ và Trung Quốc đều không muốn mối quan hệ của họ xấu đi sau khi Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình vừa có một hội nghị thượng đỉnh song phương thành công cách đây vài tuần.
"Trung Quốc không muốn vụ việc của Snowden ảnh hưởng đến tình hình chung. Chính phủ Trung Quốc đã duy trì một thái độ bình tĩnh, kiềm chế bởi quan hệ Trung-Mỹ rất quan trọng", ông Zhao Kejing, giáo sư về quan hệ quốc tế ở trường Đại học Tsinghua, Trung Quốc, nhận định.
"Mỹ không có lý do gì để gây thêm sức ép bởi nếu không họ sẽ bị mất sự ủng hộ về mặt tinh thần", ông Zhao nói thêm.
Theo vietbao
Dự báo biển Đông 10 năm tới: Biển Đông vẫn giữ nguyên trạng Cuối năm, cảnh sát biển Nhật giữ một tàu cá Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Tranh chấp biển Đông đã trở thành chủ đề nóng trong năm 2012 và năm 2013 sẽ là thời điểm thích hợp để bàn đến viễn ảnh tương lai của biển Đông. Chuyên gia Angguntari C. Sari, giảng viên khoa Quan hệ quốc tế, ĐH Công giáo...