Biển Đông trên bàn nghị sự Ấn – Nhật
Lãnh đạo Ấn Độ và Nhật Bản kêu gọi sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, đồng thời khẳng định sẽ phối hợp để đẩy mạnh an ninh biển trong khu vực.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) cùng người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe tại New Delhi ngày 12.12 – Ảnh: AFP
Tại cuộc hội đàm ở New Delhi ngày 12.12, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe thảo luận hàng loạt vấn đề song phương, khu vực và quốc tế, trong đó có tình hình Biển Đông chiếm phần không nhỏ.
Sau hội đàm, hai bên ra tuyên bố chung “Tầm nhìn Ấn – Nhật 2015: Quan hệ đối tác toàn cầu và chiến lược đặc biệt cùng nhau vì hòa bình và phồn thịnh của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và thế giới”, theo Hãng thông tấn PTI. Tuyên bố chung khẳng định hai nhà lãnh đạo đang theo dõi sát sao các diễn biến ở Biển Đông, kêu gọi các bên tránh những hành động đơn phương có thể dẫn đến căng thẳng đồng thời nhấn mạnh tính cấp thiết phải kết thúc sớm đàm phán để cho ra đời Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Video đang HOT
Cũng theo tuyên bố chung, 2 thủ tướng tái cam kết tiếp tục làm việc chặt chẽ với các đối tác, đặc biệt là ASEAN, để đưa Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á trở thành diễn đàn ngày càng quan trọng trong quá trình thảo luận, giải quyết các vấn đề an ninh khu vực. Văn kiện này nhấn mạnh Nhật sẽ tham gia đều đặn cuộc tập trận hải quân chung với Ấn Độ và Mỹ để tăng cường khả năng ứng phó những thách thức hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
AFP dẫn lời chuyên gia Srikanth Kondapalli tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi nhận định các bước phát triển mạnh mẽ trong hợp tác an ninh Ấn – Nhật, xuất phát từ lo ngại chung của cả hai nước về các hành động nguy hiểm của Trung Quốc ở các vùng biển trong khu vực.
Về hợp tác song phương, chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Abe, dự kiến kết thúc vào hôm nay 13.12, cũng được đánh giá là rất thành công. Hai bên đã ký nhiều thỏa thuận về quốc phòng và kinh tế. Trong đó, đáng chú ý là thỏa thuận về chuyển giao công nghệ, thiết bị quốc phòng và chia sẻ thông tin quân sự được Thủ tướng Modi đánh giá là “những bước quyết định trong hợp tác an ninh”. Reuters dẫn lời giới chức 2 nước khẳng định các thỏa thuận sẽ mở đường cho Tokyo bán khí tài quân sự và hợp tác về công nghệ quốc phòng với New Delhi.
Ngoài ra, Nhật cũng nhất trí cấp vốn vay ưu đãi 12 tỉ USD cho Ấn Độ xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dài 505 km, từ TP.Mumbai đến Ahmedabad, thủ phủ bang Gujarat. Thỏa thuận này giúp Nhật qua mặt Trung Quốc, vốn cũng đang tiến hành nghiên cứu khả thi về tàu cao tốc tại những khu vực khác của Ấn Độ, theo Reuters.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Mỹ, Indonesia chú trọng thảo luận an ninh biển
Giới quan sát dự đoán an ninh biển sẽ đứng đầu chương trình nghị sự trong chuyến thăm Mỹ đầu tiên của Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
Tổng thống Widodo (trái) và Tổng thống Obama cùng phái đoàn 2 nước gặp gỡ bên lề Hội nghị APEC 2014 ở Bắc Kinh - Ảnh: The Wall Street Journal
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ hội đàm với người đồng cấp Indonesia Joko Widodo tại Nhà Trắng vào ngày 26.10 (giờ địa phương). Chuyến thăm của ông Widodo diễn ra trong bối cảnh Washington đang tăng cường hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương còn Indonesia, một thế lực lớn trong khu vực, đang cẩn trọng tìm cách cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong bài bình luận đăng ngày 25.10 trên website của Viện Nghiên cứu Brookings, chuyên gia Vibhanshu Shekhar tại Trung tâm nghiên cứu ASEAN (Washington D.C, Mỹ) nhận định chuyến thăm của ông Widodo cung cấp cơ hội quan trọng cho 2 nước củng cố cam kết góp phần duy trì hòa bình, ổn định và trật tự trong khu vực, đặc biệt là vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Trong đó, an ninh biển sẽ đứng đầu chương trình nghị sự trong cuộc hội đàm giữa 2 nhà lãnh đạo. Chiến lược phát triển biển là một trong những ưu tiên chính sách của Tổng thống Widodo kể từ khi nhậm chức tháng 10.2014. Bên cạnh đó, tuy không trực tiếp tham gia tranh chấp ở Biển Đông nhưng Indonesia rất lo ngại tình hình an ninh, chiến lược tại đây do vùng biển Natuna của nước này cũng đang bị bên ngoài nhòm ngó.
Chuyên gia Shekhar dự đoán sau hội đàm, 2 nhà lãnh đạo Mỹ và Indonesia sẽ nhấn mạnh rằng kiềm chế và đối thoại là những biện pháp quan trọng cho việc duy trì an ninh ở Biển Đông lẫn khu vực. Ngoài ra, Mỹ cũng có thể sẽ tuyên bố tăng cường hỗ trợ cho Lực lượng tuần duyên Indonesia theo đề nghị của Tổng thống Widodo đồng thời bày tỏ mong muốn Jakarta sẽ đóng vai trò chủ động hơn trong việc xúc tiến tạo dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) cũng như tham gia Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ngoài ra, hai bên được kỳ vọng sẽ công bố chương trình hợp tác mới trong lĩnh vực mua sắm quốc phòng, phát triển công nghiệp quốc phòng nội địa và phối hợp về các vấn đề an ninh toàn cầu.
Bên cạnh đó, giới chuyên gia dự đoán môi trường và biến đổi khí hậu cũng sẽ được thảo luận trong hội đàm. Hiện nay, khói mù độc hại do cháy rừng xuất phát từ nạn đốt rừng trồng cây công nghiệp ở Indonesia đang ảnh hưởng nặng nề đến nhiều nước láng giềng, trong đó có những đồng minh, đối tác của Mỹ như Philippines và Singapore. Nạn đốt rừng hằng năm tại Indonesia còn bị cho là góp phần làm tăng đáng kể lượng khí thải. Theo AP, Indonesia đã cam kết cắt giảm 29% lượng khí thải trước năm 2030 và tỏ ý có thể nâng mức này lên 41% nếu được nước ngoài viện trợ.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Indonesia cảnh báo an ninh Biển Đông ngày càng xấu Quan chức cấp cao của hải quân Indonesia cảnh báo an ninh ở Biển Đông đang trong tình trạng rất xấu. Indonesia cho nổ các tàu cá nước ngoài đánh bắt trái phép hải sản trong vùng biển nước này- Ảnh: AFP Trong một cuộc họp tìm giải pháp cho vấn đề tội phạm trên biển, bao gồm tội phạm xuyên quốc gia...