Biển Đông: Sự thật thật sự vẫn rất mù mờ

Theo dõi VGT trên

Trong tâm khảm người viết, dân tộc Nga, con người Nga văn hóa Nga vẫn thấm đẫm nhân hậu và yêu thương. Chỉ có điều, chính trị dường như đã đổi thay.

Gần đây dư luận đã mất quá nhiều giấy mực và công sức bàn cãi trên các diễn đàn xuất phát từ những phát biểu của Nga xung quanh lập trường của nước này về những tranh chấp ở Biển Đông, đặc biệt là ở thời điểm “Vụ kiện Biển Đông” của Philippines ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) chuẩn bị đưa ra phán quyết.

Bắt đầu từ những phát biểu của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov “phản đối quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông” và “phản đối sự tham gia của bên thứ ba vào giải quyết tranh chấp Biển Đông” ngày 12/4 và 29/4. Tiếp đến là phát biểu “nhắc lại cho rõ” lập trường của Nga ở Biển Đông của người đại diện chính thức Bộ ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova.

Những phát biểu như vậy trong lúc tình hình Biển Đông “dậy sóng” chủ yếu bởi vì Trung Quốc leo thang quân sự hóa, phiêu lưu bành trướng một cách ngang ngược. Trong khi một nước nhỏ như Philippines lại đi đầu trong việc phá đường lưỡi bò phi pháp bằng con đường pháp lý, vụ kiện Trung Quốc lên PCA chuẩn bị đi đến hồi kết, thì dư luận trong các nước liên quan, kể cả ở Việt Nam không thể không “dậy sóng.”

Mới đây nhất, ngày 30/6 trên trang Sputnik của Nga có bài báo của nhà báo Alexei Syunnerberg “Sự thật về lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông” phỏng vấn Đại sứ Nga tại Việt Nam ngài Konstantin Vnukov, cố gắng làm rõ quan điểm của nước này.

Biển Đông: Sự thật thật sự vẫn rất mù mờ - Hình 1

Đại sứ Nga tại Việt Nam ngài Konstantin Vnukov

Bài báo nhìn nhận lý do phải “nói cho rõ” lần thứ 3 là vì: “Trước thềm Tòa án Trọng tài quốc tế ở Hague ra phán quyết vụ kiện Biển Đông của Philippines vào ngày 12 tháng 7, các phương tiện truyền thông của một số quốc gia cố tình xuyên tạc quan điểm của Nga về vấn đề Biển Đông.”

Ngài K.Vnukov khẳng định, quan điểm của Nga không phải là nước đôi mà giữ một lập trường rõ ràng về tranh chấp Biển Đông, và tất nhiên ông tái khẳng định những gì mà các quan chức ngoại giao nước này đã nói, kể cả ở cấp cao nhất.

Tuy nhiên, những phát biểu của ngài Đại sứ vẫn là nhắc lại những gì đã nói mà không có thêm bất cứ thông tin nào đáp ứng nhu cầu và thắc mắc của dư luận về những câu hỏi hết sức cụ thể.

Rõ ràng, lập trường của Nga về những tranh chấp Biển Đông và phương án giải quyết chúng được Nga xác quyết lần thứ 3 qua lời ngài Đại sứ là nhất quán, chúng ta hoàn toàn không nghi ngờ về điều đó:

(1) Phản đối quốc tế hóa giải quyết tranh chấp Biển Đông; (2) Tất cả các vấn đề trong khu vực được giải quyết bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao, thông qua cuộc đàm phán giữa các nước có tranh chấp;

(3) Chống lại sự tham gia vào nó của các bên không có liên hệ trực tiếp đến cuộc tranh chấp; (4) Kêu gọi “các bên” bình tĩnh, chống leo thang căng thẳng, chống quân sự hóa Biển Đông.

Để tránh bị coi là “suy diễn” hay nặng hơn là “xuyên tạc” lập trường của Nga về Biển Đông, người viết sẽ không đưa ra bình luận – vì thực tế việc đó thì đã có rất nhiều ý kiến đa chiều, mà sẽ chọn phương án đặt một vài câu hỏi cho ngài Đại sứ K.Vnukov để làm cho rõ hơn, bởi thực sự “sự thật” mà Spunik cung cấp vẫn chưa giải đáp được thắc mắc của người viết.

Thứ nhất, phải hiểu như thế nào là “quốc tế hóa tranh chấp”?

Tranh chấp ở Biển Đông đương nhiên là tranh chấp quốc tế rất phức tạp, trong đó nổi bật nhất là tranh chấp chủ quyền song phương giữa Trung Quốc với Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, tranh chấp chủ quyền đa phương giữa 5 nước 6 bên với quần đảo Trường Sa (2 quần đảo được Nhà nước Việt Nam thiết lập, thực thi chủ quyền một cách hợp pháp, hòa bình, liên tục từ khi còn là đất vô chủ), tranh chấp ứng dụng và giải thích UNCLOS 1982.

Những tranh chấp ở Biển Đông không chỉ tồn tại trong vài năm vừa qua, mà ít nhất vài chục năm và ngày càng căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, đối đầu. Người Việt Nam không bao giờ quên những sự kiện ở Gạc Ma năm 1988, khi mà Trung Quốc bất ngờ n.ổ sún.g chiếm đảo Gạc Ma, giế.t hạ.i 64 người lính công binh Việt Nam không có vũ khí trong tay. Trước đó là cuộc xâm lược đẫm má.u Hoàng Sa năm 1974.

Năm 2009, Trung Quốc chính thức hóa yêu sách đường lưỡi bò vô căn cứ lên Liên Hợp Quốc tuyên bố cái gọi là “chủ quyền” với gần như toàn bộ Biển Đông. Từ đó đến nay là một loạt hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Nguy hiểm nhất và căng thẳng nhất hiện nay là việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông thông qua việc bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng đường băng quân sự và trang bị vũ khí hạng nặng ra khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, đ.e dọ.a trực tiếp an ninh các nước ven Biển Đông và tự do, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Trong khi Biển Đông là một vùng biển quốc tế có tuyến đường hàng hải huyết mạch chạy qua, là nơi có lợi ích của nhiều cường quốc bao gồm Hoa Kỳ và chính bản thân Nga như thừa nhận của ngài Đại sứ.

Bởi thế, ngay từ năm 2002 ASEAN và Trung Quốc đàm phán, ký kết Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) với tư cách cả khối chứ không phải từng nước, cũng không phải giữa 4 nước yêu sách với Trung Quốc.

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, EU và cả Nga đều có lợi ích ở Biển Đông dù ít dù nhiều. Các nước liên quan và G-7, EU đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của PCA, còn Nga lên tiếng phản đối “quốc tế hóa tranh chấp”, vậy bản thân các động thái lên tiếng này, ủng hộ như G-7 và EU hay phản đối như Nga, có phải là sự “can thiệp quốc tế” vào Biển Đông hay không?

Thậm chí ngay cả Liên Hợp Quốc và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cũng đã lên tiếng kêu gọi các bên kiềm chế ở Biển Đông, đó có phải “quốc tế hóa” không?

Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng vì nó sẽ đảm bảo được các nguyên tắc của pháp luật quốc tế như nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia, nguyên tắc không dùng vũ lực và đ.e dọ.a dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Thứ hai, “lối thoát duy nhất là đàm phán” có loại trừ quyền sử dụng các giải pháp pháp lý hay không?

Thực tế những tranh chấp phức tạp ở Biển Đông đàm phán không đi đến đâu suốt mấy chục năm qua là bởi hai lý do. Một là Trung Quốc luôn đưa ra tiề.n đề “chủ quyền thuộc Trung Quốc”, yêu cầu đối phương phải thừa nhận rồi mới đàm phán gì thì đàm phán.

Hai là, Trung Quốc tự vẽ ra cái gọi là đường lưỡi bò 9 đoạn vô căn cứ pháp lý lẫn khoa học, không tọa độ chính xác để đòi “chủ quyền” toàn bộ Biển Đông. Họ thường vin vào đường lưỡi bò để ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Video đang HOT

Mặt khác, Nga thừa nhận vai trò nền tảng của UNCLOS 1982 trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Trong UNCLOS 1982 có các nội dung quy định về giải quyết tranh chấp ứng dụng, giải thích Công ước thông qua cơ quan tài phán quốc tế như Phụ lục VII, Phụ lục VIII.

Như vậy, cơ quan tài phán quốc tế xử lý tranh chấp áp dụng, giải thích Công ước là giải pháp hòa bình, hợp pháp, là quyền lợi mặc nhiên của các thành viên UNCLOS 1982. Nga không phủ nhận điều này thì tại sao lại nói, đàm phán là “lối thoát duy nhất”?

Người Việt Nam rất quan tâm điều này và mong muốn được nghe lời giải thích của Nga cho rõ hơn, bởi giải quyết tranh chấp về ứng dụng, giải thích UNCLOS 1982 hay các hành động vi phạm UNCLOS 1982 thông qua cơ quan tài phán không những là giải pháp hòa bình, văn minh, hợp pháp mà còn là quyền lợi cơ bản, sát sườn của Việt Nam.

Ví dụ cụ thể như vụ Trung Quốc cắm giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm 2014, trước đó là cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, mời thầu dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam…

Thứ ba, Nga “chống lại sự tham gia vào nó của các bên không có liên hệ trực tiếp đến cuộc tranh chấp” là các bên nào? Có bao gồm PCA hay không? Thế nào mới là “có liên hệ trực tiếp”?

Bởi lẽ những phát biểu của Nga đều được đưa ra trong thời điểm ngay trước thềm PCA ra phán quyết vụ kiện của Philippines, còn Trung Quốc ra sức vận động lôi kéo một số nước theo họ chống lại thẩm quyền và phán quyết hợp pháp của PCA.

Mặt khác, Biển Đông không chỉ có tranh chấp giữa các bên yêu sách, mà còn là nơi có lợi ích và diễn ra cạnh tranh giữa các siêu cường, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và bây giờ dường như có cả Nga.

Trong khi sự tham gia tích cực, xây dựng của bên thứ 3 có vai trò vô cùng quan trọng trong các sự vụ quốc tế. Bản thân Nga cũng thường xuyên chứng minh điều này.

Ví dụ như vai trò của Nga cũng như cạnh tranh Nga – Mỹ trong khủng hoảng Ukraine, Syria, chống IS, hạt nhân Iran, hạt nhân Bắc Triều Tiên. “Liên hệ trực tiếp” giữa Nga, Mỹ với các sự vụ này có khác gì “liên hệ trực tiếp” giữa Mỹ, Trung Quốc, ASEAN…đối với Biển Đông?

Có những vấn đề cần phải có can thiệp của Liên Hợp Quốc. Thậm chí có những vấn đề các nước lớn như Nga – Mỹ sử dụng vũ lực để giải quyết, bởi không thể đối thoại và cũng không thể “kiện”, ví dụ như chống khủn.g b.ố IS.

Trên Biển Đông, Trung Quốc ngang ngược không thể đàm phán nổi, nay nếu việc nhờ bên thứ 3 là cơ quan tài phán quốc tế, và có thể là cả Liên Hợp Quốc can thiệp nữa mà không được thì chắc chỉ còn nước chuẩn bị cho phương án xấu nhất – đán.h nha.u.

Điều này Nga không mong muốn, vậy thì giải pháp nhờ bên trung gian như cơ quan tài phán có thẩm quyền và Liên Hợp Quốc là quá hợp lý, hợp tình và hợp pháp, Nga có phản đối không? Cụ thể hơn nữa, Nga có phản đối vụ kiện của Philippines, thẩm quyền và phán quyết của PCA hay không?

Cuối cùng, điều thứ tư khiến người viết băn khoăn là, tại sao những vụ tranh chấp trên Biển Đông do Trung Quốc gây ra đã diễn ra vài chục năm nay; nhất là vụ kiện của Philippines lên PCA được bắt đầu từ tháng Giêng năm 2013 sau 18 năm đàm phán không kết quả thì chẳng thấy Nga nói gì.

Bất thình lình Nga liên tục lên tiếng về Biển Đông khi PCA chuẩn bị ra phán quyết với những nội dung “đa nghĩa”, “khó hiểu” và được dư luận cho là có lợi cho Trung Quốc trong việc chống lại phán quyết của Tòa.

Trung Quốc quân sự hóa ồ ạt từ cuối năm 2013 bằng biệc bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo, kéo hết tên lửa này máy bay khác ra Hoàng Sa, chiếm quyền kiểm soát Scarborough từ Philppines, cắm giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, toàn những chuyện phiêu lưu quân sự kinh thiên động địa thì không thấy Nga lên tiếng.

Bây giờ Nga mới liên tục tuyên bố: “Chúng tôi cũng dứt khoát chống lại sự leo thang căng thẳng xung quanh vấn đề Biển Đông, chống lại việc gia tăng quân sự hóa trong khu vực.” Nhưng không rõ theo quan điểm của Nga, nước nào đang leo thang căng thẳng ở Biển Đông?

Người viết cho rằng cần phải nhìn nhận thẳng thắn, những tuyên bố này của Nga chắc chắn không có lợi cho các nước nhỏ có liên quan trong khu vực Biển Đông đang bị Trung Quốc nhảy vào tranh chấp. Chỉ Trung Quốc là có lợi.

Nga là một nước lớn, thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, có vị thế, có uy tín, có chỗ đứng trên vũ đài chính trị quốc tế cũng như trong trái tim của rất nhiều người Việt Nam yêu dân tộc Nga, con người Nga.

Bởi lẽ ấy nhiều người Việt Nam mới có những thắc mắc, băn khoăn mong muốn được phía Nga làm rõ vì nó ảnh hưởng không chỉ đến quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, mà còn là hòa bình và ổn định của khu vực, luật pháp quốc tế cũng như hình ảnh Nga trong lòng người Việt.

Thiết nghĩ nêu những vấn đề hết sức cụ thể trao đổi cùng với các bạn Nga để làm rõ vấn đề không nên bị coi là “xuyên tạc lập trường” của Nga ở Biển Đông. Bởi nếu không có những duyên nợ, tình cảm và các vấn đề bất cập nêu trên, có lẽ dư luận không mất nhiều giấy mực đến thế.

Không trân trọng ân tình cũng như tấm chân tình, sự giúp đỡ quý báu của dân tộc Nga, đất nước Nga với Việt Nam thời kỳ Liên Xô trước đây cũng như nước Nga sau này, người viết đã không phải băn khoăn, suy nghĩ nhiều như thế.

Những tiếng nói như lãnh đạo Campuchia mới tuyên bố gần đây chẳng hạn, với người viết không đọng lại điều gì đáng chú ý, vì nó chỉ là những tiếng nói lạc lõng giữa đời thường. Nhưng với người viết, Nga có một vị thế khác. Trong tâm khảm người viết, dân tộc Nga, con người Nga văn hóa Nga vẫn thấm đẫm nhân hậu và yêu thương. Chỉ có điều, chính trị dường như đã đổi thay theo thời cuộc.

Theo Giáo Dục

Có nên quá dĩ hòa vi quý khi Nga phát biểu không phù hợp pháp lý ở Biển Đông?

Các chuyên gia về nước Nga và Biển Đông phân tích những phát biểu liên tiếp gần đây của Nga khiến nhiều người Việt yêu mến nước Nga/Liên Xô bị tổn thương.

Trong vài tháng trở lại đây, nhiều lần quan chức ngoại giao Nga nói vấn đề Biển Đông nên giải quyết song phương và không nên quốc tế hóa, có sự tham dự của bên thứ 3.

Những tuyên bố này phần nào tương đồng với quan điểm của Trung Quốc trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông khiến nhiều người Việt yêu mến nước Nga bị tổn thương và cảm thấy nghi ngờ độ tin cậy của Nga trong giai đoạn hiện nay.

Để hiểu thêm về vấn đề này, phỏng vấn Nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Tổng biên tập Tạp chí Bạch Dương, người nghiên cứu sâu về Nga và TS. Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, chuyên gia lâu năm về Biển Đông.

Có nên quá dĩ hòa vi quý khi Nga phát biểu không phù hợp pháp lý ở Biển Đông? - Hình 1

Ngoại trưởng Nga Lavrov

- Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc ngay trước thềm phán quyết của Tòa trọng tài về vụ kiện của Manila với Bắc Kinh, theo ông chuyến thăm này thể hiện điều gì?

Nhà báo Nguyễn Đăng Phát: Theo cá nhân tôi, chuyến thăm này của ông Putin đến Trung Quốc không liên quan đến việc Tòa trọng tài thường trực sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện của Manila với Bắc Kinh ở Biển Đông.

Có thể nói như vậy vì mỗi chuyến thăm của các nguyên thủ quốc gia, đặc biệt là một nước lớn như Nga cần có sự sắp xếp, lên kế hoạch từ lâu chứ không thể đột xuất đưa ra liên quan đến một sự kiện nào đó không có ngày giờ cụ thể như việc Tòa trọng tài thường trực đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines.

Thêm nữa, chuyến thăm này của ông Putin được lên kế hoạch để kỷ niệm 2 dịp, đó là 20 năm quan hệ Đối tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc và 15 năm 2 nước ký Hiệp ước hữu nghị, quan hệ láng giềng tốt và hợp tác.

Ngoài ra, trong dịp này cũng có nhiều quan hệ hợp tác kinh tế giữa Bắc Kinh và Matxcơva đã chín muồi, cần được ký kết trong giai đoạn này.

TS. Trần Công Trục: Hiện nay, những ký kết giữa Nga và Trung Quốc trong chuyến thăm lần này của ông Putin đa phần liên quan đến vấn đề kinh tế, chứ không liên quan đến lập trường của Nga về vấn đề Biển Đông hay vụ kiện của Philippines với Trung Quốc lên Tòa trọng tài thường trực - PCA.

Có nên quá dĩ hòa vi quý khi Nga phát biểu không phù hợp pháp lý ở Biển Đông? - Hình 2

Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ

- Ông đán.h giá thế nào về việc Ngoại trưởng Nga rồi mới đây là Đại sứ Nga tại Trung Quốc nói vấn đề Biển Đông nên giải quyết song phương hay có thể cho là ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về vấn đề này?

Nhà báo Nguyễn Đăng Phát: Lập trường về Biển Đông của Nga không phải là hoàn toàn ủng hộ Trung Quốc. Mỗi lần Nga có phát biểu, đương nhiên Trung Quốc sẽ khoét sâu vào những khía cạnh có lợi cho mình.

Bắc Kinh làm vậy để tỏ ra có nước ủng hộ mình và còn mang mục đích chia rẽ.Với mỗi phát ngôn của Nga, chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng, theo dõi cả toàn văn bài phát biểu.

Lập trường của Nga ở Biển Đông từ trước đến nay rất thống nhất, không dùng vũ lực và đ.e dọ.a dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp, căn cứ vào luật pháp quốc tế (trong đó có UNCLOS 1982), thông qua thương lượng và không muốn các nước trực tiếp liên quan đến tranh chấp tìm cách giải quyết chứ không nên quốc tế hóa, cho nước không liên quan trực tiếp tham gia.

Những lập trường trên, đa số đều phù hợp với quan điểm của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Ngoài ra, bản thân Nga cũng đang có nhiều hoạt động khai thác, hợp tác với Việt Nam trên Biển Đông.

Người Nga vẫn ở đó, tiếp tục làm việc mong muốn một môi trường hòa bình, ổn định để cùng phát triển chứ không ủng hộ quan điểm Trung Quốc hay rời bỏ Việt Nam.

Có nên quá dĩ hòa vi quý khi Nga phát biểu không phù hợp pháp lý ở Biển Đông? - Hình 3

Nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Tổng biên tập Tạp chí Bạch Dương

TS. Trần Công Trục:

Dư luận Việt Nam hết sức băn khoăn, thậm chí có ý kiến cho rằng Nga đưa ra một số tuyên bố bất lợi cho chúng ta và ủng hộ chủ trương của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tuy nhiên, các tuyên bố của Nga, có thể nói là phù hợp khi Matxcơva phản đối mạnh mẽ việc quân sự hóa, thay đổi hiện trạng hay tạo ra những nguy cơ xung đột bằng vũ lực ở Biển Đông.

Theo tôi, chúng ta nên xem xét, đán.h giá những phát ngôn đó một cách cẩn trọng, làm sáng tỏ các vấn đề ẩn bên trong để tránh hiểu nhầm và thể hiện lập trường của Việt Nam.

Trong tuyên bố của mình, ông Lavrov nói nên giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp song phương, không quốc tế hóa.

Nếu xét sơ qua, có cảm giác Nga đã phát biểu theo chủ trương của Trung Quốc nhưng chúng ta cần lưu ý rằng, Nga chỉ nói giải quyết song phương các vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Rõ ràng, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ có thể giải quyết song phương, ví dụ như vấn đề Hoàng Sa thì chỉ có Việt Nam và Trung Quốc xử lý chứ không thể để một nước không liên quan tham gia.

Tuy nhiên, ở Trường Sa lại không chỉ có Việt Nam và Trung Quốc mà còn nhiều quốc gia khác nên vấn đề này không thể giải quyết song phương được.

Có thể những phát ngôn đó không phù hợp hoàn toàn với xu hướng chung của quốc tế hay quan điểm của Việt Nam, chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và khắc phục nó để không làm ảnh hưởng đến quan hệ rất tốt đẹp giữa Việt Nam và Nga.

- Nhưng rõ ràng, người Việt Nam, nhất là những người yêu mến nước Nga rất đau lòng, thậm chí có cảm giác như bị &'phản bội' trước những tuyên bố của ông Lavrov về lập trường trên Biển Đông. Mà ông biết đấy, tỷ lệ người Việt yêu mến, ủng hộ nước Nga nói chung và ông Putin nói riêng nằm trong nhóm cao nhất thế giới. Người Nga quá rõ câu thành ngữ: "Bạn cũ bạn tốt, rượu cũ rượu ngon"...

Nhà báo Nguyễn Đăng Phát: Xét về tổng thể, phát ngôn của ông Lavrov là đúng nhưng phía Trung Quốc khai thác ý họ cho là cần thiết và khiến dư luận Việt Nam cảm thấy phật lòng. Theo tôi, có 2 nguyên nhân khiến Ngoại trưởng Nga không im lặng mà đưa ra phát biểu này.

Thứ nhất, vì quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, Matxcơva cần phải thể hiện một lập trường khá tương đồng với Bắc Kinh.

Thứ hai, đây cũng là một phương án dùng để cảnh báo Washington. Điều Nga muốn nói là Mỹ không có liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông thì không nên tham gia.

Tuyên bố này của Nga không nhằm gửi đến Việt Nam, không phải là thông điệp Nga ngừng ủng hộ Việt Nam và quay sang phía Trung Quốc. Nga vẫn ủng hộ Việt Nam qua các quan điểm giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế.

TS. Trần Công Trục: Theo tôi, các phát ngôn của phía Nga được đưa ra một cách chung chung, có thể do Matxcơva chưa hiểu rõ về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông hoặc có thể là vì động cơ chính trị nào đó.

Các phát ngôn không cụ thể, muốn hiểu sao cũng được của Nga đã tạo điều kiện cho truyền thông Trung Quốc lợi dụng nhằm đưa ra những câu nói mang lại lợi ích cho Bắc Kinh.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không được xem nhẹ điều này vì trên thực tế, bối cảnh quốc tế hiện nay có sự tranh chấp quyền lợi giữa các nước lớn, trong đó có sự đối lập giữa Nga với Mỹ và một số nước phương Tây trong nhiều vấn đề.

Chính điều đó khiến Matxcơva gặp khó khăn trong nhiều mặt, bị cô lập trong một số lĩnh vực và thúc đẩy họ đi tìm kiếm đồng minh, tìm tiếng nói chung, ở đây là Trung Quốc.

Trong khi đó, các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông vấp phải sự phản đối rất mạnh mẽ không chỉ của các nước trong khu vực mà cả cộng đồng quốc tế. Chưa kể đến tòa PCA sắp đưa ra phán quyết nhiều khả năng gây bất lợi cho Bắc Kinh ở khu vực này, vì vậy họ cũng đang đi tìm đồng minh cho mình.

- Thế còn về phần mình, các ông có tâm tư ra sao với người bạn thủy chung, truyền thống này trong giai đoạn hiện nay?

Nhà báo Nguyễn Đăng Phát: Truyền thông Trung Quốc có nhiều thủ đoạn và mục đích của họ trong việc trích dẫn các phát ngôn của quan chức Nga một cách thiếu đầy đủ, có chủ đích là điều dễ hiểu. Chính vì vậy, những thông tin này dễ khiến người dân Việt Nam cảm thấy phật lòng.

Theo tôi, truyền thông Việt Nam hiện nay cần làm tốt hơn nữa, cần xem xét kỹ càng nguồn tin, các phát ngôn cần được thể hiện đầy đủ, trong các văn cảnh cụ thể, không nên sử dụng các nguồn đã được lược, trích quá đà.

Với quan điểm của Nga về vấn đề Biển Đông, chúng ta cần đọc kỹ để xem lập trường đó có thay đổi so với trước đây không, có đi ngược với những tuyên bố của mình không.

Nếu quan điểm này vẫn nhất quán, chúng ta cần đán.h giá đúng về quan hệ Nga - Việt, không nên thay đổi quan điểm về người bạn truyền thống này chỉ vì những thông tin đã bị cắt lược với mục đích riêng.

TS. Trần Công Trục: Theo tôi, chúng ta cần làm rõ cho bạn bèn quốc tế hiểu về bản chất của những tranh chấp và các thủ tục cần thiết để giải quyết những tranh chấp đó. Chúng ta không nên nhận định phiến diện, chê trách Nga vì những phát biểu trên vì rõ ràng Nga không phải Việt Nam.

Nga chỉ đứng ngoài và nghe thông tin. Điều Việt Nam cần làm là làm cho các đối tác hiểu rõ về bản chất của vấn đề. Tuy nhiên, chúng ta không nên quá dĩ hòa vi quý, không can thiệp khi các nước bạn có những phát biểu sai về pháp lý liên quan đến Việt Nam.

Ngoài ra, truyền thông trong nước cũng cần đán.h giá đầy đủ, làm rõ các tuyên bố của Nga để tránh người dân Việt Nam hiểu nhầm về mối quan hệ truyền thống với Nga trong giai đoạn hiện nay.

- Theo ông, sau những động thái trên, Matxcơva liệu có còn là một đối tác tin cậy hoàn toàn với Việt Nam hay không?

Nhà báo Nguyễn Đăng Phát: Với tôi, những phát biểu trên sẽ không ảnh hưởng đến độ tin cậy trong mối quan hệ Việt - Nga. Một trong những đặc điểm khác biệt giữa mối quan hệ Việt - Nga với các cặp quan hệ khác là độ tin cậy chính trị rất cao.

Điều này được thể hiện qua việc Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam chọn Nga là điểm đến đầu tiên sau khi nhậm chức trong nhiệm kỳ mới.

Ngoài vấn đề kinh tế, Nga và Việt Nam còn nhiều lĩnh vực hợp tác thiết yếu với chúng ta như năng lượng hay kỹ thuật quân sự.

TS. Trần Công Trục: Dư luận Việt Nam hết sức quan tâm đến những phát ngôn của Nga về vấn đề Biển Đông khi 2 nước có mối quan hệ rất đặc biệt.

Có những giai đoạn, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía Liên Xô trước đây và Nga hiện nay, không chỉ trong giai đoạn chống ngoại xâm mà còn trong quá trình xây dựng, bảo vệ tổ quốc.

Mặc dù Nga đã có những thay đổi nhưng rõ ràng mối quan hệ với Việt Nam vẫn được duy trì ở mặt quan hệ đối tác chiến lược và Việt Nam cũng ủng hộ Nga rất nhiều kể cả khi Matxcơva đang thuận lợi hay khó khăn.

Xin cảm ơn!

Theo VTC

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
20:04:13 29/09/2024
Mỹ: Ít nhất 44 người t.ử von.g do bão Helene
15:08:01 28/09/2024
Ứng viên tổng thống Mỹ bám đuổi sít sao ở các bang chiến trường
10:54:59 28/09/2024
Ông Trump gặp Tổng thống Zelensky, cam kết chấm dứt xung đột Ukraine
11:21:31 28/09/2024
Iran: Mọi phong trào kháng chiến tại Trung Đông hợp sức, Israel sẽ hối tiếc
22:08:53 28/09/2024
Số người thiệ.t mạn.g do lũ lụt tại Nepal tăng lên 59 người
07:21:36 29/09/2024
Ông Trump cảnh báo nguy cơ xung đột Ukraine leo thang thành Thế chiến 3
16:49:50 28/09/2024
Sập mỏ vàng ở Indonesia, 15 người thiệ.t mạn.g
07:43:40 28/09/2024

Tin đang nóng

Á hậu Việt và cuốn sổ ghi chi tiết từng bữa cafe, trà sữa khi hẹn hò với nam thần showbiz vì sợ một điều
23:20:55 29/09/2024
Vợ cũ Bằng Kiều: "Một mình anh Hoài Linh chấp hết mười mấy ca sĩ"
23:18:15 29/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh đang hẹn hò với bạn diễn kém tuổ.i, nhà trai liên tục để lộ bằng chứng tình cảm "rõ mồn một"?
20:35:10 29/09/2024
'Đệ nhất mỹ nam' Jo In Sung: Lẻ bóng tuổ.i 43, bị đồn yêu Song Hye Kyo
22:11:27 29/09/2024
Nhan sắc gâ.y số.c của Triệu Lệ Dĩnh
23:26:37 29/09/2024
Nhan sắc rực rỡ và những thay đổi trong diva Hồng Nhung sau 2 năm sống ở Paris
22:35:10 29/09/2024
Người đạo diễn tài năng mắc 'tội' quá yêu vợ NSND nổi tiếng
22:38:59 29/09/2024
Mẹ và anh trai lên tiếng về phát ngôn bỏ học của Negav trước 20.000 khán giả
22:08:41 29/09/2024

Tin mới nhất

Đồng tiề.n chung BRICS sẽ được bảo đảm bằng vàng

21:09:03 29/09/2024
Trong những năm qua, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - hiện bao gồm 10 quốc gia sau đợt kết nạp 5 thành viên mới hồi đầu năm - đã nỗ lực phát triển một đồng tiề.n chung.

Không ngừng nỗ lực cứu Trung Đông khỏi một cuộc chiến toàn diện

21:08:50 29/09/2024
Trong những ngày qua, cộng đồng quốc tế vẫn tiếp tục những nỗ lực không ngừng nghỉ để hạ nhiệt căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Lebanon, vốn đang đẩy Trung Đông đến gần hơn với một cuộc chiến toàn diện.

ADB dự báo kinh tế Mông Cổ tăng trưởng bền vững đến năm 2025

13:30:37 29/09/2024
Tuy nhiên, rủi ro cho tăng trưởng có thể đến như suy giảm nhu cầu từ Trung Quốc, chậm mở rộng mỏ Oyu Tolgoi và gián đoạn nguồn cung do căng thẳng địa chính trị và khí hậu.

Tỷ phú Mark Zuckerberg gia nhập 'câu lạc bộ 200 tỷ USD'

13:28:42 29/09/2024
Ngày 25/9, sau sự kiện Meta Connect 2024, cổ phiếu Meta tăng 0,9% và đóng cửa phiên giao dịch ở mức cao kỷ lục là 568,31 USD/cổ phiếu. Tuy nhiên, đến ngày 29/9, cổ phiếu này giảm xuống còn 567,36 USD/cổ phiếu

Hãng tin AFP bị tấ.n côn.g mạng

07:55:04 29/09/2024
Trong khi đang phân tích và xử lý sự cố, hãng khẳng định phòng tin tức của AFP và tất cả các dịch vụ của hãng vẫn tiếp tục đưa tin trên toàn thế giới.

Giao tranh buộc trên 50.000 người tại Liban di tản sang Syria

07:29:29 29/09/2024
Theo UNHCR, tổng số người phải rời bỏ nhà cửa ở Liban hiện đã lên tới 211.319 người, trong đó số người di dời kể từ khi Israel tăng cường các cuộc không kích vào ngày 23/9 là 118.000 người.

Rơi trực thăng tại Pakistan, 6 người thiệ.t mạn.g

07:09:01 29/09/2024
Tổng cộng trên trực thăng có 14 người, bao gồm 2 phi công người Nga. Vụ ta.i nạ.n đã làm 6 hành khách t.ử von.g tại chỗ, 8 người bị thương nặng.

Trọng trách để 'Nhật Bản trở lại'

07:06:30 29/09/2024
Giáo sư chính trị của Đại học Tokyo Yu Uchiyama nhận định ông Ishiba có thể sẽ thể hiện tốt trong cuộc đối đầu sắp tới tại quốc hội với lãnh đạo phe đối lập.

Lật tàu ngoài khơi Tây Ban Nha khiến 9 người thiệ.t mạn.g, 48 người mất tích

07:02:06 29/09/2024
Vào thời điểm vụ việc xảy ra trên tàu có 84 người. Sau khi nhận được cuộc gọi khẩn cấp từ ngoài khơi đảo El Hierro, lực lượng cứu hộ đã giải cứu được 27 người.

Lũ lụt và lở đất khiến 28 người thiệ.t mạn.g và mất tích ở Nepal

06:30:59 29/09/2024
Lở đất đã chặn một số đường cao tốc khiến hàng trăm du khách bị mắc kẹt. Tất cả các chuyến bay nội địa từ Kathmandu đã bị hủy từ tối 27/9. Cục Khí tượng Thủy văn dự báo mưa lớn sẽ kéo dài đến ngày 29/9.

Giảm mạnh thuế, Ấn Độ tăng xuất khẩu gạo

06:28:31 29/09/2024
Gạo đồ là loại gạo mà phần thóc được ngâm trong nước nóng rồi mới được gia công chế biến. Không chỉ gạo đồ, thuế xuất khẩu đối với gạo lứt cũng được giảm xuống còn 10%. Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức.

Iran tăng cường đảm bảo an ninh cho nhà lãnh đạo tối cao Ali Khamenei

06:23:03 29/09/2024
Theo tuyên bố của quân đội Israel, Không quân Israel (IAF) đã tấ.n côn.g các mục tiêu của Hezbollah ở khu vực Beqaa phía Đông và các khu vực khác ở miền Nam Liban.

Có thể bạn quan tâm

Loại rau giàu chất xơ xào với con chứa đầy canxi được món ngon ăn mãi chẳng béo, đảm bảo ai cũng thích

Ẩm thực

06:14:04 30/09/2024
Món ăn vừa đơn giản, dễ làm lại thơm ngon, bổ dưỡng, ăn nhiều không béo, chắc chắn cả nhà sẽ thích. Hãy tham khảo ngay công thức dưới đây nhé!

Mỹ nhân đẹp nhất Trung Quốc đóng phim mới nhìn như yêu quái Tây Du Ký: Netizen Trung chê, netizen Việt khen độc đáo

Hậu trường phim

05:55:31 30/09/2024
Mới đây, tạo hình nữ quỷ vương của Địch Lệ Nhiệt Ba ở bộ phim ngôn tình Mộ tư từ đang gây ra những luồng ý kiến trái chiều.

Khởi tố 4 cán bộ thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Châu

Pháp luật

05:54:13 30/09/2024
Mặc dù được phân công phụ trách Trạm quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ Châu Bính, thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Châu, 4 cán bộ trạm này đã thống nhất nhận tiề.n của hàng chục người để họ được vào rừng khai thác măng...

Top phim Hoa ngữ được xem nhiều nhất tháng 9, bất ngờ với 'Phàm Nhân Ca'

Phim châu á

05:54:13 30/09/2024
Cùng điểm qua những bộ phim Hoa ngữ chiếm vị trí đầu trên bảng xếp hạng với lượt xem nhiều nhất trong tháng 9 này.

Sắc vóc nón.g bỏn.g của Tóc Tiên sau khi lộ diện 'Chị đẹp đạp gió'

Người đẹp

05:45:02 30/09/2024
Sở hữu sắc vóc nón.g bỏn.g, chị đẹp Tóc Tiên chuộng các thiết kế cắt khoét táo bạo nhằm khoe được lợi thế vê mặt hình thể.

Lúc bố chia đất, anh cả đưa ra tờ xét nghiệm ADN, tôi sốc nặng nhưng bố lại vo tròn mảnh giấy và giao cả gia tài cho anh ấy

Góc tâm tình

05:36:27 30/09/2024
Không ngờ gia đình tôi có bí mật lớn thế mà bây giờ tôi mới biết. Tôi lấy vợ xa, vài năm mới về quê một lần. Tuổ.i già của bố mẹ chỉ có thể dựa vào vợ chồng anh cả.

Thái độ không ngờ của bà Phạm Kim Dung khi chạm mặt với Hoa hậu Lê Hoàng Phương

Sao việt

23:11:23 29/09/2024
Mối quan hệ giữa Hoa hậu Lê Hoàng Phương và bà Phạm Kim Dung đang nhận được sự quan tâm giữa lúc vướng tin đồn trục trặc .

Tử vi ngày 30/9/2024: Dần may mắn, Mùi hào phóng không cần thiết

Trắc nghiệm

23:08:37 29/09/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất ngày 30/9/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Từ nay 'nhóm nhạc quốc dân' Da LAB không còn nguyên vẹn

Nhạc việt

22:14:27 29/09/2024
Cụ thể, Phương Kào thấy việc hoạt động nhóm không còn phù hợp, muốn phát triển bản thân trên con đường riêng trong âm nhạc.

Lý do Đinh Tiến Đạt 'nhường spotlight' cho đồng nghiệp ở show âm nhạc

Tv show

21:57:17 29/09/2024
Đinh Tiến Đạt không ngại làm mới mình qua các đêm công diễn Anh trai vượt ngàn chông gai . Anh cũng không ngại lui về sau để các đồng nghiệp tỏa sáng.

Barca dùng điều khoản đặc biệt với Szczesny

Sao thể thao

21:34:49 29/09/2024
Đội bóng xứ Catalonia sẽ sử dụng tiề.n lương của Marc-Andre ter Stegen để trả cho Wojciech Szczesny, nhằm đáp ứng quy định tài chính từ ban tổ chức La Liga.