Biển Đông sắp có bão
Áp thấp nhiệt đới khả năng xuất hiện trên Biển Đông những ngày tới, sau đó mạnh thành bão.
Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết ngày 9-10/10, một áp thấp nhiệt đới có thể hình thành trên Biển Đông. Sau đó, hình thái này mạnh lên thành bão.
Nếu kịch bản này xảy ra, đây sẽ là cơn bão số 6 trong năm nay và có thể tác động đến các tỉnh Trung Bộ, nơi vừa hứng chịu hậu quả sau khi bão số 5 quét qua.
Chuyên gia khí tượng nhận định trong tháng 10, Biển Đông xuất hiện 2-3 xoáy thuận nhiệt đới (áp thấp nhiệt đới hoặc bão). Từ nay đến hết tháng 11, đất liền nước ta có thể chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão xuất hiện dồn dập. Trọng tâm ảnh hưởng của mưa bão thời gian này là các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Trị vừa hứng chịu thiệt hại nặng nề sau khi bão số 5 quét qua sáng 18/9. Ảnh: Ngọc Tân.
Theo cơ quan khí tượng, những ngày tới, Bắc Bộ sẽ duy trì kiểu thời tiết mưa dông. Mưa tập trung từ đêm 4/10 đến đêm 5/10, sau đó giảm và xuất hiện những ngày nắng gián đoạn trước khi khu vực bước vào đợt mưa mới.
Đáng lưu ý, thượng lưu lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình có khả năng xuất hiện đợt lũ với biên độ lũ lên 1-2 m. Lũ quét và sạt lở đất có nguy cơ cao xảy ra tại các tỉnh miền núi Bắc Bộ như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang và Bắc Kạn.
Tại Trung Bộ, mưa lớn sẽ xuất hiện từ ngày 6/10 và kéo dài đến hết ngày 9/10. Nam Trung Bộ có thể là trọng tâm của đợt mưa lớn lần này với nhiều nguy cơ xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh đi kèm. Ngày 7/10, các sông ở Trung Bộ cũng có khả năng xuất hiện một đợt lũ gây nguy cơ lũ quét, sạt lở, ngập úng.
Video đang HOT
Tại Tây Nguyên và Nam Bộ, ngày 3-5/10, khu vực này xuất hiện mưa rào và dông, sau đó giảm dần. Mực nước trên các sông ở Tây Nguyên có dao động, một số sông suối nhỏ có khả năng xuất hiện lũ.
Trên biển, từ ngày 5/10, vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 5, sau tăng lên cấp 6-7, giật cấp 8. Sóng biển cao 3-4 m, biển động mạnh.
Từ ngày 6/10, gió Tây Nam hoạt động mạnh cấp 5-6 trên các vùng biển phía nam (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa). Sóng cao 2-3 m, biển động.
Hai kịch bản đổ bộ của bão số 5
Bão số 5 dự kiến đổ bộ đất liền các tỉnh Quảng Trị - Đà Nẵng, nhưng cũng có thể di chuyển chệch nam, mở rộng vùng ảnh hưởng sang các tỉnh Nam Trung Bộ.
Rạng sáng 17/9, Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão số 5 (Noul) đang mạnh lên trước khi đổ bộ vào đất liền các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ.
Theo dự báo mới nhất, vùng ảnh hưởng trọng tâm bão đã mở rộng ra các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam.
Hai kịch bản đổ bộ
Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng dự báo Khí hậu (Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia), cho biết bão số 5 sẽ liên tục mạnh lên trong những giờ tới. Ở thời điểm cách đất liền nước ta 100 km, bão đạt cường độ cực đại với sức gió mạnh cấp 12, giật cấp 14.
Chuyên gia nhận định bão di chuyển cùng thời điểm không khí lạnh ở phía bắc bắt đầu tràn về. Do đó, đường đi của bão diễn biến phức tạp. Hiện, cơ quan khí tượng cân nhắc 2 kịch bản về vị trí đổ bộ của cơn bão này.
Hình ảnh vệ tinh của bão số 5 đang tiến dần vào đất liền các tỉnh miền Trung nước ta lúc rạng sáng 17/9. Ảnh: NASA.
Kịch bản thứ nhất, bão đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh từ Quảng Bình đến Đà Nẵng. Nếu điều này xảy ra, vùng ảnh hưởng của bão trải dài từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi. Các khu vực này được dự báo hứng chịu mưa lớn 200-300 mm, có nơi mưa 400 mm chỉ trong 2 ngày 17-18/9.
Kịch bản thứ hai, bão có thể đổ bộ ở vị trí hơi chếch xuống phía nam và tác động đến các tỉnh Nam Trung Bộ. Với diễn biến này, vùng mưa dông và gió mạnh sẽ mở rộng ra khắp khu vực Trung và Nam Trung Bộ.
"Đây là cơn bão có cường độ mạnh và diễn biến phức tạp nhất kể từ đầu mùa bão đến nay. Với sức gió có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, chúng tôi nhận định cấp độ rủi ro thiên tai của cơn bão này lên đến cấp 4", ông Hưởng nhận định.
Phân tích thêm về các yếu tố dị thường của bão số 5, chuyên gia cho biết khi vào Biển Đông, bão di chuyển trên vùng biển ấm với nhiệt độ 29-31 độ C. Cùng lúc, xoáy thấp hoạt động ở độ cao trên mực 3.000-5.000 m và gió mùa Tây Nam cũng hoạt động mạnh.
Sự tương tác giữa các yếu tố trên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bão. Đây là nguyên nhân khiến bão tăng cấp nhanh và liên tục trong suốt vòng đời. Kể từ lúc là áp thấp nhiệt đới đến khi thành bão cấp 8 và mạnh lên thành bão cấp 12, bão Noul chỉ tồn tại 3 ngày trên Biển Đông.
Bão số 5 gây mưa lớn 400 mm
Lúc 5h sáng 17/9, Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết tâm bão Noul đang cách quần đảo Hoàng Sa 380 km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất cấp 9-10, giật cấp 12. So với những giờ trước đó, bão tiếp tục mạnh lên một cấp.
Trong 24 giờ tới, bão đi theo hướng tây tây bắc với vận tốc 20 km/h và có khả năng mạnh thêm. Rạng sáng 18/9, tâm bão cách bờ biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi 160 km về phía đông. Lúc này, bão đạt cường độ mạnh cấp 11, giật cấp 13.
Nhận định mới nhất của cơ quan khí tượng cho thấy bão giữ nguyên hướng đi, tăng tốc lên 25 km/h và đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam với sức gió mạnh cấp 10-11, giật cấp 13 rồi suy yếu dần. Như vậy, bão có thể đổ bộ đất liền vào trưa 18/9.
Dự báo đường đi của bão số 5 trong những giờ tới. Ảnh: Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam.
Chiều 18/9, bão tiếp tục đi sâu vào đất liền theo hướng tây với vận tốc cũ và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Sau đó, hình thái này tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.
Theo đài dự báo Hong Kong, bão số 5 sẽ quét rất nhanh qua các tỉnh Quảng Bình - Quảng Nam với trọng tâm hướng vào khu vực tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Vùng ảnh hưởng của bão trải rộng từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi.
Do ảnh hưởng của bão số 5 nên từ chiều 17/9 đến đêm 18/9, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi sẽ hứng chịu một đợt mưa lớn trên diện rộng với lưu lượng phổ biến 200-300 mm/đợt, có nơi trên 400 mm.
Tại khu vực Nam Trung Bộ và phía bắc Tây Nguyên, mưa vừa và mưa to xuất hiện với lưu lượng phổ biến 50-100 mm/đợt.
Chuyên gia khí tượng nhận định đặc điểm của các cơn bão trong thời kỳ này là chỉ gây ra mưa lớn ở trước và trong cơn bão. Sau cơn bão, do không có sự tác động của đới gió đông, mưa còn tiếp diễn nhưng với cường độ không quá lớn.
Áp thấp mạnh lên thành bão, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc Hồi 4 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão số 5 ở vào khoảng 13,1 độ Vĩ Bắc; 118,2 độ Kinh Đông, cách đảo Palawan (Philippines) khoảng 200km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60 - 75km/giờ), giật cấp 10. Đường đi và vị trí bão số 5. Theo Trung tâm Dự báo...