Biển Đông: Philippines dùng “thuyết phục đạo lý” với Trung Quốc
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines hôm nay tuyên bố, trong hồ sơ kiện Trung Quốc ra trước Tòa án trọng tài Liên hợp quốc, Manila dùng phương pháp “thuyết phục đạo lý” để tòa án tuyên bố những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông là phi pháp.
“Bằng thuyết phục đạo lý, chúng tôi hi vọng cộng đồng quốc tế sẽ giúp làm cho Trung Quốc nhận ra rằng tôn trọng và thực thi theo quyết định của Tòa án cũng là lợi ích tốt nhất của họ”, phát ngôn viên Charles Jose cho biết trên đài truyền hình ABS-CBN.
“Nếu Trung Quốc muốn được nhìn nhận là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, tốt hơn là họ nên làm, hành động trong khuôn khổ trật tự quốc tế đã được thiết lập hơn là ở bên ngoài nó”.
Tháng trước, sau khi Philippines hoàn tất hồ sơ nộp lên Tòa án trọng tài quốc tế, Bắc Kinh đã cảnh báo là hành động của Manila làm tổn hại nghiêm trọng quan hệ giữa hai nước và Philippines phải chịu trách nhiệm về “hậu quả” của việc này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cho biết Manila đã dự đoán là phải đối mặt với những hành động trả đũa từ phía Bắc Kinh, trong lĩnh vực thương mại hoặc du lịch. Manila chấp nhận và giải thích: “Về kinh tế, quân sự, chúng tôi không thể so sánh được với Trung Quốc, do vậy, phương tiện duy nhất của chúng tôi là luật pháp quốc tế”.
Video đang HOT
Trong khi đó phát biểu tại phủ tổng thống, phát ngôn viên của Tổng thống Benigno Aquino, ông Herminio Coloma, cho hay mục đích của Philippines là chứng tỏ tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông của họ là dự trên luật pháp quốc tế và phán quyết của tòa không chỉ liên quan đến trường hợp của Philippines, mà còn đối với các nước khác, trong khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.
Hiện Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, thậm chí ăn sâu vào sát bờ biển của nhiều nước láng giềng.
Theo Dantri
Báo Trung Quốc: Mỹ bí mật hiện diện quân sự thường trực ở Philippines
Mỹ có thể đã "bí mật" tái triển khai hiện diện quân sự thường trực tại Philippines giữa lúc căng thẳng Trung Quốc và Philippines leo thang liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.
Tàu chiến Mỹ xuất phát từ vịnh Subic của Philippines hồi năm 2012 sau một chuyến thăm - Ảnh: Reuters
Mỹ đã chính thức chấm dứt hiện diện quân sự thường trực tại Philippines sau khi đóng cửa căn cứ hải quân ở vịnh Subic hồi năm 1991, trang tin Want China Times ngày 24.2 dẫn lại tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) cho biết.
Kể từ năm 1991, Mỹ chỉ luân chuyển khoảng 400 lính đến Philippines hằng năm để hỗ trợ các chiến dịch chống khủng bố với vai trò tư vấn và hướng dẫn.
Nhưng Thời báo Hoàn Cầu cho rằng các nhà kho lớn, nhà máy điện, ống dẫn dầu và xưởng sửa chữa tàu được phát hiện tại vịnh Subic, có thể được dùng cho mục đích quân sự, nhưng chúng lớn hơn so với nhu cầu của Hải quân Philippines.
Các nguồn tin cho Thời báo Hoàn Cầu biết đó là căn cứ hải quân cũ của Mỹ ở vịnh Subic và một công ty nước ngoài "bí ẩn" đang tu sửa để chuẩn bị cho hải quân Mỹ đổ vào đóng quân thường trực tại đây bất kỳ lúc nào.
Theo nội dung đang đàm phán giữa Mỹ và Philippines, Manila có thể cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của Philippines bao gồm cả vịnh Subic.
Một ông chủ cửa hàng quà lưu niệm ở vịnh Subic cho Thời báo Hoàn Cầu biết ông ta nhận được một email từ các lính hải quân Mỹ cho rằng họ sẽ trở lại Philippines sớm nhất là trong năm 2014.
Một số người dân khác ở vịnh Subic cho rằng quân đội Mỹ vẫn tiếp tục bí mật duy trì hiện diện quân sự thường trực tại vịnh Subic trong nhiều năm qua.
Một doanh nhân ở vịnh Subic thì cho hay có một khu vực dọc theo vịnh Subic cấm cả quân đội Philippines và đó thật sự là một căn cứ do thám tàu ngầm của Hải quân Mỹ.
Một vị giáo sư giấu tên thuộc Khoa Chính trị học tại Đại học Philippines tiết lộ với Thời báo Hoàn Cầu rằng quân đội Mỹ đã tái triển khai hiện diện quân sự thường trực tại vịnh Subic và quay lại căn cứ không quân Clark cũ trước đây tại tỉnh Pampanga, cách thủ đô Manila 60 km về phía tây bắc.
Tổng thống Philippines, ông Benigno Aquino, gần đây tuyên bố rằng ông "sắp" đạt được một thỏa thuận tăng cường số lượng binh sĩ Mỹ được phép đến Philippines, giữa lúc căng thẳng tranh chấp lãnh thổ Trung Quốc-Philippines leo thang, cụ thể là bãi cạn tranh chấp Scarborough trên biển Đông.
Ông Aquino cũng đã cho mở cửa 25 sân bay và căn cứ hải quân Philippines, cho phép hải quân Mỹ vào ra tự do, vị giáo sư trên tiết lộ.
Theo TNO
Đời sống tình cảm ồn ào của những nhà văn nổi tiếng Nhiều người nghĩ rằng, được yêu những nhà văn nổi tiếng hẳn sẽ là một điều may mắn, họ có thể nhận được những lá thư tình mùi mẫn hay thậm chí sẽ đi vào huyền thoại trong những áng văn thơ lãng mạn. Tuy nhiên, có vẻ thực tế lại không như mong đợi bởi nhiều trường hợp cho thấy các nhà...