Biển Đông nóng: Trung Quốc sắp dịch chuyển giàn khoan 981?
Có thể trong khoảng hai ngày nữa Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan đến một vị trí khác để tiếp tục khoan thăm dò.
TQ sẽ đưa giàn khoan 981 đến một vị trí khác
Theo báo Tuổi Trẻ, đó là đánh giá của các sĩ quan trên tàu cảnh sát biển 2016, với những gì quan sát được trong những ngày qua về dấu hiệu dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981, cùng với việc mở rộng tầm truy cản lên 18 hải lý.
Trước đó, sáng 2/6, các tàu Việt Nam tiếp tục tiến vào giàn khoan Hải Dương 981, khi di chuyển được khoảng 1 hải lý thì tàu Trung Quốc lao ra truy cản.
Trong đó tàu cảnh sát biển 2016 bị tàu hải cảnh Trung Quốc đuổi theo khoảng 3 hải lý và đe dọa phun vòi rồng, tuy nhiên tàu 2016 đã bứt phá với tốc độ cao (trên 20 hải lý/giờ) và ra khỏi tầm truy cản của tàu Trung Quốc và làm tàu này không thực hiện được ý đồ phun vòi rồng.
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc
Ngoài ra, một số tàu kiểm ngư cùng biên đội với tàu 2016 cũng bị tàu hải cảnh và tàu đầu kéo truy cản, phun vòi rồng, song các tàu đầu kéo dù phun vòi rồng cực mạnh từ cả hai phía thân tàu nhưng đều không thể vươn tới các tàu kiểm ngư. Sau đó, ba tàu đầu kéo Trung Quốc vẫn tiếp tục tự phun vòi rồng trên mặt biển với mục đích đe dọa các tàu Việt Nam.
Video đang HOT
Đến 13h, Trung Quốc đã điều ba tàu hải cảnh ra bao vây tàu kiểm ngư 635, qua bộ đàm các tàu kiểm ngư đã liên lạc với nhau để bảo vệ tàu 635. Dù được giải vây nhưng sau đó tàu kiểm ngư 635 vẫn tiếp tục bị hai tàu hải cảnh 281 và 241 bám đuôi.
Cùng thời điểm, tàu cảnh sát biển 2015 cũng bị tàu hải cảnh 46101 áp sát trong cự ly chỉ khoảng 10m và truy cản trong gần một giờ. Tuy nhiên, nhờ tàu 2015 chủ động phòng tránh nên đã tránh được các va chạm với tàu hải cảnh 46101.
Đáng lưu ý trong ngày 2/6, Trung Quốc đã mở rộng vùng truy cản cách xa giàn khoan đến 18 hải lý (các ngày trước là 8-10 hải lý). Theo đánh giá của các sĩ quan trên tàu cảnh sát biển 2016, với những gì quan sát được trong những ngày qua về dấu hiệu dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981, cùng với việc mở rộng tầm truy cản lên 18 hải lý thì có thể trong khoảng hai ngày nữa Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến một vị trí khác để tiếp tục khoan thăm dò.
Trung Quốc sẽ rắc rối nếu bị kiện
Trong một diễn biến khác, trên tờ National Interest hôm 3/6, ông Rory Medcalf, giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại Viện nghiên cứu Lowy của Australia đồng thời là chuyên gia tại Viện nghiên cứu Brookings của Mỹ, nêu rõ hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian gần đây là nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực.
Theo ông Rory Medcalf, sở dĩ Trung Quốc chọn Việt Nam là nước để khiêu khích bởi, cũng như Ukraine, Việt Nam không phải đồng minh của Mỹ. Do đó, Bắc Kinh sẽ có lợi thế gấp đôi trong việc chỉ rõ những giới hạn của Washington trong nỗ lực nhằm xây dựng các mối quan hệ đối tác mới ở châu Á.
Chuyên gia Rory Medcalf nhấn mạnh, cuộc đối đầu chiến lược tại châu Á giữa năm 2014 đã vượt quá nội dung của một kịch bản. Cho tới nay, Trung Quốc thực sự đã gây áp lực lên Việt Nam. Việt Nam không muốn chiến tranh, nhưng Trung Quốc đã từ chối thiện chí các cuộc đối thoại và gây sức ép mạnh mẽ với Việt Nam.
Qua những động thái mới đây của Trung Quốc, các quốc gia có tranh chấp hàng hải khác với Bắc Kinh đã tăng cường an ninh với Mỹ và Nhật Bản để đầu tư vào lĩnh vực quốc phòng. Theo cách của riêng mỗi quốc gia, Malaysia, Indonesia, Singapore và Philippines đang đẩy mạnh sự hợp tác với hải quân Mỹ.
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng tấn công tàu cảnh sát biển Việt Nam tại vùng biển gần giàn khoan trái phép Hải Dương 981.
Theo giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại Viện nghiên cứu Lowy của Australia, một Việt Nam kiên cường cũng sẽ nỗ lực gấp đôi để đối phó với nước láng giềng lớn mà hung hăng, trong đó có việc sử dụng biện pháp pháp lý như Philippines đã làm, nhằm cô lập Trung Quốc bằng luật pháp và dư luận quốc tế.
Bắc Kinh có thể giả vờ nhún vai từ chối một hành động pháp lý. Nhưng họ sẽ gặp rắc rối khi Việt Nam hay các quốc gia khác ở Đông Nam Á kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế dưới sự ủng hộ của Mỹ, châu Âu và các nước khác. Một sự thật không thể chối bỏ là, trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng hung hăng trong các tranh chấp hàng hải.
Phía sau sự hung hãn đó, ít nhất các quan chức nước này cần biết rằng, họ không thể trở thành những “kẻ giật dây” cho những nguy hiểm trong khu vực. Đây sẽ là một vở kịch dài mà kịch bản không phải do riêng Trung Quốc viết.
Theo Đât Viêt
Tình hình Biển Đông: Việt kiều viết huyết thư phản đối Trung Quốc
Trước tình hình Biển Đông vẫn diễn ra căng thẳng, Việt kiều tại Hong Kong đã viết một bức huyết thư yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Thông tin từ TTXVN cho biết, chiều 1/6, hơn 300 người Việt đang làm ăn và sinh sống tại Hong Kong đã tiếp tục xuống đường biểu tình phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Cuộc tuần hành bắt đầu với điểm xuất phát là Công viên Victoria và điểm kết thúc là phía trước tòa nhà chính quyền Hong Kong ở Kim Chung sau hơn 2 tiếng. Những người biểu tình trong trang phục áo đỏ in hình quốc kỳ Việt Nam và dòng chữ "Hướng về Biển Đông" giơ cao biểu ngữ và băng rôn mang nội dung phản đối hành xâm phạm chủ quyền của Bắc Kinh, đồng thời, kêu gọi quốc tế hỗ trợ Việt Nam chống lại Trung Quốc.
Bức huyết thư của cộng đồng người Việt tại Hong Kong trong cuộc biểu tình ngày 1/6. Ảnh:TTXVN
Đáng chú ý nhất trong cuộc biểu tình lần này là bức thư được viết từ máu của hơn 50 người. Bức huyết thư này sẽ được gửi lên Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại đặc khu Hong Kong của Trung Quốc.
Báo Dân trí đưa tin, cũng trong ngày 1/6, khoảng 300 người dân Việt Nam đang sinh sống và học tập tại Stockholm và nhiều vùng ở Thụy Điển mang theo quốc kỳ và các băng rôn, khẩu hiệu phản đối Bắc Kinh đã tham gia tuần hành tại Sergels Torg và trước đại sứ quán Trung Quốc ở Stockholm.
Những người biểu tình đã tuần hành trên chặng đường dài 3,7km, từ Sergels Torg đến Đại sứ quán Trung Quốc ở Stockholm ngày 1/6.
Trước đó, ngày 31/5, hàng trăm người Việt đang sinh sống và học tập tại thủ đô Ottawa và các thành phố như Toronto, Montreal ở Canada trong trang phục áo đỏ và các khẩu hiệu, biểu ngữ cũng tham gia biểu tình phản đối hành vi xâm phạm của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ có chuyến công du kéo dài 5 ngày tại Bỉ, Italy và Vatican bắt đầu từ Thứ Ba (3/6), tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 để trao đổi nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề nóng bỏng hiện nay là việc Trung Quốc hung hăng gây hấn với các nước láng giềng trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo Đời sống pháp luật
Tại sao giàn khoan Hải Dương 981 phải di chuyển ? Nếu Trung Quốc nổ súng trước bắn chìm tàu chấp pháp Việt Nam thì coi như tự sát giàn khoan tỷ USD của mình. Trung Quốc tuyên bố giàn khoan Hải Dương 981 sẽ rời đi vào ngày 15/8 sau khi hoàn thành khảo sát. Tuy nhiên mới đến ngày 27/5 họ phài lùi ra xa dù còn trong thềm lục địa Việt...