Biển Đông: Nóng lên cuộc giành giật ngư trường

Theo dõi VGT trên

Khi nói tới biển Đông, dư luận hầu như chỉ quan tâm tới sự tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Mỹ hoặc tham vọng chiếm hữu nguồn tài nguyên dầu khí khổng lồ dưới đáy biển, nhưng còn một “mặt trận” hết sức khốc liệt đang diễn ra hàng ngày hàng giờ nhưng âm thầm và ít được chú ý: giành quyền đ.ánh cá.

Biển Đông: Nóng lên cuộc giành giật ngư trường - Hình 1

Tàu hải quân Indonesia (trái) kiểm tra tàu đ.ánh cá Han Tan Cou của Trung Quốc gần quần đảo Natuna của Indonesia.Ảnh: Reuters

Thứ Tư tuần trước (17-8), Indonesia kỷ niệm Ngày Độc lập bằng một động thái gây “sốc”: đ.ánh đắm 71 chiếc tàu cá, phần lớn là tàu Trung Quốc, bị hải quân nước này bắt giữ với cáo buộc đ.ánh bắt cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Hồi tháng 4-2016, chính quyền Jakarta cũng đã đ.ánh đắm 23 tàu cá Trung Quốc và truyền hình trực tiếp sự kiện này trên mạng để gây chú ý trong công chúng, dẫn đến va chạm ngoại giao giữa hai nước. Từ năm cuối năm 2014 đến nay, Indonesia đã bắt và đ.ánh đắm 236 tàu đ.ánh cá các loại, chủ yếu là tàu nước ngoài, theo báo Wall Street Journal. Malaysia có vẻ cũng muốn đi theo cách của Indonesia, đ.ánh đắm tàu cá nước ngoài để làm thành những dải san hô nhân tạo.

Biển Đông: nguồn sống đang cạn kiệt

Các nước ven bờ biển Đông rõ ràng đang làm mọi cách, kể cả những cách “thất nhân tâm”, để giành và giữ ngư trường cho ngư dân nước mình, trong bối cảnh nguồn tài nguyên hải sản của biển Đông đang cạn kiệt với tốc độ chóng mặt.

Trang mạng chuyên về bảo vệ môi trường The Conservation cho biết, tuy biển Đông có diện tích nhỏ, chừng 3 triệu ki lô mét vuông, nhưng trữ lượng cá rất phong phú: có khoảng 3.365 loại cá biển, cung cấp khoảng 12% lượng cá biển đ.ánh bắt được trên toàn cầu năm 2012, trị giá thương mại khoảng 21,8 tỉ đô la Mỹ. Quan trọng hơn, nguồn cá biển Đông là yếu tố căn bản duy trì an ninh thực phẩm cho hàng trăm triệu người ở các nước ven biển. Một nghiên cứu gần đây cho thấy cư dân ven biển Đông phụ thuộc vào cá biển nhất thế giới và rất dễ bị “suy dinh dưỡng” nếu nguồn cá này cạn kiệt.

Tuy nhiên, nguồn cá biển Đông đang bị khai thác quá mức. Một nghiên cứu năm ngoái của hai tác giả trang The Conservation cho thấy có tới 55% số tàu thuyền đ.ánh cá của thế giới tập trung hoạt động ở biển Đông, làm cho trữ lượng cá ở đây suy giảm khoảng 70-95% so với thập niên 1950. Trong vòng 30 năm qua, lượng cá đ.ánh bắt được trong một ngày lao động cũng giảm đi một phần ba; ngư dân vất vả hơn trước rất nhiều nhưng lượng cá thu hoạch ngày càng giảm, trong đó tỷ lệ cá nhỏ tăng lên, cá lớn giảm xuống.

Đ.ánh cá bằng thuốc nổ, bằng chất độc cyanua, cộng với các công trình bồi đắp đảo nhân tạo đang hủy diệt các rạn san hô – nơi sinh sống của cá. Rạn san hô ở biển Đông đang bị suy giảm với tốc độ 16% mỗi thập niên, theo The Conservation. Các chuyên gia bảo tồn dự tính, tới năm 2045, trữ lượng tất cả các loại cá ở biển Đông sẽ giảm thêm từ 9-58% nữa.

Tài nguyên ngày càng cạn kiệt thì vấn đề “ngư trường” nóng lên và tranh chấp ngư trường diễn ra khốc liệt không thua kém tranh chấp lãnh thổ. Để bắt được cá, ngư dân đã không ngại đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone – EEZ) của nước khác, bị bắt giữ, bị phạt tù, bị đ.ánh đắm tàu… và dẫn tới những vụ xung đột giữa lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển của các nước, điển hình như vụ đối đầu giữa Indonesia và Trung Quốc gần đảo Natuna của Indonesia hồi tháng 3-2016.

Video đang HOT

Dân quân biển

Theo ghi nhận của The Conservation, Trung Quốc chiếm vị thế áp đảo về số lượng tàu đ.ánh cá và lượng cá đ.ánh bắt được ở biển Đông. Trang Bloomberg cho biết, từ năm 1979-2013, đội tàu đ.ánh cá có động cơ của Trung Quốc đã tăng 12,5 lần, từ 55.225 chiếc lên 694.905 chiếc; số ngư dân trực tiếp đi biển cũng tăng từ 2,5 triệu lên 14 triệu người. Ngành thủy sản nói chung hiện mang về cho Trung Quốc mỗi năm 260 tỉ đô la Mỹ, bằng 3% tổng sản lượng GDP và tương đương với GDP của Việt Nam.

Sự phát triển chóng mặt của ngành đ.ánh cá Trung Quốc được kích thích trước hết bởi nhu cầu: năm 2015, tiêu thụ hải sản của Trung Quốc chiếm 35% tổng lượng tiêu thụ toàn cầu và hải sản – một thời là món ăn xa xỉ, nay đã trở thành phổ biến cả ở những vùng nằm sâu trong nội địa Trung Quốc. Trong khi đó, đ.ánh bắt quá mức và ô nhiễm môi trường đã làm cho nguồn cá ở Trung Quốc – đặc biệt là vùng sông Dương Tử và biển Hoa Đông – bị tận diệt, không còn cá nữa. Để sinh sống, ngư dân Trung Quốc phải đi ngày càng xa, có khi sang tận Nam Mỹ và châu Phi.

Nỗ lực “vươn khơi” của ngư dân lại được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc trợ cấp rất hào phóng để ngư dân đóng những con tàu to hơn, mạnh hơn, vươn xa hơn. Chỉ tính riêng năm 2013, Trung Quốc đã chi ra 6,5 tỉ đô la Mỹ để trợ cấp cho ngư dân, chủ yếu là trợ giá đóng tàu và trợ giá xăng dầu để ngư dân đi tới vùng biển xa, hoạt động dài ngày. Theo chủ trương của Bắc Kinh, tàu đ.ánh cá không chỉ để đ.ánh cá mà còn là những “cột mốc chủ quyền” di động trên biển và ngư dân là “dân quân biển” được huấn luyện quân sự, sẵn sàng đối đầu và chèn ép ngư dân các nước khác trong khu vực. Hải quân Trung Quốc công khai “khoe khoang” rằng họ đảm nhận việc cung cấp mọi thứ cho đội tàu đ.ánh cá, từ xăng dầu giá rẻ, nước đá đến máy định vị GPS và thiết bị thông tin liên lạc. Mục đích của họ là để củng cố đòi hỏi của Trung Quốc về “quyền lịch sử” trên biển Đông trong phạm vị đường lưỡi bò đang có tranh chấp với các nước khác.

Trung Quốc có một lực lượng cảnh sát biển (Hải cảnh) cũng hùng hậu nhất khu vực. Cũng như hải quân, tàu hải cảnh Trung Quốc cũng cung cấp dịch vụ hậu cần (logistics), tiếp liệu (refuel) cho đội tàu đ.ánh cá và sẵn sàng can thiệp nhanh chóng mỗi khi tàu cá Trung Quốc bị tàu cảnh sát biển các nước chặn bắt trên biển Đông.

Hôm 2-8, Tòa án tối cao Trung Quốc còn ngang ngược tuyên bố Trung Quốc có quyền bắt giữ và phạt tù tới một năm những người nước ngoài “xâm nhập bất hợp pháp vào vùng biển Trung Quốc” – là những vùng mà Trung Quốc đòi hỏi nhưng là vùng EEZ của các nước khác theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Ngay hôm sau, ngày 3-8, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (Chang Wanquan) cảnh báo Trung Quốc cần chuẩn bị cho một cuộc “chiến tranh nhân dân trên biển” để “bảo vệ chủ quyền”.

Những động thái như vậy của Bắc Kinh đã khuyến khích ngư dân nước này thêm liều lĩnh xâm nhập bất hợp pháp sâu vào vùng EEZ của các nước khác, đ.ánh bắt cá, khai thác hải sản, phá hoại môi trường và xung đột ngư trường giữa ngư dân Trung Quốc và các nước khác sẽ ngày càng gay gắt hơn.

Giải pháp nào?

Ngoài xung đột ngư trường, cung cách làm ăn của Trung Quốc còn làm cho giới chuyên gia môi trường lo ngại chẳng bao lâu nữa, biển Đông sẽ có kết cục như biển Hoa Đông: không còn cá để bắt nữa và ngành ngư nghiệp của các nước ven bờ biển Đông sẽ bị xóa sổ; các loài cá biển sẽ biến mất và người dân chỉ còn dựa vào nguồn cá nuôi ở các ao hồ.

Đã có nhiều tiếng nói quốc tế kêu gọi Trung Quốc ứng xử có trách nhiệm trên biển thông qua việc đào tạo luật pháp cho ngư dân, bãi bỏ các chương trình trợ giá nhiên liệu, phi quân sự hóa ngư dân, đặt hoạt động khai thác hải sản dưới sự quản lý của ngành ngư nghiệp và hải dương thay cho các tướng lãnh quân đội vốn không đến xỉa gì tới tính bền vững của môi trường… Tuy nhiên, cho đến nay Bắc Kinh tỏ ra không quan tâm đến những đề nghị này.

Nhiều người hy vọng phán quyết mới đây của Tòa trọng tài thường trực quốc tế La Hay, Hà Lan (tòa PCA) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc có thể là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết vấn đề ngư trường và môi trường biển Đông. Ngoài việc bác bỏ cái gọi là “quyền lịch sử” của Trung Quốc trên biển Đông, tòa PCA còn quyết định các đá, đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa không có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý như Trung Quốc đòi hỏi. Theo tinh thần phán quyết của PCA, vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc chỉ gồm vùng biển rộng 200 hải lý tính từ cực nam đảo Hải Nam chứ không phải là đường lưỡi bò 9 đoạn bao phủ 90% diện tích biển Đông như Trung Quốc đòi hỏi.

Tòa PCA còn lên án hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa của Trung Quốc, cho đây là hành vi trái phép và gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường biển.

Từ phán quyết của PCA, một số tổ chức môi trường kêu gọi hình thành một cơ chế quản lý đa phương để thiết lập và vận hành khu bảo tồn biển (marine protected area), công viên hải dương quốc tế (international maritime peace park) bao trùm lên vùng biển quốc tế của biển Đông – nơi tàu thuyền của tất cả các nước đều tự do đi lại nhưng việc khai thác tài nguyên sẽ bị hạn chế để phục hồi hệ sinh thái rạn san hô, bảo vệ nguồn sinh vật biển quý giá. Ngư dân Trung Quốc được tự do đ.ánh cá trong vùng EEZ của Trung Quốc 200 hải lý phía Nam đảo Hải Nam nhưng không được phép xâm nhập vào vùng EEZ của các nước khác.

Cơ chế quản lý này cần được tích hợp vào các hiệp định thương mại, chẳng hạn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mà Trung Quốc đang đàm phán với các nước châu Á khác, vào các hiệp định song phương của các nước ven biển Đông. Nếu sáng kiến này được thực thi thì nguồn cá biển Đông có hy vọng phục hồi, Trung Quốc không chỉ có “tiếng tốt” là công dân toàn cầu có trách nhiệm mà sản phẩm ngư nghiệp của nước này xuất khẩu sẽ được thị trường thế giới tiếp nhận rộng rãi hơn, thay vì bị người tiêu dùng quay lưng như hiện nay.

Có điều, cho đến nay, Trung Quốc chẳng những không tuân thủ mà còn phản bác dữ dội phán quyết của PCA, cả trong những tuyên bố trên báo chí, trong các hội nghị quốc tế lẫn trên thực tế ở biển Đông.

Cuộc tranh chấp ngư trường trên biển Đông vì vậy, sẽ còn kéo dài và cần nhiều nỗ lực của cộng đồng quốc tế.

Theo Thesaigontimes

Biển Đông có thể tránh khỏi chiến tranh bằng cách nào?

Bằng việc tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, thay vì đưa Trung Quốc phát triển theo con đường hòa thuận, chính sách của Bắc Kinh chỉ đang hướng thế giới tới bờ vực cuộc chiến.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như có cùng quan điểm với các nhà chiến thuật Athen cách đây hơn 2000 năm, những người đã cảnh báo người dân Melos rằng kẻ mạnh làm những gì họ muốn và kẻ yếu làm những điều họ bị bắt buộc. Trung Quốc trắng trợn khẳng định rằng hầu như toàn bộ Biển Đông thuộc về Trung Quốc, ngay cả các đảo và rạn san hô gần Philippines và 5 quốc gia ven biển khác, dù các nước này cách Trung Quốc đại lục hàng trăm dặm. Thay vì đưa Trung Quốc phát triển theo con đường hòa thuận, chính sách của Bắc Kinh chỉ đang hướng thế giới tới bờ vực cuộc chiến. Bất chấp tất cả, Bắc Kinh bác bỏ thẩm quyền của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) cũng như phán quyết của tòa rằng Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử đối với vùng Biển Đông rộng lớn, ngăn chặn các tàu cá Philippines, phá hoại những rạn san hô dưới nước.

Những người hoài nghi về luật pháp quốc tế nói rằng, Trung Quốc cư xử không khác các cường quốc khác. Rất ít trường hợp nước lớn cúi đầu tuân thủ các phán quyết của tòa quốc tế. Khi Nicaragua đệ đơn kiện Mỹ vì khai thác vùng biển của họ, chính quyền tổng thống Reagan đã không chấp nhận thẩm quyền của tòa quốc tế và bác bỏ phán quyết chống lại Mỹ của tòa vào năm 1986.

Biển Đông có thể tránh khỏi chiến tranh bằng cách nào? - Hình 1

The Diplomat cho rằng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như có cùng quan điểm với các nhà chiến thuật Athen. Ảnh: Reuters

Trong một trường hợp khác, chính quyền George W. Bush đã không ký vào quy chế thiết lập Tòa Hình sự quốc tế và bài trừ cơ quan này. Tương tự, với việc không có sự bào chữa hợp pháp, chính quyền Nixon đã ký với Moscow hiệp ước hạn chế phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Trong khi Hiến chương Liên Hợp Quốc cấm các hành vi gây hấn, việc Trung Quốc chiếm đóng, quân sự hóa các đảo và rạn san hô ở Biển Đông không trực tiếp vi phạm quy tắc này. Mặc dù vậy, các hành động của Trung Quốc đã vi phạm các nguyên tắc mà Ngoại trưởng Mỹ Henry Stimson đề ra vào năm 1932. Đối phó với cuộc xâm lược Mãn Châu của Nhật Bản, Stimson tuyên bố Mỹ sẽ không công nhận bất cứ sự thay đổi chính trị hay lãnh thổ nào bằng sử dụng vũ lực. Dù không phải là thành viên của Hội Quốc Liên, một đại diện của Mỹ đã tham gia cuộc điều tra nhà nước bù nhìn của Nhật Bản ở Mãn Châu (Manchukuo) do tổ chức này tiến hành. Tổ chức này nói rằng sẽ không công nhận nhà nước mới Manchukuo với lý do sự thành lập ra nó đã vi phạm toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc, và do đó, Hiệp ước 9 cường quốc đã được nhiều quốc gia thành viên hưởng ứng.

Một số nhà phân tích cảnh báo rằng, Mỹ và Trung Quốc đã chuẩn bị cho một cuộc đụng độ. Thật vậy, nhà phân tích Michael Pillsbury lập luận rằng, giới tinh hoa Trung Quốc đang tham gia vào một cuộc chạy đua trăm năm để thay thế vị trí lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và những khu vực khác dường như để xác nhận sự kỳ vọng rằng những cường quốc đang lên sẽ thách thức trật tự và quyền lực thống trị hiện có của họ.

Biển Đông có thể tránh khỏi chiến tranh bằng cách nào? - Hình 2

Tranh chấp Biển Đông đang tạo ra nguy cơ an ninh trong khu vực. Ảnh: Internet

Dự báo "không thể tránh khỏi" này chính là sai lầm và nguy hiểm. Như những diễn biến lịch sử gần đây, những cuộc cạnh tranh kiểu này không nhất thiết phải dẫn đến chiến tranh. Cuối thế kỷ 19, Vương quốc Anh đã không chiến đấu chống lại Mỹ. Điện Kremlin thách thức phương Tây trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh nhưng kể cả khi Liên Xô tan rã cũng không có một tiếng s.úng nào. Có rất ít vấn đề trên thế giới mà không còn lựa chọn nào khác ngoài chiến tranh. Tuy nhiên, nỗ lực của Trung Quốc nhằm thôn tính Biển Đông chỉ có thể kích thích tham vọng của Bắc Kinh và khuyến khích những người Trung Quốc nghĩ rằng Mỹ đang trở thành một con hổ giấy.

Điều cần thiết là cần phải tái khẳng định rằng, Biển Đông là vùng biển trù phú, mang lại giá trị thương mại cao và cần được chia sẻ bởi tất cả các quốc gia ven biển. Việc phân chia, đàm phán này sẽ rất phức tạp, nhưng rõ ràng giải pháp này tốt hơn rất nhiều so với việc đụng độ vũ trang hoặc bất kỳ hình thức xung đột nào. Khẳng định tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế sẽ bảo vệ lợi ích thiết yếu của tất cả các bên.

Việc giải quyết các xung đột bằng giải pháp hòa bình sẽ càng thuận lợi hơn nữa nếu Thượng viện Mỹ cho phép Washington tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Trong khi đó, chính quyền Obama nên nói rõ với Bắc Kinh về vai trò của học thuyết Stimson và yêu cầu tất cả các thành viên của Liên Hợp Quốc xác nhận lập trường này.Yêu cầu Trung Quốc tháo dỡ các cơ sở quân sự ở Biển Đông, Mỹ cũng nên đưa ra các đề xuất để ngăn chặn việc thu thập thông tin tình báo trong vùng biển này.

Theo Tin Mới

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Miền Bắc Thái Lan chìm trong biển nước, nguy cơ đối diện "trận lũ thế kỷ"
10:03:31 14/09/2024
Trung Quốc đề xuất giải pháp duy nhất để chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine
05:07:25 14/09/2024
Triều Tiên công khai hình ảnh cơ sở làm giàu urani, Hàn Quốc ngay lập tức phản ứng
13:54:51 13/09/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump cam kết miễn thuế đ.ánh vào lương làm thêm giờ nếu đắc cử
14:01:30 13/09/2024
Lào cảnh báo khẩn nguy cơ lũ lụt ở thủ đô Viêng Chăn
18:40:33 13/09/2024
Biến đổi khí hậu khiến ngày càng có nhiều cơn bão tăng cấp thần tốc hơn
22:53:47 13/09/2024
Thâm hụt ngân sách của Mỹ tiến tới gần 1.900 tỷ USD
13:33:29 13/09/2024
Tổng thống Mỹ lần đầu tiên chủ trì hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ (Quad)
13:43:14 13/09/2024

Tin đang nóng

Y Năng Tịnh: Ly dị vì chồng cũ "yếu", U60 cưới lần 2 người đáng t.uổi cháu
17:23:56 14/09/2024
Sau lũ quét ở Làng Nủ, n.am s.inh vừa mất cha nay mồ côi mẹ
18:18:32 14/09/2024
Quang Linh Vlogs được đưa lên sách giáo khoa GDCD lớp 8, fan "nức mũi" tự hào
16:00:55 14/09/2024
MC Đại Nghĩa âm thầm từ thiện, bán kim cương cứu trợ vùng lũ, số t.iền ngã ngửa
15:41:12 14/09/2024
Dàn sao Việt tề tựu dâng hương ngày giỗ Tổ sân khấu, đền thờ Tổ 100 tỷ của Hoài Linh thế nào?
16:47:27 14/09/2024
Kịch bản nào cho Kỳ Duyên ở Chung kết Miss Universe Vietnam 2024?
18:06:08 14/09/2024
Cặp song sinh nhà Angelina Jolie đắt giá nhất thế giới, 1 bức ảnh bán gần 350 tỷ
16:33:47 14/09/2024
'Đối thủ Xa Thi Mạn" ôm 2000 tỷ, 11 lần yêu điều bị phũ, về già điêu đứng?
17:23:00 14/09/2024

Tin mới nhất

Iran phóng vệ tinh bằng tên lửa nội địa

21:34:30 14/09/2024
Tháng 1 vừa qua, Iran đã phóng thành công 3 vệ tinh vào không gian, trong đó vệ tinh Sorayya đạt độ cao 750 km. Đây là lần đầu tiên vệ tinh của nước CH Hồi giáo đạt được độ cao này.

Nga hạn chế xuất khẩu vật liệu chiến lược, phương Tây hứng hậu quả ra sao?

21:31:49 14/09/2024
Hơn nữa, các nhà sản xuất nông nghiệp lớn của phương Tây bao gồm Mỹ, Đức, Pháp và Ba Lan đã tự tạo ra những ngoại lệ đặc biệt cho mình để tiếp tục mua phân đạm đẳng cấp thế giới của Nga.

Nga cảnh báo phương Tây về việc cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa

21:05:55 14/09/2024
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Ryabkov cũng tuyên bố Nga sẽ đưa ra phản ứng toàn diện và thực hiện các biện pháp kỹ thuật quân sự trong trường hợp Mỹ triển khai tên lửa tầm trung tại Nhật Bản.

Ukraine triển khai UAV n.ém b.om không người lái 'Black Widow' mới

20:41:43 14/09/2024
Với khả năng tấn công chính xác, UAV đã trở thành một phần không thể thiếu trong các chiến dịch quân sự của Ukraine, đặc biệt là trong việc tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga.

2 thành phố nắm giữ chìa khóa cho cuộc chiến của Nga ở miền Đông Ukraine

20:39:46 14/09/2024
Pokrovsk nằm trên một tuyến đường bộ và đường sắt chiến lược, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tiếp tế cho lực lượng Ukraine tại miền Đông.

Hezbollah hy vọng đạt được điều gì với cuộc chiến tiêu hao?

20:38:00 14/09/2024
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã thực hiện các cuộc không kích và pháo kích vào Liban để đáp trả các cuộc tấn công của Hezbollah. Tình trạng căng thẳng gia tăng đã dẫn đến thương vong ở cả hai bên.

Nga và Ukraine trao đổi 103 tù binh mỗi bên

20:36:03 14/09/2024
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ tất cả các binh sĩ nước này được trao trả đang ở Belarus và được cung cấp các hỗ trợ cần thiết.

Trung Quốc: Cháy nhà nghi do sạc pin xe đạp điện, ít nhất 4 người t.hiệt m.ạng

20:34:09 14/09/2024
Theo điều tra ban đầu, vụ hỏa hoạn xảy ra tối 13/9, được cho là do chiếc xe đạp điện đang sạc bên ngoài đã bắt lửa, làm cháy lớp cách nhiệt của tòa nhà. Hiện lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra vụ việc.

Việt Nam và Pháp nâng cốc chúc mừng mối quan hệ hữu nghị bền chặt

20:31:45 14/09/2024
Vào năm 2024, hai nước chúng ta tiếp tục nỗ lực tăng cường sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, tăng cường mối quan hệ thân thiết, vun đắp tình hữu nghị và làm sâu sắc thêm sự hợp tác .

Hội đàm Key Starmer-Joe Biden sẽ quyết định việc Ukraine tấn công tầm xa vào Nga?

20:28:33 14/09/2024
Trước khả năng đó, Tổng thống Nga Putin đã cảnh báo ông sẽ coi bước đi này là một lời tuyên chiến trên thực tế. "Điều này có nghĩa là các nước NATO - Mỹ và các nước châu Âu - đang trong tình trạng chiến tranh với Nga", ông Putin nói.

Người Việt tại Fukuoka (Nhật Bản) hướng về đồng bào vùng bão lũ

20:27:01 14/09/2024
Phát biểu tại buổi Lễ phát động, Tổng Lãnh sự Chi Mai nhấn mạnh: "Đây là dịp để những người con Việt Nam xa xứ thể hiện tinh thần đoàn kết, sẻ chia khó khăn đối với đồng bào trong nước.

Nam Sudan hoãn bầu cử thêm 2 năm

20:24:51 14/09/2024
Trong tuyên bố, Bộ trưởng Các vấn đề nội các Martin Elia Lomuro cho biết quyết định này nhằm đáp ứng các khuyến nghị từ các cơ quan bầu cử và an ninh.

Có thể bạn quan tâm

NewJeans 'làm loạn' tố HYBE cô lập, kẻ thù ILLIT bị 'gọi hồn', tung CCTV 8 phút?

Sao châu á

21:30:57 14/09/2024
Vừa qua, NewJeans đã làm 1 điều chưa từng có t.iền lệ tại Kpop. Đó chính là trực tiếp livestream phốt công ty chủ quản HYBE Labels, ra tối hậu thư yêu cầu khôi phục lại chức CEO Ador cho Min Hee Jin trước ngày 25/9.

Phần phim đầu tiên của 'Joker' trở lại rạp trước thềm phần 2 ra mắt

Phim âu mỹ

21:24:09 14/09/2024
Sức hút của bom tấn Hollywood đáng chú ý nhất dịp cuối năm nay Joker: Folie À Deux đang trở nên bùng nổ hơn bao giờ hết sau màn ra mắt thành công rực rỡ tại Liên hoan phim Venice vào ngày 4/9 vừa qua.

Hyeri rơi nước mắt khi phim mới dính nghi án gian lận

Hậu trường phim

21:19:45 14/09/2024
Hyeri bật khóc khi phim mới Victory bị cáo buộc thao túng bảng xếp hạng phim điện ảnh, mong fan hiểu được sự chân thành.

Hai con gái đến ủng hộ Quyền Linh quay hình, bỏ t.iền túi tặng trẻ mồ côi

Tv show

21:14:10 14/09/2024
Đến ủng hộ Quyền Linh quay hình Mái ấm gia đình Việt , Lọ Lem và Hạt Dẻ quyết định bỏ t.iền túi ủng hộ các em nhỏ mồ côi trong chương trình.

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 15/9: Kim Ngưu khó khăn, Sư Tử thuận lợi

Trắc nghiệm

21:12:50 14/09/2024
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 15/9 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Kim Ngưu cần tự tin hơn, Sư Tử hãy mạnh dạn nắm bắt các cơ hội.

Mai Phương Thúy khoe em gái, "bà trùm hoa hậu" liền khen: Tuyệt sắc giai nhân

Sao việt

21:07:54 14/09/2024
Dù chị gái là một trong những hoa hậu nổi tiếng nhất showbiz Việt nhưng nhan sắc của Ngọc Phượng cũng không hề kém cạnh.

Vanga - Tiên tri nổi tiếng nhất thế giới có làm việc cho cơ quan tình báo không?

Netizen

20:59:31 14/09/2024
Trong 1 hội nghị ở CIA năm 1974, chuyên gia về châu Âu đã đưa ra một thông tin khiến nhiều người hoảng sợ. Theo số liệu của cái gọi là nhóm tâm lý , nhà tiên tri Vanga có thể nhìn thấy tất cả những gì xảy ra tại các căn cứ quân sự của N...

"Tìm kiếm tài năng Âm Phủ": Đáng xem, hơn cả một bộ phim hài kinh dị

Phim châu á

20:49:01 14/09/2024
Có công chờ đợi suốt 4 năm, giờ là lúc chúng ta cùng nhau tận hưởng Tìm kiếm tài năng âm phủ bởi vì bộ phim hài kinh dị Đài Loan (Trung Quốc) này thật sự đáng xem.

Khu vực Schengen không biên giới sắp tan rã?

20:16:55 14/09/2024
Câu hỏi về tương lai của Schengen có vẻ xa vời cách đây một thập kỷ, khi Liên minh châu Âu (EU) đang vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính và cố gắng cứu vãn khu vực đồng euro.

Bắt nguyên Phó Chủ tịch huyện ở Thái Bình liên quan đến doanh nhân La "điên"

Pháp luật

20:03:30 14/09/2024
Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với nguyên lãnh đạo huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) do liên quan đến doanh nhân La điên .

Xuất hiện vết nứt rộng tới 1 mét, 40 hộ dân tại Lào Cai bị đe doạ

Tin nổi bật

19:59:50 14/09/2024
Vết nứt kéo dài từ 500 - 800m, có vị trí rộng tới 1m. Tại vị trí nứt đã có trượt sạt, đe doạ 40 hộ dân sinh sống phía dưới...