Biển Đông: Những hành động khiêu khích mới giữa Mỹ và Trung Quốc
Căng thẳng Mỹ-Trung lại bùng phát ở Biển Đông liên quan vụ chiếu tia laser quân sự.
Dấu hiệu này cho thấy một đợt khiêu khích mới ở vùng biển tranh chấp này lại xuất hiện, đe dọa sự ổn định cua khu vực.
Trung Quốc đã chiêu tia laser cấp đô quân sự vào máy bay do thám P-8 của Hải quân My. (Nguồn: Hải quân Mỹ)
Vi phạm CUES
Tuần trước, Lầu Năm Góc tuyên bố một tàu chiến Trung Quốc đã chiêu tia laser cấp đô quân sự vào máy bay do thám P-8 của Hải quân My trong khi may bay nay đang thực hiện một nhiệm vụ thường lệ ở vung biên tranh châp.
Trong một tuyên bố trên tài khoản mạng xã hội Instagram, Hạm đội Thái Bình Dương cua Hai quân My đã đưa ra cảnh báo khi họ cáo buộc hanh đông cua tàu khu trục hải quân Trung Quốc chiếu tia laser ở cấp độ quân sự một cách nguy hiểm vào máy bay Mỹ theo cách “không an toàn và thiêu chuyên nghiệp” khi máy bay của Hải quân Mỹ đang bay trong không phận phía trên vùng lãnh hải quốc tế.
Trong một thông điệp rõ ràng gửi đến Trung Quốc, Hải quân Mỹ đã cảnh báo: “Bạn không nên chơi tro chơi laser với chúng tôi”, đồng thời nói rằng những hành động này vi phạm Bộ quy tắc tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES). CUES là một thỏa thuận đa phương vốn đạt được tại Hội nghị chuyên đề Hải quân Tây Thái Bình Dương năm 2014 nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố giữa các cường quốc quân sự trên biển.
Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ tiết lộ sự việc nói trên hơn 1 tuần sau khi sự việc xảy ra tại vùng lãnh hải quốc tế ở Biển Philippines, cách vùng lãnh thổ Guam của Mỹ khoảng 400 dặm (khoảng 644 km) về phía Tây. Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ nói rằng nhưng tia laser câp đô vũ khí có thể gây ra tác hại nghiêm trọng đối với máy bay và thủy quân lục chiến, cũng như các hệ thống tàu và máy bay.
Hạm đội này cũng cam kết “các tàu chiến và máy bay của Mỹ sẽ tiếp tục bay, đi lại và hoạt động ở bất kỳ đâu mà luật quốc tế cho phép”.
Năm 2019, My đã tiến hành kỷ lục 9 hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông. (Nguồn: China Military)
Cam kết an ninh
Theo cac thông tin bao chi, Washington dự kiến trong nhưng ngay tơi sẽ trao công ham ngoại giao chính thức phan đôi vu chiêu tia laser. Mặc dù sự việc nói trên không xảy ra gần Biển Đông, song bức ảnh về Biển Đông mà Hải quân Mỹ đưa ra với lời chú thích “trong khi đó ở Biển Đông” dường như cho thấy Mỹ sẽ sẵn sàng đáp trả (Trung Quốc) ở khu vực này.
Video đang HOT
Các chuyên gia phân tích chiến lược đang cân nhắc xem liệu căng thẳng Mỹ-Trung, bao gồm cuộc chiến thương mại chưa được giải quyết và những lời lẽ cứng rắn trong bối cảnh cuộc khủng hoảng virus phat sinh tư Trung Quốc, có thể lam leo thang căng thẳng ở Biển Đông hay không.
Năm 2019, My đã tiến hành kỷ lục 9 hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, tăng từ 5 lân năm 2018 và 6 lân năm 2017. Vào tháng 1/2020, tàu chiến ven biên USS Montgomery đã tiến hành hoạt động tự do hàng hải đầu tiên của My trong năm 2020.
Ông Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam, Singapore bình luận: “Rõ ràng, dưới thời Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump, chúng ta chứng kiến hành động quyết liệt hơn đối với các chương trình liên quan hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông”.
Theo ông Koh, các hoạt động này có tác động khẳng định pháp trị, ngăn chặn Bắc Kinh có những hành động quyết đoán mạnh mẽ hơn vượt ra khỏi hành động quân sự hóa và cưỡng ép, đồng thời thể hiện cam kết an ninh của Mỹ đối với khu vực, để các nước nhỏ và yếu thế hơn ở khu vực thấy rằng Washington vẫn quan tâm đến khu vực này.
Thu Hiền
Theo baoquocte.vn/Express.co.uk
Phi công Liên Xô cuối cùng kể về chuyện bắn rơi hàng loạt máy bay Mỹ ở Triều Tiên
Trong suốt một thời gian dài, việc Liên Xô trực tiếp can thiệp vào các cuộc không chiến trên bầu trời Triều Tiên giai đoạn năm 1950-1953, được giữ bí mật trong khi Mỹ đã đoán rằng có phi công Liên Xô trực tiếp tham chiến.
Tiêm kích MiG-15 của Liên Xô.
Theo Spunik, người Mỹ từng hết sức hoài nghi, không rõ làm cách nào các phi công thiếu kinh nghiệm của Trung Quốc và Triều Tiên lại có thể bắn rơi vô số máy bay Mỹ.
Cuối tuần trước, Nga kỷ niệm ngày đặc biệt dành riêng cho các cựu quân nhân Liên Xô tham chiến ở khắp nơi trên thế giới trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Phóng viên Nga nhân dịp này đã phỏng vấn cựu phi công, thiếu tướng Sergei Kramarenko.
Kramarenko, 97 tuổi, là phi công Liên Xô cuối cùng còn sống đến ngày nay, từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Dù tuổi cao, Kramarenko vẫn nhớ như in những ngày tháng chiến đấu, từ giai đoạn cao trào trong Thế chiến 2.
"Đến khi Thế chiến 2 khép lại, chúng tôi đã vượt xa người Đức về khả năng không chiến. Chúng tôi bước vào Chiến tranh Triều Tiên với một nền tảng tốt và được trang bị đầy đủ. Đó là lý do chúng tôi vượt trội hơn phi công Mỹ", Kramarenko nói.
Kramarenko trong Thế chiến 2.
Cá nhân Kramarenko cho rằng phi công Mỹ không giỏi như phi công Đức. Phi công Mỹ thường né tránh giao tranh, không quyết liệt trong chiến đấu. Ở thời điểm chiến tranh Triều Tiên, các tiêm kích MiG-15 của Liên Xô còn vượt trội hơn tiêm kích F-86 của Mỹ, Kramarenko nói.
Tháng 11.1950, Kramarenko cùng 31 phi công Liên Xô khác âm thầm sang Trung Quốc đào tạo các phi công cho cuộc chiến tranh Triều Tiên. Một trong những ưu tiên hàng đầu của các phi công Liên Xô là tìm hiểu thông tin về tiêm kích Sabre của Mỹ, từ đó đề ra các phương án đối phó.
Phi công Liên Xô chỉ thực sự tham chiến trên bầu trời Triều Tiên vào năm 1951. Kramarenko nói ông tham gia nhiệm vụ chiến đấu vào ngày 1.4.1951.
Tiêm kích F-86 Sabre của Mỹ.
"Chúng tôi đánh chặn một phi đội máy bay trinh sát có tiêm kích hộ vệ của Mỹ", Kramarenko nhớ lại. Ở độ cao 7.000 mét, chúng tôi thấy máy bay địch ở phía trước. Máy bay trinh sát của họ có hai động cơ, theo sát là 8 tiêm kích, chia làm hai phi đội".
Kramarenko nói phi đội của ông khi đó chỉ có 4 chiếc MiG. "Tôi ra lệnh chiến đấu", Kramarenko nói. Vừa điều khiển máy bay, Kramarenko vừa quan sát trận chiến để đưa ra chỉ dẫn trực tiếp cho các đồng đội.
Kramarenko cũng tham gia vào trận chiến khốc liệt ngày 12.4.1951. Đó là ngày mà phi công Mỹ gọi là "Thứ Năm đen tối". 30 chiếc MiG-15 tấn công phi đội oanh tạc cơ B-29 của Mỹ với 100 tiêm kích F-80 và F-84.
Oanh tạc cơ B-29.
Trong ngày đó, các tiêm kích MiG-15 bắn rơi nhiều oanh tạc cơ B-29 mà không hứng chịu bất cứ tổn thất nào. Bộ Chỉ huy Mỹ khi đó bị sốc đến mức ngừng ngay các hoạt động ném bom ở Triều Tiên để điều tra nguyên nhân.
"Trong trận đó, chúng tôi bắn rơi 25 trong số 48 chiếc B-29", Kramarenko nói. Các máy bay Mỹ khi đó nhắm đến cây cầu trên sông Áp Lục, nối liền Trung Quốc và Triều Tiên. Các phi công MiG-15 thực hành tấn công một cách thuần thục bằng cách bổ nhào từ trên xuống.
Kramarenko cũng có lần chạm trán với phi công ưu tú (ACE) của Mỹ. Đó là Glenn Eagleston, chỉ huy phi đội số 334.
Kramarenko năm nay 97 tuổi.
"Eagleston bay theo đội hình 3 chiếc. Hai phi công hỗ trợ anh ta ở hai bên sườn để anh ta chủ động tấn công. Chúng tôi đã có màn rượt đuổi căng thẳng và tôi đã bắn rơi máy bay của anh ta", Kramarenko kể lại. "Eagleston bị thương và tôi nghe tin rằng anh ấy được đưa về Mỹ, không bao giờ bay một lần nào nữa".
Ngày 17.1.1952, Kramarenko cuối cùng cũng bị bắn rơi. Ông nhảy dù xuống một cánh rừng ở Triều Tiên. Ông được người địa phương tìm thấy, đưa về làng chăm sóc.
Ngày hôm sau, có xe chở Kramarenko ra sân bay. Đó cũng là lần cuối cùng ông tham chiến trước khi về Liên Xô. Theo báo Nga, trong số các phi công Liên Xô được đưa sang Triều Tiên tham chiến, có 8 người thiệt mạng và tổn thất 12 máy bay. Họ bắn rơi tổng cộng 50 máy bay ném bom Mỹ và một số lượng không xác định các tiêm kích.
Về phần mình, Kramarenko nói ông bắn rơi 21 máy bay đối phương, chỉ được công nhận 13 lần vì số còn lại rơi xuống biển.
Theo danviet.vn
Mỹ ra lệnh cách ly tàu chiến trên Thái Bình Dương vì Covid-19 Hải quân Mỹ đã yêu cầu mọi chiến hạm đã ghé thăm các nước tại khu vực Thái Bình Dương phải tự cách ly ngoài biển 14 ngày để theo dõi các thuỷ thủ do lo ngại lây lan dịch bệnh Covid-19. "Như một biện pháp thận trọng hơn mức cần thiết, Hạm đội Thái Bình Dương đang thực hiện thêm nhiều cách...