Biển Đông: Nghị sĩ Mỹ nã đạn vào “nhu cầu rất cấp bách” của Trung Quốc
“Chỉ bằng cách làm việc chung trong bối cảnh đa phương, và tốt hơn hết là dưới sự trung gian hòa giải của bên thứ ba hoặc trọng tài viên, thì những thách thức của Biển Đông mới có thể được giải quyết một cách công bằng và toàn diện”.
Trong bài phát biểu và trả lời phỏng vấn tại Hội thảo về Biển Đông tại Washington, Mỹ vào cuối tháng 6 vừa qua, Thượng nghị sĩ Mỹ Joseph Lieberman đã thể hiện quan điểm cá nhân rõ ràng của mình về quan hệ Mỹ – Trung cũng như các lợi ích của Trung Quốc tại Biển Đông.
Yêu sách của Trung Quốc mang tính công kích
Đánh giá về tình hình tại bãi cạn Scarborough, Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman cho rằng: “Sự xuống thang của cuộc xung đột tại bãi cạn Scarborough là rất quan trọng. Và tôi đánh giá cao việc Tổng thống Aquino đã thực sự phản ứng – Tôi nghĩ rằng ông ấy đã xử lý nó một cách rất cân bằng và nhạy cảm”.
Các yêu sách của Trung Quốc đều mang tính công kích (Tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông – Tân hoa xã)
Theo ông Joseph Lieberman: “Bộ quy tắc ứng xử cho chúng ta một cơ hội, theo một nghĩa nào đó, lấy sự xuống thang gần đây nhất liên quan đến Bãi cạn Scarborough và cố gắng giữ tinh thần đó – trái lại, đừng lấy các yêu sách mang tính công kích của Trung Quốc liên quan đến chủ quyền của Việt Nam – và đưa tinh thần đó vào bộ quy tắc. Và chúng ta không thể mong đợi quá nhiều vào điều này. Nhưng nếu đó chỉ là lời nói suông thì sẽ rất đáng thất vọng, và nó sẽ là bước lùi.
“Vậy chúng ta đang tìm kiếm cái gì? Tôi nghĩ rằng, đó là các điều khoản chung nhất, cho cái mà tôi gọi là một khuôn khổ dựa trên luật lệ để giải quyết những bất đồng này.
Thứ hai, chúng tôi muốn nó được quyết định theo luật pháp quốc tế, lý tưởng nhất là trình lên một bên thứ ba để phân xử và quyết định. Và như vậy điều mà tôi hy vọng bộ quy tắc ứng xử tạo ra một lời nói đầu dẫn chúng ta đến điểm đó”, ông Joseph Lieberman nói.
“ Chúa biết và tôi hiểu nhu cầu rất cấp bách của Trung Quốc…”
Nói về mối quan hệ Trung – Mỹ, Thượng nghị sĩ Mỹ Joseph Lieberman đánh giá: “Vấn đề Biển Đông cơ bản không phải là về quan hệ Mỹ – Trung Quốc. Đó là về mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Nhưng hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng đến mối quan hệ của Trung Quốc với Mỹ và cũng như với các nước khác trên thế giới. Và về khía cạnh này, những gì xảy ra trong vùng biển Đông đều liên quan đến mọi người”.
“Và thay vì tham gia một cuộc chiến ở đó (Biển Đông), chúng ta nên tìm ra một cách mà tất cả chúng ta đều có thể hưởng lợi từ nó”.
Video đang HOT
Trong phần trả lời câu hỏi của một phóng viên đến từ Trung Quốc về việc Mỹ nên nhìn nhận một cách trung thực và thẳng thắn rằng Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh, và sẽ không thể tránh khỏi việc hai nước có một cuộc cạnh tranh chiến lược tại Biển Đông, ông Joseph Lieberman cho rằng: “Mỹ và Trung Quốc có thể tránh chiến tranh năng lượng thông qua hợp tác và đối thoại”.
Theo Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman, quan hệ Mỹ – Trung Quốc trong thế kỷ này, đó không chỉ là vấn đề thiện chí mà là một vấn đề thực tiễn và thực tế. “Tôi nghĩ rằng cả hai cường quốc này đều có lợi ích quốc gia trong việc duy trì mối quan hệ đôi bên cùng có lợi và điều đó sẽ xảy ra. Bây giờ, đôi khi những điều khéo léo và hợp lý lại không xảy ra giữa hai nước, và họ kết thúc trong các cuộc xung đột. Nhưng tôi không nghĩ rằng nó sẽ xảy ra với chúng ta.
Tuy nhiên, nếu có những cách rõ ràng mà Trung Quốc và Mỹ sẽ cạnh tranh thì tôi nghĩ rằng đó chắc chắn là một cuộc cạnh tranh hòa bình và tôn trọng lẫn nhau… Hãy nhìn, tôi càng tham gia nhiều vào các vấn đề chính sách đối ngoại, dường như tôi càng tin rằng chúng ta có thể học hỏi từ các mối quan hệ cá nhân làm thế nào để có mối quan hệ tốt giữa các quốc gia”.
Thể hiện sự am hiểu về bản chất những vấn đề Trung Quốc đang gặp phải tại Biển Đông, ông Joseph Lieberman nói: “Chúa biết và tôi hiểu nhu cầu rất cấp bách của Trung Quốc đối với năng lượng. Nhưng nếu dự đoán về lượng khí thực tế và dự trữ dầu dưới Biển Đông là chính xác và nếu tôi có thể sử dụng một câu nói thân mật kiểu Mỹ thì có đủ cho mọi người. Ở đó (Biển Đông – PV) có rất nhiều. Và thay vì tham gia một cuộc chiến ở đó, chúng ta nên tìm ra một cách mà tất cả chúng ta đều có thể hưởng lợi từ nó.
Vì vậy, tôi xin lỗi nếu điều đó là chung chung, nhưng tôi thực sự nghĩ nó theo cách đó. Chúng tôi đã phải tôn trọng những ưu tiên trong nước của nhau, cũng thừa nhận rằng nếu chúng ta tham gia vào một cuộc xung đột thực sự thì điều đó không chỉ bất lợi cho thế giới, mà nó còn bất lợi với mỗi nước”.
“Cần thiết có bên thứ 3 để giải quyết vấn đề Biển Đông”
Nói về những giải pháp cho các mối quan hệ trong Biển Đông, Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman cho rằng: “Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã có những tiền lệ quan trọng và đầy triển vọng về giải quyết hòa bình các tranh chấp khác nhau theo luật pháp quốc tế. Và ở đây tôi xin trích dẫn việc giải quyết những tranh chấp tương đối gay gắt giữa Malaysia và Singapore, giữa Malaysia và Indonesia. Thay vì trở thành một vùng chiến sự vì sự cạnh tranh giống thế kỷ 19, Biển Đông nên trở thành một mô hình về hợp tác thế kỉ 21 và phát triển chung cùng có lợi nguồn tài nguyên tự nhiên khổng lồ dưới đáy biển theo cách có lợi cho người dân trong khu vực và trên thế giới”.
“Tất cả các bên cần phải thừa nhận rằng bất đồng về Biển Đông chỉ có thể giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế”
“Tuy nhiên, để làm như vậy, tôi nghĩ tất cả các bên cần phải công nhận một số nguyên tắc. Đầu tiên, do các yêu sách về chủ quyền quốc gia theo nghĩa đen chồng chéo nhau nên các cuộc đàm phán song phương sẽ không giải quyết được tất cả các bất đồng lớn. Chỉ bằng cách làm việc chung trong bối cảnh đa phương, và tốt hơn hết là dưới sự trung gian hòa giải của bên thứ ba hoặc trọng tài viên, thì những thách thức của Biển Đông mới có thể được giải quyết một cách công bằng và toàn diện.
Bước quan trọng đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc cần thực hiện nhanh nhất có thể là thỏa thuận bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông. Thứ hai, tất cả các bên cần phải thừa nhận rằng bất đồng về Biển Đông chỉ có thể giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế. Ngược lại, cố gắng giải quyết những bất đồng trên cơ sở yêu sách lịch sử, sẽ là một công thức cho những bất đồng bất tận, căng thẳng tiếp diễn và nguy cơ bạo lực thực sự.
Thứ ba, chúng ta biết trong lịch sử các tranh chấp lãnh thổ thường rất nhạy cảm đối với người dân của các nước liên quan. Và chính vì lý do này, các quốc gia được tham gia vào các tranh chấp ngày nay cần phải kiềm chế và tiết chế. Về mặt này, tôi phải nói rằng sự xuống thang gần đây giữa Trung Quốc và Philippin tại bãi cạn Scarborough là một sự tiến triển đầy triển vọng.
“Bước quan trọng đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc cần thực hiện nhanh nhất có thể là thỏa thuận bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông”
Thứ tư, mặc dù tranh chấp trên Biển Đông rõ ràng mang tính quốc tế, nhưng về bản chất, việc giải quyết tranh chấp sẽ yêu cầu phải có sự cải cách trong nước. Ví dụ, tôi rất quan tâm đến báo cáo của Nhóm Khủng Hoảng Quốc tế. Trong đó nói rằng rất nhiều các thực thể trong Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc được trao trách nhiệm đối với Biển Đông. Do đó, rất khó để xác định ai là người chịu trách nhiệm, điều này khiến cho việc quản lý các tranh chấp và quá trình xuống thang xung đột trở nên khó khăn hơn”, Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman nói.
Sự quan tâm đặc biệt đi kèm với việc tăng cường nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy nhanh chóng sự ảnh hưởng trở lại của Mỹ tại Biển Đông khiến Trung Quốc thực sự e ngại. Trong phần sau chúng tôi xin gửi tới bạn đọc những kiến giải vì sao Biển Đông lại trở thành vấn đề ưu tiên trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Theo GDVN
Thượng nghị sĩ Mỹ vạch mặt trò khiêu khích bành trướng của Trung Quốc
Thượng nghị sĩ Mỹ Joseph Lieberman phát biểu: "Hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông đang đẩy khu vực theo hướng sai và gửi một thông điệp gây thất vọng về loại cường quốc mà Trung Quốc sẽ trở thành...".
"Trung Quốc theo đuổi chính sách độc đoán"
Cuối tháng 6/2012, Hội thảo về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức đã diễn ra tại Mỹ. Cuộc hội thảo tập trung thảo luận về các vấn đề chính gồm các diễn biến gần đây ở Biển Đông, Biển Đông trong mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc-ASEAN, vai trò của luật quốc tế trong giải quyết và quản lý các tranh chấp ở Biển Đông...
Tham dự cuộc hội thảo có nhiều nhân vật quan trọng: Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell, Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa và các vấn đề chính phủ của Thượng viện Mỹ Joe Lieberman, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải (Trung Quốc) Ngô Sĩ Tồn, Tổng Thư ký Ban Thư ký các vấn đề đại dương và hàng hải thuộc Bộ Ngoại giao Philippines Henry Bensurto, chuyên gia cao cấp của Học viện Quốc phòng Úc GS Carlyle Thayer, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam TS Trần Trường Thủy, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam TS Đặng Đình Quý.
Các phát biểu của chính khách Mỹ một lần nữa cho thấy những diễn biến gần đây tại Biển Đông làm cho chính giới Mỹ lo ngại ở tầm cao
Thượng nghị sĩ Mỹ Joseph Lieberman (Ảnh: AP)
Sau đây, chúng tôi xin gửi tới độc giả một phần bài phát biểu của Thượng nghị sĩ Mỹ Joseph Lieberman - Chủ tịch Uỷ ban An ninh nội địa và các vấn đề của Chính phủ Mỹ tại Hội thảo.
Trong phần phát biểu của mình, Thượng nghị sĩ Mỹ Joseph Lieberman cho biết: "Tôi phải nói rằng tôi đang lo ngại về hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông. Tôi tin rằng Trung Quốc đang đẩy khu vực theo hướng sai và gửi một thông điệp gây thất vọng về loại cường quốc mà Trung Quốc sẽ trở thành và Trung Quốc sẽ quan hệ với các nước láng giềng gần gũi nhất như thế nào.
Việc yêu sách của Trung Quốc có phạm vi quá rộng và tính chất, cơ sở yêu sách này đang tạo ra một bầu không khí lo âu. Hãy nhìn vào tin tức từ Việt Nam và Bắc Kinh trên các phương tiện truyền thông trong vài ngày qua. Tôi nghĩ sự mập mờ, ví dụ về cơ sở của đường 9 đoạn Trung Quốc đặc biệt đáng lo ngại".
Nói về hậu quả của những hành động vừa qua của Trung Quốc, ông Joseph Lieberman cho rằng: "Trong bức tranh lớn đối với Mỹ, khu vực và thế giới, Biển Đông và các cuộc xung đột đang diễn ra là một phép thử đặc biệt và rất quan trọng đối với bản thân Trung Quốc. Điều đó cho thấy quan hệ của Bắc Kinh với các nước láng giềng như thế nào khi Trung Quốc phát triển mạnh mẽ hơn và với một ý nghĩa lớn hơn, Trung Quốc sẽ trở thành loại cường quốc thế nào trong thế kỷ này.
Khi Trung Quốc theo đuổi chính sách độc đoán hoặc thiếu cơ sở rõ ràng về luật pháp quốc tế tại Biển Đông thì điều này đương nhiên tạo ra sự mất lòng tin, làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm và tôi e rằng Trung Quốc sẽ bị cô lập nhiều hơn trong khu vực và trên thế giới. Đó là không phải là một kết quả mà bất cứ ai trong chúng ta muốn, ít nhất là Mỹ".
"Khi Trung Quốc theo đuổi chính sách độc đoán hoặc thiếu cơ sở rõ ràng về luật pháp quốc tế tại Biển Đông thì điều này đương nhiên tạo ra sự mất lòng tin, làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm"
Lời mời thầu của CNOOC là khiêu khích bành trướng
Trả lời câu hỏi phỏng vấn về việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) kêu gọi đấu thầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đến từ một nhà báo ở Đài Tiếng nói Việt Nam, Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman nói: "Theo quan điểm của tôi, đó là một yêu sách chưa có tiền lệ, không có cơ sở nằm trong vùng đặc quyền kinh tế được công nhận của Việt Nam.
Và như bạn biết, đó là một số toan tính - mà hoặc là Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) hoặc lực lượng khác của Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh đã yêu cầu các công ty dầu quốc gia Trung Quốc đưa ra tuyên bố này như là một phần của hình thức đấu tranh đang diễn ra hiện nay. Nhưng tuyên bố này khá khiêu khích và nhằm đáp lại việc Việt Nam khẳng định các quyền pháp lý bằng quy định của pháp luật trong nước vào tuần trước".
"Lời mời thầu của CNOOC là khá khiêu khích"
Theo Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman, đây chính là những vấn đề cần chấm dứt ngay vì khi những khiêu khích bành trướng này tiếp diễn, là nhằm phục vụ các chính sách đối nội nhiều hơn là đối ngoại và là các tuyên bố khá khiêu khích."Điều thực sự quan trọng là thảo luận của ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông cần tạo ra các nội dung thực chất làm giảm các căng thẳng leo thang từ các tranh chấp trong khu vực trước khi chúng gây ra sự hiểu nhầm; giảm những rủi ro từ việc đưa ra các tuyên bố yêu sách mà có thể thực sự gây ra bạo lực; tạo tiền đề cho các hình thức hợp tác, hòa bình và lợi ích chung phù hợp với luật quốc tế. Không ai có lợi ích khi bạo lực xảy ra và chắc chắn đây cũng không phải là lợi ích của một quốc gia có thượng viện mà tôi rất vinh dự được là thành viên", ông Joseph Lieberman nói.
Biển Đông làm cho chính giới Mỹ lo ngại ở tầm cao
Trong cuộc phỏng vấn với Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam về diễn biến xung quanh Hội nghị An ninh Biển Đông diễn ra ở thủ đô Washington, Mỹ ngày 26/6/2011, ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV) nói:
"Một số học giả Mỹ nhấn mạnh vấn đề an ninh biển còn là phép thử xem cơ sở pháp luật hiện hành có còn tiếp tục duy trì được sức mạnh nữa hay không.
Quan điểm thứ 2, thể hiện phần nào quan điểm của chính giới Mỹ qua bài phát biểu của Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain. Cần nhắc lại rằng, từ xưa đến nay các quan chức Mỹ không ai nói trực tiếp đến "đường lưỡi bò" mà chỉ nói chung chung là vấn đề an ninh.
Năm 2010, phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các đối tác, Diễn đàn An ninh khu vực (ARF), bà Hilarry Clinton nhắc đến "Đường lưỡi bò" một cách gián tiếp là "những đòi hỏi không xuất phát từ đặc điểm đất, đảo, đá (land features) trên biển Đông là không có giá trị". Đó là một cách gián tiếp phủ định yêu sách này của phía Trung Quốc. John McCain là chính khách Mỹ đầu tiên khẳng định trực tiếp: "Đường lưỡi bò" không có cơ sở pháp lý.
Trong bài phát biểu của mình, vị Thượng nghị sỹ Mỹ còn tạo ra liên kết chặt chẽ giữa những đòi hỏi vô lý đó với những đe dọa trật tự hiện hành an ninh trên biển và lợi ích của Mỹ trong vận tải hàng hải. Ông cũng là chính khách Mỹ đầu tiên có kiến nghị rất mạnh là Mỹ phải phê chuẩn Luật Biển 1982 để có được chính danh và giúp củng cố ASEAN, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự.
Dĩ nhiên đây là ý kiến của riêng ông ta và tại nước Mỹ cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, trước những diễn biến gần đây tại biển Đông làm cho chính giới Mỹ lo ngại ở tầm cao".
Theo GDVN
"Khi đàm phán, không được sợ hãi trước sự đe dọa của Trung Quốc" "Người đàm phán phải không chịu sức ép, sợ hãi trước sự đe dọa. Và không vì thái độ ngang ngược của họ mà người đàm phán hoang mang hoặc có những phản ứng không thích hợp". Bình tĩnh và khéo léo Trước một Trung Quốc mạnh về nhiều mặt và luôn đưa ra những yêu sách không có cơ sở mà chỉ...