Biển Đông năm 2014: Sẽ lắng dịu trước phiên tòa xét xử…?
Tình hình Biển Đông có thể sẽ lắng dịu trong ngắn hạn khi các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này đang thương thuyết để đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC) với Trung Quốc. Đó là nhận định của Giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Úc trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) hôm 5/1.
Tình hình Biển Đông sẽ lắng dịu cho đến khi tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển bắt đầu xét xử đơn kiện của Philippines
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia khu vực nổi tiếng này, tình hình có thể thay đổi vào giữa năm khi tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển bắt đầu xét xử đơn kiện của Philippines về tính hợp pháp trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết vùng biển này.
Hiện tại, có ít nhất bốn cuộc họp thương lượng về COC giữa Trung Quốc và các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được lên kế hoạch tổ chức vào đầu năm nay.
Theo Giáo sư Carl Thayer, các thành viên ASEAN sẽ tự kiềm chế để không tác động tới mục tiêu nhắm tới, bởi đang có hy vọng đạt được COC.
Trong nhiều năm qua, ASEAN đã hối thúc các bên đạt được một bộ quy tắc có tính ràng buộc pháp lý, vạch ra những quy định hành xử để ngăn ngừa nguy cơ xung đột bùng phát trên vùng biển tranh chấp. Trong khi đó, Trung Quốc luôn tìm cách né tránh đàm phán COC và khăng khăng rằng, tranh chấp lãnh thổ nên được giải quyết song phương. Tuy nhiên, quan điểm của Bắc Kinh đã bắt đầu thay đổi vào năm ngoái. Tháng 9/2013, Trung Quốc và các nhà ngoại giao cao cấp của ASEAN đã tổ chức một cuộc tham vấn đầu tiên về COC tại thành phố Tô Châu.
“Dù muộn nhưng Trung Quốc đã phát hiện ra rằng, bộ quy tắc ứng xử thực sự giống như những gì họ đang thúc đẩy, cụ thể là đặt các tranh chấp sang một bên và tập trung vào hợp tác”, Oh Ei Sun – chuyên gia cao cấp tại Trường nghiên cứu quan hệ quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore cho hay.
Tuy nhiên, đến ngày 30/3/2014, Philippines sẽ phải đệ trình trước Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển những lập luận chống yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển trong phạm vi cái gọi là “đường 9 đoạn”, mà theo đó “ôm trọn” gần hết Biển Đông.
Tòa án quốc tế sau đó sẽ gửi đến Trung Quốc một văn kiện để yêu cầu Trung Quốc trả lời.
Nếu Bắc Kinh không trả lời, thì theo Giáo sư Thayer, tòa án sẽ sớm đưa ra quyết định. Tuy nhiên, đây là một việc chưa có tiền lệ và ông Thayer cũng không rõ câu chuyện sẽ diễn tiến ra sao và kết thúc như thế nào.
Theo Minh Châu
Petrotimes
Tòa bác yêu cầu triệu tập bầu Kiên và ông Trần Xuân Giá
Các luật sư yêu cầu tạm hoãn tòa để triệu tập thêm các ông Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá cùng các lãnh đạo Vietinbank. Nhưng sau 15 phút hội ý, phiên tòa vẫn tiếp tục.
Buổi đầu tiên phiên xử vụ án Huyền Như:
Video đang HOT
Phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng do Huỳnh Thị Huyền Như và 22 đồng phạm lừa đảo hơn 4.000 tỷ đồng đã tạm hoãn hơn 15 phút để HĐXX hội ý. Trước đó, phiên tòa "nóng" lên khi nhiều luật sư bào chữa cho bị cáo, bảo vệ quyền lợi cho bị hại, nguyên đơn dân sự và những người liên quan có ý kiến đề nghị hoãn phiên tòa.
Lý do, các luật sư đề nghị tạm hoãn phiên tòa là để triệu tập những người liên quan như ông Nguyễn Đức Kiên, ông Trần Xuân Giá, các lãnh đạo Vietinbank và xác định lại bị đơn dân sự trong vụ án...
Cụ thể, luật sư của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho rằng các hợp đồng do nhân viên ngân hàng này ký là ký với Vietinbank nên yêu cầu HĐXX triệu tập lãnh đạo của ngân hàng Vietinbank với tư cách bị đơn dân sự.
Các bị cáo được dẫn giải vào tòa (Ảnh: Vũ Lê)
Luật sư Trần Đức Hùng (Văn phòng luật sư Hùng Thịnh, Đoàn Luật sư TPHCM), người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) đề nghị hoãn phiên tòa bởi luật sư này cho rằng toàn bộ số tiền được cáo trạng xác định là thiệt hại của Nam Việt 200 tỷ là không chính xác.
Luật sư này khẳng định họ không phải là bị hại bởi số tiền 200 tỷ đồng này đã được thu hồi, Nam Việt không mất mát gì trong vụ án này. Mặt khác, luật sư Hùng đề nghị hoãn phiên tòa để có thêm thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vì mình mới tiếp cận hồ sơ có vài ngày và chỉ được 2 ngày sao chụp hơn 1.000 trang hồ sơ, tài liệu.
Trước yêu cầu của các luật sư, HĐXX tạm hoãn để hội ý. 15 phút sau, chủ tọa Nguyễn Đức Sáu đã công bố quyết định của HĐXX là bác các yêu cầu của luật sư. Bởi lẽ, việc xác định tư cách bị đơn dân sự sẽ diễn ra trong suốt quá trình xét xử; về nhân chứng, HĐXX cũng đã triệu tập đầy đủ, nếu trong quá trình xét xử, xét thấy cần thiết sẽ triệu tập thêm.
Các bị cáo trước vành móng ngựa (Ảnh: Vũ Lê)
Về yêu cầu của luật sư đại diện ngân hàng Nam Việt, HĐXX không chấp thuận vì tòa không hạn chế quyền sao chụp hồ sơ, tài liệu của luật sư. Hơn nữa, khi điều tra vụ án, cơ quan điều tra cũng đã làm việc với lãnh đạo của ngân hàng này về số tiền 200 tỷ đồng nên không lý do gì để khẳng định là ngân hàng Nam Việt mới biết mình là bị đơn trong vụ án này.
Do vậy, HĐXX đã bác yêu cầu hoãn phiên tòa của luật sư và cho tiếp tục. Mặt khác, HĐXX cũng đã công bố kế hoạch xét hỏi cụ thể để các luật sư cũng như bị cáo, người liên quan tiện theo dõi phiên tòa.
Phiên tòa vẫn tiếp tục dù luật sư muốn hoãn (Ảnh: Vũ Lê)
"Siêu lừa" Huyền Như sinh con trong trại tạm giam
Trước đó, trong phần kiểm tra nhân thân của các bị cáo, Huỳnh Thị Huyền Như khai mình bị bắt lúc mang thai được 4 tháng. Sau đó, Như sinh con trong trại giam và đến giờ vẫn chưa làm khai sinh cho con.
"Bị cáo bị bắt giam ngày 30/9/2011 và trong thời gian tạm giam này đã sinh con tên là Trương Xuân Mai vào tháng 1/2012 nhưng chưa được làm giấy khai sinh bởi cháu bé được sinh trong thời gian bị tạm giam. Đồng thời, bị cáo Như cũng chưa đăng ký kết hôn với chồng", Huyền Như khai.
Các bị cáo bị dẫn giải ra vành móng ngựa
Huyền Như (áo hồng, góc trái) cùng các bị cáo được dẫn giải vào tòa vào sáng nay 6/1
Sáng nay 6/1/2014, TAND TPHCM đã mở phiên tòa xét xử vụ đại án tham nhũng do bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Phó Phòng quản lý rủi ro, quyền trưởng Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Vietinbank, Chi nhánh TPHCM) cầm đầu cùng 22 bị cáo khác lừa đảo hơn 4.000 tỷ đồng.
Các bị cáo bị truy tố hàng loạt tội danh gồm: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "cho vay nặng lãi", "vi phạm quy định về hoạt động cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức".
Khi bước xuống xe để vào tòa, Huỳnh Thị Huyền Như gây sự chú ý bởi không chỉ là nhân vật trung tâm của vụ án mà còn khoác trên người bộ quần áo tươm tất với quần đen, áo hồng trông rất chỉn chu. Ngồi trước vành móng ngựa, Huyền Như rất bình thản. Gương mặt bị cáo trông trẻ trung hơn so với lúc bị khởi tố. Đôi kính cận và sự điềm nhiên của Huyền Như trước tòa khiến nhiều người bất ngờ bởi không giống với "phong thái" của người đang bị truy tố trước vành móng ngựa. Huyền Như có 3 luật sư bào chữa cho mình tại tòa.
Vụ án này được đánh giá là có tính chất vi phạm nghiêm trọng, phức tạp, số tiền lừa đảo lớn nhất từ trước đến nay nên HĐXX sẽ có 5 thành viên với 2 thẩm phán, 3 hội thẩm. VKSND TPHCM cũng thừa ủy quyền của VKSND Tối cáo cử 3 kiểm sát viên (trong đó có 1 kiểm sát viên dự khuyết) giữ quyền công tố tại phiên tòa. Chánh tòa hình sự TAND TPHCM, thẩm phán Nguyễn Đức Sáu ngồi ghế chủ tọa phiên tòa.
Ngoài 23 bị cáo bị đưa ra trước vành móng ngựa, HĐXX còn triệu tập 15 nguyên đơn dân sự (bị hại), người bị hại, 80 cá nhân, tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Nguyên đơn dân sự của vụ án có 3 ngân hàng TMCP gồm: Á Châu, VIB, Nam Việt... Có 50 luật sư thuộc nhiều Đoàn luật sư khác nhau trong cả nước có mặt tại tòa để tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo, các cá nhân, tổ chức, công ty bị hại có liên quan trong vụ án.
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, từ năm 2007, Huỳnh Thị Huyền Như, lúc đó là cán bộ tín dụng Ngân hàng Vietinbank chi nhánh TPHCM, đã vay cá nhân trên 200 tỷ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân với lãi suất cao để kinh doanh bất động sản tại TPHCM, TP Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Nam, An Giang. Đến năm 2010, do kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao, nên mất khả năng thanh toán.
Nắm được nghiệp vụ ngân hàng, cộng với chức quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, có thẩm quyền phê duyệt lệnh chuyển tiền của chủ tài khoản từ ngân hàng đi các đơn vị, doanh nghiệp theo quyết định của chủ tài khoản với mức 50 tỷ đồng một lệnh. Trong thời gian từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, Huyền Như đã giả danh Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TPHCM để huy động tiền.
Để thực hiện mục đích của mình, Huyền Như đã thuê người đàn ông trên đường Phạm Hồng Thái, gần công viên 23/9, quận 1 làm giả 8 con dấu đứng tên các cơ quan, đơn vị gồm: Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên, An Lộc, Đức Minh Quang, Bảo hiểm toàn cầu, Saigonbank - Berjaya.
Tuyệt chiêu huy động vốn với mức hưởng lãi suất chênh lệnh cao bằng việc sử dụng con dấu giả, tài liệu giả của ngân hàng và một số cá nhân đơn vị, Huyền như đã dễ dàng đưa các con mồi vào bẫy đã giăng sẵn. Một số ngân hàng thông qua các cá nhân và công ty tư nhân để gửi tiền vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh TPHCM đã bị Huyền Như lừa mất trắng cả nghìn tỷ đồng.
Huyền Như sử dụng các con dấu giả này làm giả các chứng từ, hợp đồng và trả lãi suất cao để huy động tiền của các tổ chức cá nhân rồi chiếm đoạt của 9 công ty, 4 ngân hàng và 3 cá nhân tổng số tiền là 3.982 tỷ đồng. Số tiền chiếm đoạt được, Như trả tiền vay lãi nặng cho 14 cá nhân, trả tiền chênh lệch ngoài hợp đồng cho 9 cá nhân, trả nợ gốc, nợ lãi...
Kết quả điều tra cũng xác định, Huyền Như thực hiện trót lọt tội phạm có phần giúp sức của một số bị cáo, trong đó, trợ thủ đắc lực nhất là Võ Anh Tuấn, (nguyên cán bộ văn phòng Vietinbank chi nhánh TPHCM), Huỳnh Hữu Danh (nguyên nhân viên ngân hàng VIB TPHCM), Phạm Anh Tuấn (nguyên Giám đốc công ty cổ phần vận tải dầu khí Thái Bình Dương)...
Được xác định là người cầm đầu vụ án, Như bị truy tố về 2 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Võ Anh Tuấn cũng bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra, 21 bị cáo còn lại cũng bị truy tố với nhiều tội danh. Trong đó có 13 bị cáo nguyên là trưởng, phó phòng, cán bộ các phòng giao dịch thuộc Vietinbank và nhiều giám đốc, phó giám đốc của các doanh nghiệp.
Phiên tòa đang bước vào phần thẩm vấn căn cước của các bị cáo. PV Dân trí sẽ liên tục cập nhật thông tin diễn biến của phiên tòa này.
Một số hình ảnh của ngày đầu tiên diễn ra phiên tòa xét xử các bị cáo trong vụ "đại án" tham nhũng này:
Các bị cáo bị dẫn giải vào tòa
Các bị cáo trước vành móng ngựa
Huyền Như, chủ mưu của vụ án bình thản trước giờ xét xử
Phiên tòa thu hút sự quan tâm của đông đảo người dự khán
Công Quang - Trung Kiên
Theo Dantri
Án mạng từ ngăn cản đánh bài Tình rủ Trọng đi đánh bài nhưng bị chị của Trọng ngăn cản. Nổi máu điên trong người, Tình đã gây rối rồi nhảy vào đánh hai chị em Trọng. Không những thế, anh trai Tình là Chính còn đánh bố của Trọng chết tại chỗ. TAND tỉnh Quảng Bình vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn...