Biển Đông: Một ‘mặt trận’ nóng bỏng khác
Tại sao phải thúc đẩy mạnh mẽ vai trò của giới học giả trong cuộc đấu tranh vì chủ quyền Biển Đông?
Khi các giàn khoan của Trung Quốc đang khuấy động biển Đông vào mùa hè vừa qua thì một “mặt trận” khác cũng nóng bỏng không kém. Đó là cuộc chiến trong giới học giả.
Chẳng hạn, cuộc tranh luận xuất phát từ một bài báo của nhà nghiên cứu Sam Bateman – của Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) đã gặp phải phản biện gay gắt của hai học giả Việt Nam là Dương Danh Huy và Phạm Quang Tuấn.
Sau đó cũng trên diễn đàn này, một cuộc tranh luận khác trực diện hơn giữa một học giả Việt Nam từ Học viện Ngoại giao với một học giả của Viện Nghiên cứu Quốc gia Nam Hải Trung Quốc. Liền sau đó tại các hội thảo và diễn đàn quốc tế liên quan về vấn đề biển Đông, dư luận lại chứng kiến những “va chạm” về lập luận và chứng cớ giữa các học giả, chủ yếu là hai nhóm phương Tây và Đông Nam Á một bên, và học giả Trung Quốc, cùng Đài Loan một bên còn lại.
Những cuộc tranh luận này một lần nữa cho thấy vai trò và tác động của giới học giả trong cuộc chiến chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Tại sao giới học giả lại quan trọng? Tại sao phải thúc đẩy mạnh mẽ vai trò của giới học giả, hay nói một cách rộng hơn là thành tố kiến thức trong cuộc chiến vì Biển Đông?
Ngay khi Hội thảo Quốc tế “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” diễn ra tại Đà Nẵng, thì những câu hỏi trên lại trở thành đề tài nóng.
Tiếng nói của các học giả rất quan trọng trong giải quyết tranh chấp biển Đông. Ảnh: Hoàng Sang
Năm bước tác động
Video đang HOT
Trên thực tế, các chính trị gia hay các nhà hoạch định chính sách chỉ có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn và được đảm bảo khi dựa vào những thông tin được đưa ra từ những học giả có uy tín và chuyên môn cao. Mối quan hệ giữa cộng đồng học giả với người quyết định chính sách là rất phức tạp, tồn tại trên nhiều cấp độ.
Cấp độ 1: Đổi mới chính sách: Cộng đồng học giả phát huy tầm ảnh hưởng của mình lên quá trình đổi mới chính sách thông qua (i) Tạo ra những tranh cãi chính trị xung quanh vấn đề mà cộng đồng này quan tâm; (ii) Định rõ lợi ích của các quốc gia liên quan là gì. Sau đó, (iii) Tạo ra những tiêu chuẩn hành động chung. Sau khi diễn giải và làm rõ vấn đề đang được bàn đến, cộng đồng học giả có thể định hướng các quốc gia, tổ chức và cá nhân liên quan đến những chuẩn tắc, công cụ, tổ chức và lựa chọn thích hợp nhằm giải quyết vấn đề. Như vậy, lợi ích quốc gia và các điều luật được cấu thành trong giai đoạn này.
Cấp độ 2: Lan tỏa chính sách: Cộng đồng học giả lan truyền các giá trị và đề xuất chính sách của mình thông qua những công cụ và mạng lưới xuyên quốc gia: trao đổi giữa các nhóm nghiên cứu, hội nghị của các tổ chức quốc tế, thậm chí cả các đoàn đàm phán của các quốc gia.
Quá trình lan tỏa chính sách nói trên có hai mục đích. Một mặt, quá trình này thúc đẩy sự đồng thuận về kiến thức (knowledge consensus). Một khi đạt được sự đồng thuận về nền tảng kiến thức, cộng đồng học giả sẽ có được những kiến nghị chính sách toàn diện và chắc chắn hơn. Mặt khác, những mối quan hệ xuyên quốc gia dù là vô tình hay hữu ý, giúp cộng đồng học giả tạo được sức ép lớn tới cơ quan hành pháp.
Cấp độ 3: Lựa chọn chính sách: Lựa chọn chính sách là cơ chế mà những người quyết định chính sách ưu tiên chọn một hệ thống kiến nghị chính sách cụ thể và loại bỏ những kiến nghị khác. Nhiều yếu tố có thể thúc đẩy hoặc ngăn cản cộng đồng học giả kéo người quyết định chính sách về một hệ thống hành xử mới, ví như: lựa chọn thời điểm của cộng đồng học giả, độ quen thuộc của người quyết định chính sách với vấn đề đang bàn đến, cấu trúc của chế độ chính trị (regime structure), văn hóa và niềm tin chính thống (mainstream belief).
Cấp độ 4: Củng cố chính sách: Quá trình củng cố chính sách là quá trình mà ý tưởng mới và chính sách mới, sau khi được thể chế hóa, trở thành chính thống. Liệu các ý tưởng và chính sách mới có trụ lại được hay không phụ thuộc vài sự đồng thuận về nền tảng kiến thức. Sự đồng thuận giữa các thành viên trong cộng đồng học giả càng cao thì ảnh hưởng của ý tưởng mới-chính sách mới càng lớn và khả năng tồn tại lâu dài của chúng càng cao.
Cấp độ 5: Tiến hóa chính sách: là quá trình học hỏi không chỉ đơn thuần là sở hữu thêm những thông tin mới về môi trường xung quanh mà còn là việc chấp nhận những phương pháp mới và tiến bộ hơn nhằm tìm hiểu các mối quan hệ nhân-quả, giữa công cụ và kết quả chính sách. Quá trình học hỏi này dẫn đến hai kết quả tích cực đó là: (i) Sự chấp nhận và tiếp thu những phương pháp-công cụ mới (new instrumental ends) đồng nghĩa với việc xuất hiện những tập quán mới (new practices) và (ii) Sự chấp nhận và hướng đến những mục tiêu mang tính qui định mới (new goals).
Biển Đông và thế trận bất đối xứng
Phân tích cục diện hiện tại, có ba yếu tố tác động khả năng áp dụng vai trò của giới học giả vào trong thực tế chiến lược Biển Đông của Việt Nam: (i) tương quan thực lực giữa Việt Nam và Trung Quốc khiến cho chạy đua sức mạnh không phải là lựa chọn tối ưu; (ii) xu hướng “quốc tế hóa” Biển Đông ngày càng được ủng hộ là một lợi thế quan trọng và (iii) lý lẽ chủ quyền và diễn giải luật biển của Việt Nam hợp lý hơn so với Trung Quốc.
Trước hết, nếu xét trên tương quan sức mạnh, thì Việt Nam khó có thể so sánh với Trung Quốc trên tất cả các phương diện từ tiềm lực kinh tế, quốc phòng đến tiềm lực con người. Trung Quốc hiện tại là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với một tham vọng trở thành cường quốc hải dương cạnh tranh với Mỹ trong tương lai. Quá trình hiện đại hóa hải quân của Bắc Kinh đang tiến triển một cách nhanh chóng và khá toàn diện, mà biểu tượng là việc đưa vào hoạt động tàu sân bay đầu tiên trong năm 2012 vừa qua.
Thứ hai, cùng với một số nước trong ASEAN như Philippines và Indonesia, Việt Nam đã khá thành công trong việc đưa tranh chấp ra thảo luận công khai tại các diễn đàn an ninh và chính trị khu vực. “Quốc tế hóa” là giải pháp bị Trung Quốc phản đối rất quyết liệt, trong khi các nước khác – có hay không có liên quan đến tranh chấp – đếu ủng hộ mạnh mẽ.
Quốc tế hóa và đa phương hóa vấn đề Biển Đông khiến cho cán cân ngoại giao trở nên bất lợi hơn đối với Bắc Kinh, khi ngoài các nước tranh chấp chính còn xuất hiện những chủ thể khác như Mỹ, Nhật Bản hay Ấn Độ. Một lợi thế nữa để tăng cường vai trò của giới học giả chính là sự hợp lý hơn về lý lẽ chủ quyền cũng như về cách diễn giải luật biển quốc tế của Việt Nam.
Các chứng cứ chủ quyền của Việt Nam được các tài liệu, bản đồ trong và ngoài nước xác nhận và chứng minh một cách rõ ràng về tiến trình và lịch sử xác quyết chủ quyền. Rõ ràng, sự yếu thế về mặt chứng cứ lịch sử là lý do chính khiến Bắc Kinh cương quyết phủ định giải pháp đưa tranh chấp ra Tòa án Quốc tế hay Liên Hiệp Quốc.
Theo Vietnamnet
Rút giàn khoan hay Dương Khiết Trì đi Việt Nam, Trung Quốc không đổi quan điểm
Việc rút giàn khoan 981 khỏi vùng biển Việt Nam và 2 chuyến đi Việt Nam của ông Dương Khiết Trì không dẫn đến sự thay đổi nào trong chiến lược của Trung Quốc.
Tàu ngầm Trung Quốc tập trận ở Biển Đông. Ảnh: Channel News Asia.
Rappler ngày 10/11 đưa tin, tranh cãi về vấn đề Biển Đông sẽ làm nóng hội nghị thượng đỉnh ASEAN cũng như hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Naypyidaw, Myanmar trong tuần này. Giới phân tích cũng như các nhà ngoại giao đang hoài nghi về một thỏa thuận hữu hình mà Trung Quốc đòi đàm phán song phương với từng nước láng giềng, cho phép Bắc Kinh tạo đòn bẩy lớn về kinh tế và chính trị.
Việc khẳng định yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp - PV) của Trung Quốc ở Biển Đông đã hủy hoại mối quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam và Philippines bởi Trung Quốc tuyên bố gần như toàn bộ Biển Đông "là của họ"?! Biển Đông cũng đã trở thành thử thách ngoại giao giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ tập trung ở Naypyidaw tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á trong 2 ngày Thứ Tư, Thứ Năm tuần này. Theo Cố vấn An ninh quốc gia Susan Rice, khi gặp các nhà lãnh đạo ASEAN, Tổng thống Obama sẽ làm nổi bật vai trò lãnh đạo của Mỹ trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ và hàng hải.
Bắc Kinh đã bị cáo buộc xâm lược và gây hấn sau hoạt động tăng cường tuần tra hải quân ở bãi cạn Scarborough của Philippines cũng như hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Điều này càng thúc đẩy ASEAN nỗ lực tìm kiếm một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông có tính ràng buộc với Trung Quốc.
Nhưng giới phân tích cũng như các nhà ngoại giao hầu như không kỳ vọng có bất kỳ tiến triển nào trong vấn đề Biển Đông. Một nhà ngoại giao Đông Nam Á nói với truyền thông: "Tôi không thấy bất kỳ khả năng đột phá nào ở Naypyitaw hay bất cứ khoảng thời gian nào sắp tới. Hãy đối mặt với thực tế rằng đó là vấn đề phức tạp. ASEAN đang phải đối phó với Trung Quốc, một cường quốc châu Á và thế giới".
Các nhà quan sát nói rằng động thái (tỏ ra) mềm mỏng và thuật hùng biện của Trung Quốc trong những tuần gần đây, bao gồm cả việc rút giàn khoan 981 khỏi vùng biển Việt Nam và 2 chuyến đi Việt Nam của ông Dương Khiết Trì không dẫn đến sự thay đổi nào trong chiến lược của Trung Quốc.
Giáo sư Carl Thayer từ học viện Quốc phòng Úc bình luận, hành động (tỏ ra) ôn hòa của Trung Quốc chỉ nhằm chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Có thể có một số điều (Trung Quốc) gây ngạc nhiên khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh, nhưng sẽ không có gì đáng kể xảy ra.
Tổng thống Barack Obama sẽ hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Naypyitaw sau khi Washington quyết định nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Trong tháng 4, Washington cũng đã ký hiệp ước quốc phòng mở rộng với Philippines, thỏa thuận cuối cùng sẽ cho phép hàng ngàn lính Mỹ đồn trú tại quốc gia này.
Theo Giáo Dục
Philippines: Vụ kiện Trung Quốc có thể có phán quyết năm 2016 Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ngày 30-10 cho biết, Tòa án Liên hợp quốc ở Hà Lan có thể đưa ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc vào đầu năm 2016. Hoạt động cải tạo trái phép của Trung Quốc tại bãi đá Tư Nghĩa trên Biển Đông "Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được kết quả vào quý I-2016", ông...