Biển đông là tiêu điểm của Hội nghị ngoại trưởng ASEAN
Hôm nay, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM) sẽ khai mạc tại Brunei với hai chủ đề nghị sự chính là việc thành lập Cộng đồng Kinh tế vào năm 2015 và thúc đẩy cho ra đời Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).
Biển đông là tiêu điểm của Hội nghị ngoại trưởng ASEAN.
Đây là lần đầu tiên các ngoại trưởng ASEAN nhóm họp trở lại kể từ sau sự cố tại Hội nghị AMM năm ngoái ở Campuchia, trong đó các ngoại trưởng đã không thể ra được Tuyên bố chung do những bất đồng về vấn đề Biển Đông.
Tuy nhiên, năm nay, dưới quyền Chủ tịch của Brunei, dự kiến các cuộc thảo luận, nhất là về Biển Đông, sẽ tập trung hơn.
“ASEAN đã có một năm đầy khó khăn. Sự tập trung và thống nhất của ASEAN bị thử thách trong bối cảnh hiệp hội đang trở thành một khu vực, nơi lợi ích của các cường quốc có thể khác biệt. Chúng ta cần phải thực tế để đối phó với tình thế đó”, Ngoại trưởng Singapore K Shanmugam kêu gọi.
Video đang HOT
Cũng theo ông K Shanmugam, nhờ duy trì thống nhất và tập trung, ASEAN ngày càng được các cường quốc và các nước đối tác đối thoại coi trọng. Nhiều quốc gia đã trở thành đối tác đối thoại của ASEAN, song điều đó không có nghĩa Hiệp hội sẽ có một hành trình dễ dàng nếu giữa các nước thành viên vẫn bị chia rẽ và thúc đẩy bởi các lợi ích ly tâm.
Giáo sư Simon Tay -Chủ tịch Viện nghiên cứu Các vấn đề quốc tế của Singapore- cũng cho rằng yếu tố đoàn kết, nhất tâm và cộng đồng lợi ích có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, cũng như xây dựng một nền hòa bình ổn định ở châu Á.
“Đề xuất của ASEAN về một Bộ quy tắc ứng xử (COC) có ý nghĩa rất quan trọng. Trung Quốc rõ ràng không bị muốn rơi vào tình trạng &’thân cô, thế cô’ trước 10 nước ASEAN. Philippines cũng không muốn “một mình một ngựa”. Vì thế các nước ASEAN còn lại phải sớm tìm ra sự cân bằng và trung lập nào đó để giải quyết vấn đề này”, Giáo sư Simon Tay nói.
Giải thích rõ hơn về quan điểm này, Giáo sư Simon Tay nêu lại chuyến thăm 4 nước Đông Nam Á của tân Ngoại trưởng Trung Quốc và việc Philippines hầu như không nhận được sự ủng hộ rõ ràng nào từ các nước thành viên còn lại trong ASEAN trong việc nộp hồ sơ kiện Trung Quốc lên Liên hợp quốc.
“Tân Ngoại trưởng Trung Quốc đã công du 4 nước trong khu vực để nói về cách thức thực hiện và khuôn khổ của COC. Rõ ràng Trung Quốc cũng có những quan ngại của họ trong vấn đề này. Họ lo sợ tất cả các nước ASEAN khác cũng sẽ có lập trường giống Manila”, ông Simon Tay nói thêm.
Kể từ khi các nước ASEAN đưa ra đề xuất về COC đến nay, các cuộc gặp đầu tiên để thảo luận về văn kiện ràng buộc này đã được khởi động nhưng tiến triển rất chậm.
“Xây dựng COC là một tiến trình lâu dài, bởi cần phải có các cuộc thương thảo chi tiết, mà chúng tôi thì vừa mới bắt đầu. Quá trình thảo luận sẽ có thăng có trầm, có khác biệt liên quan đến những lợi ích quốc gia của các nước, và rất có thể sẽ xảy ra tình huống khó xử”, Ngoại trưởng Singapore Shanmugam giải thích.
Ngoài vấn đề Biển Đông, dự kiến vấn đề khói bụi trong khu vực cũng sẽ là một chủ đề nóng tại các cuộc hội nghị. Ông Shanmugam nhấn mạnh rằng đây không phải vấn đề của riêng Singapore, Malaysia hay Indonesia mà là của cả khu vực.
Bên cạnh đó, các bộ trưởng cũng tập trung thảo luận về lộ trình hướng đến viễn cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015.
Theo kế hoạch, sau Hội nghị AMM, các đại biểu cũng sẽ tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) với các nước đối tác đối thoại của ASEAN và gặp gỡ người đồng cấp các nước trong nhóm 3 (gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc).
Theo Dantri
Tổng Bí thư kết thúc chuyến thăm Thái Lan
Chiều 27/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Thái Lan từ ngày 25 -27/6 theo lời mời của Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Ảnh: TTXVN
Trong thời gian thăm Thái Lan, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Thủ tướng Yingluck Shinawatra; hội kiến với Chủ tịch Quốc hội kiêm Chủ tịch Hạ viện Somsak Kiatsuranont; Chủ tịch Thượng viện Nikom Wairatpanij; lãnh đạo các đảng chính trị Thái Lan; Hội hữu nghị Thái-Việt; gặp các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan; nhận bằng tiến sỹ danh dự trường Đại học Thammasat; gặp Cộng đồng Việt kiều; thăm một số cơ sở kinh tế và văn hóa tại thủ đô Bangkok và tỉnh Nakhon Phanom.
Hai bên đã trao đổi quan điểm về tình hình hiện nay và triển vọng của mối quan hệ Việt Nam-Thái Lan trên mọi lĩnh vực, bao gồm chính trị, an ninh-quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư; cam kết mở rộng hợp tác trên mọi lĩnh vực nhằm củng cố mối quan hệ và tình hữu nghị giữa hai nước, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Nhân chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung, quyết định đưa quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược, nhằm mở ra một triển vọng mới cho mối quan hệ hợp tác gần gũi hơn vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực, cũng như góp phần vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh.
Theo Dantri
Thông điệp Biển Đông trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Những vấn đề nảy sinh sẽ không để ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của quan hệ hai nước cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong chuyến thăm cấp nhà nước Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (19-21/6) là những vấn đề trên biển. Giải quyết tranh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Trump rộng cửa theo đuổi chính sách thuế

Apple vi phạm lệnh cấm chống độc quyền App Store

Bí mật công nghệ Rekord SV-98M: Súng bắn tỉa thế hệ mới làm rúng động chiến trường

Hồng y đoàn đặt mục tiêu bầu nhanh giáo hoàng

Mỹ gửi loạt tiêm kích F-16 từ "nghĩa địa máy bay" cho Ukraine

Thỏa thuận đất hiếm Mỹ - Ukraine khó sinh ra lợi nhuận trong 10 năm tới?

Yêu cầu đặc biệt của Ukraine bị bác bỏ trong thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Thỏa thuận khoáng sản nâng vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán với Nga

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance thừa nhận xung đột Ukraine 'sẽ còn kéo dài'

Xung đột Hamas-Israel: Tàu chở viện trợ cho Gaza bị tấn công ngoài khơi Malta

Chile ban bố cảnh báo sóng thần sau động đất ở vùng cực Nam

Syria tuyên bố bảo vệ chủ quyền sau cuộc không kích của Israel gần dinh tổng thống
Có thể bạn quan tâm

Đậu xanh nấu hạt sen mát gan, giải nhiệt ngày hè
Ẩm thực
17:19:21 03/05/2025
Phim Hàn mới chiếu đã nhận bão lời khen, nam chính chưa từng thất bại nhờ tuyệt chiêu "đấm phát chết luôn"
Phim châu á
17:09:51 03/05/2025
Người lật mặt không phải Lý Hải, mà là Victor Vũ
Hậu trường phim
17:07:26 03/05/2025
Cảnh phim "giả bán khoai lấy tin mật" viral nhất hiện tại: Xem xong mới hiểu vì sao hút 10 triệu view
Phim việt
17:04:20 03/05/2025
Nên mua iPhone 16e, Xperia 5 V hay Pixel 9a?
Đồ 2-tek
17:04:18 03/05/2025
Nữ tiếp viên thắng đời 1000 lần, check in cùng dàn cực phẩm quân nhân, MXH ước
Netizen
17:03:58 03/05/2025
Đoạn clip đứng giữa nhiều cô gái hút 5 triệu views khiến G-Dragon bị hỏi "Anh ta bị sao vậy?"
Nhạc quốc tế
17:00:41 03/05/2025
Chiều cao ở tuổi lên 7 của con gái Hoa hậu Đặng Thu Thảo gây bất ngờ
Sao việt
16:55:32 03/05/2025
Hàng trăm chú chó dachshund săn đuổi kỷ lục ở Hungary
Lạ vui
16:54:21 03/05/2025
1 nữ ca sĩ gen Z cấp cứu vì đột ngột ngã gục ở nhà vệ sinh, kinh hãi khi nhận kết quả
Sao châu á
16:52:33 03/05/2025