‘Biển Đông không dễ xảy ra xung đột quân sự nhưng tiềm tàng nguy cơ’

Theo dõi VGT trên

Đó là nhận định của ông Lê Việt Trường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh của Quốc hội trước câu hỏi của PV về “nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông nào trong thời gian tới?”.

Trước câu hỏi của PV đề cập câu hỏi “nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông lớn tới mức nào trong thời gian tới?”, ông Lê Việt Trường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh của Quốc hội cho rằng “Biển Đông không dễ dàng xảy ra xung đột quân sự nhưng tiềm tàng nguy cơ”.

Đó là nhận định của ông Lê Việt Trường. Ông Trường đã phân tích, tiên liệu khá sâu sắc diễn biến tình hình Biển Đông trước những bước đi đầy toan tính và hành động quân sự hóa từ phía Trung Quốc…

Biển Đông không dễ xảy ra xung đột quân sự nhưng tiềm tàng nguy cơ - Hình 1

Ông Lê Việt Trường – Phó Chủ nhiệm ỦY BAN QUỐC PHÒNG, AN NINH của QUỐC HỘI

“Trung Quốc hòa hoãn nhưng luôn luôn lấn tới”

Thưa ông, ông đánh giá thế nào về việc chỉ trong thời gian ngắn, Trung Quốc đã gia tăng việc đưa các khí tài quân sự ra Biển Đông, đặc biệt là tại các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà nước này chiếm giữ trái phép?

Đúng là thời gian gần đây Trung Quốc đã tiến hành một loạt các hoạt động để từng bước quân sự hóa các khu vực đảo, bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ đã chiếm đóng một cách trái phép.

Nó nằm trong mục tiêu, yêu sách chiến lược của cái gọi là “đường lưỡi bò”, hay yêu sách Đường 9 đoạn. Các bước đi tiếp theo sẽ là từng bước thực hiện ý đồ đó. Thực ra, việc này không phải bất ngờ đối với các chuyên gia quân sự, hay các quốc gia trong khu vực và trên thế giới không dự đoán được.

Chúng ta cũng đã dự đoán được. Trung Quốc luôn thực hiện phương châm “hòa hoãn nhưng luôn luôn lấn tới”, nên việc họ thực hiện quân sự hóa trên các đảo, bãi đá tại Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam là rất rõ ràng, chúng ta không hề bị động, bất ngờ.

Chính vì vậy, chúng ta luôn chủ động lên án những động thái trái phép về hoạt động của Trung Quốc trên những đảo mà họ đã chiếm giữ trái phép và có những bước đi phù hợp với diễn biến của tình hình.

Hiện nay, nhiều chuyên gia quân sự, học giả trong nước và quốc tế đều đưa ra một thuật ngữ “tằm ăn rỗi” để mô tả cho chiến thuật mà phía Trung Quốc đang áp dụng ở Biển Đông, ông có thể giải thích rõ hơn về hàm nghĩa này?

“Tằm ăn rỗi” có nghĩa Trung Quốc đã đặt mục tiêu của họ là tham vọng “con đường tơ lụa” trên biển, hay nói cách khác là “núp dưới thuật ngữ dân sự” để đẩy mạnh ảnh hưởng, “quyền lực mềm” trên biển của mình xuống phía Nam, nhằm cạnh tranh chiến lược với Mỹ. Đây chính là hoạt động nằm trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc bành trướng quyền lực của mình trên khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Việc sử dụng các biện pháp quân sự để đánh chiếm trong thời điểm hiện nay hoàn toàn không phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ), cũng như luật pháp quốc tế, khẩu hiệu mà chính họ từng nói: “Trỗi dậy hòa bình”. Vì thế cho nên Trung Quốc dùng thủ đoạn hòa hoãn, gặm nhấm hay “tằm ăn rỗi” là một, để từng bước đẩy phạm vi kiểm soát của mình xuống phía Nam.

Nếu trước đây, trong lịch sử, tầm ảnh hưởng về phía biển của họ chỉ đến đảo Hải Nam, sau đó Trung Quốc đã tiến hành chiếm đóng trái phép các đảo tại Hoàng Sa cũng như tại Trường Sa của Việt Nam. Bây giờ, Trung Quốc đang tăng cường củng cố các điểm chiếm đóng này. Có thể khẳng định, Trung Quốc đang từng bước mở rộng phạm vi “tiền duyên phòng ngự”.

Nếu như trước đây “tiền duyên phòng ngự” của Trung Quốc chỉ giới hạn tới đảo Hải Nam tới nay đã được mở rộng tại Hoàng Sa… tức là đã mở rộng chiều sâu phòng ngự lên rất lớn. Bây giờ, Trung Quốc tiếp tục đẩy phạm vi xuống các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thêm 400-500 hải lý, tức là đã tạo ra thế phòng thủ có chiều sâu. Đây là mưu đồ bành trướng phạm vi các tầng lớp và chiều sâu phòng ngự xuống phía Nam, nhằm tham vọng chiếm đóng và ảnh hưởng trên khu vực Biển Đông.

Video đang HOT

Đi ngược lại cam kết, đe dọa sử dụng vũ lực với các nước

Biển Đông không dễ xảy ra xung đột quân sự nhưng tiềm tàng nguy cơ - Hình 2

Chiến đấu cơ JH-7A của quân khu Thẩm Dương (Trung Quốc) bay lượn trái phép trên đảo Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa của Việt Nam) tháng 8/2015.

Việc Trung Quốc ngang nhiên đưa tên lửa đất đối không, máy bay tiêm kích, hệ thống radar ra các đảo ở cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, theo ông liệu Bắc Kinh có thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) hay không?

Có thể nói đây là những dấu hiệu đầu tiên Bắc Kinh tiến hành ngầm công bố vùng nhận dạng phòng không ADIZ, tôi cho rằng điều này có thể sẽ được chính thức công khai trong thời gian không xa. Bước đi này thể hiện điều gì, thưa ông?

Theo phán đoán của riêng tôi, việc Trung Quốc thiết lập hệ thống nhận dạng phòng không chỉ là ngày một ngày hai, thực tế chỉ là sớm hay muộn. Bởi vì, họ đã đưa ra các căn cứ tên lửa đất đối không nhằm thực hiện mục đích quân sự, răn đe, nhằm tiến tới kiểm soát vùng trời bằng khả năng vũ khí có năng lực tấn công của mình. Tôi nhấn mạnh: Chuyện đó chỉ là sớm hay muộn!

Trước tình huống này, theo ông Việt Nam phải có những động thái gì?

Tôi cho rằng Việt Nam không chỉ cần đấu tranh bằng nội lực quân sự quốc gia mà còn cần tranh thủ sự ủng hộ của LHQ, phối hợp cùng các nước trong ASEAN hay các nước lớn có ảnh hưởng, quan tâm và có quyền lợi trên Biển Đông về tự do hàng hải, tự do hàng không trong khu vực, lên tiếng phản đối hành động này của Trung Quốc.

Căn cứ để phản đối của chúng ta rất rõ ràng: Trung Quốc là một trong các quốc gia đã tham gia ký cam kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (viết tắt là DOC). Trong đó các nước ASEAN, Trung Quốc thừa nhận: “Tuân thủ luật pháp quốc tế, giữ nguyên hiện trạng và không làm gì để gây phức tạp thêm tình hình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”.

Tuy nhiên, thực tế, Trung Quốc đã đưa một loạt hệ thống tên lửa tối tân, radar vào các khu vực này, xây dựng các sân bay trực thăng… Rõ ràng đây là hoạt động sử dụng vũ khí quân sự vào các mục đích quân sự, đe dọa hành động quân sự lên các nước khác trong cam kết, khu vực.

Đây là bằng chứng, căn cứ đầy đủ nhất để chúng ta có thể đưa ra công luận quốc tế hay LHQ để tố cáo rằng: Hành động của Trung Quốc, với tư cách là một quốc gia thành viên của Hội đồng bảo an LHQ, là đã đi ngược lại cam kết, đe dọa sử dụng vũ lực đối với các nước khác là không thể chấp nhận được.

Ông dự đoán, đánh giá như thế nào về nguy cơ xung đột quân sự trên Biển Đông trong thời gian tới?

Cá nhân tôi cho rằng, nguy cơ xung đột quân sự trên Biển Đông không dễ dàng xảy ra, nhưng không loại trừ. Theo tôi, nó có thể xảy ra chỉ khi một trong các nước quân sự lớn, có ảnh hưởng lớn trên khu vực Biển Đông có tính toán sai lầm về chiến lược.

Lấy ví dụ như Mỹ đưa các tàu chiến đi vào tuần tra khu vực sát vào khoảng 12 hải lý xung quanh các đảo của Trung Quốc, không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ cho một vài tàu giả danh tàu cá ra đâm va vào tàu của Mỹ. Nếu như trong một phút sai lầm, phía Mỹ nổ súng thì lúc ấy chính là thời điểm nguy cơ bùng nổ xung đột sẽ xảy ra.

Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Theo Người đưa tin

Mỹ tung "chiến lược phản đòn thứ ba" để đánh bại Trung Quốc

Trước những động thái quân sự hóa biển Đông liên tiếp của Trung Quốc, Mỹ đang tích cực triển khai "chiến lược phản đòn thứ ba" để dằn mặt Bắc Kinh. Tên lửa hành trình Tomhawk có thể "trị" HQ-9 của Trung Quốc.

Mỹ tung chiến lược phản đòn thứ ba để đánh bại Trung Quốc - Hình 1

Hình ảnh chụp từ vệ tinh tại Phú Lâm trước và sau khi Trung Quốc triển khai tên lửa - Ảnh: Fox News/Đồ họa:

Gần đây, báo chí Mỹ đặc biệt quan tâm đến sự kiện Trung Quốc đưa hệ thống tên lửa HQ-9 ra đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Trong mắt các phương tiện truyền thông Mỹ, hành vi quân sự hóa biển Đông của Trung Quốc trở thành "căn nguyên gây ra xung đột trên biển Đông".

Ngày 22/2, Defense News của Mỹ đã đăng tải bài viết tuyên bố, nếu Trung Quốc tiếp tục mở rộng lắp đặt hệ thống vũ khí tân tiến trên biển Đông, sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với quân đội Mỹ. Defense News kêu gọi các nước trên biển Đông cần tăng cường hệ thống máy bay tuần tra trên biển để đối phó với Trung Quốc.

Mỹ tung chiến lược phản đòn thứ ba để đánh bại Trung Quốc - Hình 2

Tên lửa hành trình Tomhawk của Mỹ có thể áp đảo tên lửa HQ-9 của Trung Quốc

Trung Quốc sẽ còn được đà lấn tới

Theo Defense News, cách đây không lâu, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Carter đệ trình lên Lầu Năm Góc bản dự toán ngân sách năm 2017, bản dự toán này nhấn mạnh Trung Quốc là "một trong những đối thủ cần coi trọng nhất", đồng thời cho biết quân đội Mỹ đang dùng một khoản ngân sách riêng biệt để "nhằm vào sức mạnh quân sự của Trung Quốc".

Hai tuần sau, Trung Quốc đưa 2 hệ thống tên lửa HQ-9 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Defense News chỉ ra rằng, hành động này là một trong những động thái mới nhất trong rất nhiều kế hoạch nhằm bảo đảm cho ưu thế của quốc gia này trong khu vực.

Ông Ben FitzGerald - chuyên gia của Trung tâm an ninh mới của Mỹ cho rằng, mặc dù việc lắp đặt HQ-9 không "gây trở ngại cho thực lực của quân đội Mỹ tại khu vực này", tuy nhiên đã chứng thực cho mối lo ngại của Mỹ rằng "hành động này của Trung Quốc sẽ được nhân bản sang cả khu vực", đây sẽ là một thách thức rất lớn đối với Mỹ.

Đồng thời nó phản ánh một điều rằng, chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập mà Mỹ quan tâm là hoàn toàn đúng đắn. Tạp chí National Interest (Mỹ) cũng bày tỏ quan điểm tương tự, cho rằng đây là hành động mang tính thăm dò của chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc đối với biển Đông.

Mỹ tung chiến lược phản đòn thứ ba để đánh bại Trung Quốc - Hình 3

Trung Quốc đã triển khai "gần 10 máy bay chiến đấu" gồm tiêm kích J-11 và máy bay chiến đấu ném bom JH-7 đến đảo Phú Lâm, theo đài Fox News ngày 23.2 dẫn lời 2 quan chức Mỹ.

Cựu Phó tư lệnh hải quân Mỹ Robert Martinage cho biết: "Đối với lực lượng không quân Mỹ, việc bố trí HQ-9 ở Hoàng Sa không mang tính hủy diệt, tuy nhiên hành động này "dự báo tương lai sẽ xảy ra điều gì". Nếu Trung Quốc mở rộng lắp đặt các hệ thống phòng ngự tiên tiến theo kiểu đó, sẽ tạo ra "đòn chấn động mạnh đối với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ".

Ông Robert Martinage cũng chỉ ra rằng, trong thời bình, Trung Quốc có thể dùng radar theo dõi chiến cơ của Mỹ, gia tăng nguy cơ xảy ra những sự kiện ngoài ý muốn; Đến khi xảy ra chiến tranh, họ sẽ đưa cả khu vực lân cận nằm dưới sự đe dọa trực tiếp của họ".

Trước những lời chỉ trích của báo Mỹ, một số chuyên gia quân sự của Trung Quốc thì biện minh rằng, nếu đứng trên góc độ đơn thuần về chiến thuật, do diện tích quần đảo Hoàng Sa nhỏ, cho dù là tên lửa phòng không hay tên lửa chống tàu đều không thể giấu diếm hành tung của mình thông qua cơ động, khả năng sinh tồn dưới sự tấn công cường độ cao không lớn.

Nếu ý đồ thật của Trung Quốc là thực hiện uy hiếp về quân sự ở biển Đông, cử tàu khu trục được trang bị tên lửa phòng không với tính năng cao và tên lửa chống tàu, hiệu quả thực tế cũng cao hơn nhiều so với việc bố trí tên lửa trên đảo. Do đó, mối "lo ngại" của tờ Defense News là quá thừa, chỉ nhằm mục đích tìm cớ cho Mỹ nhúng tay vào các sự vụ ở biển Đông, giới quân sự Trung Quốc cáo buộc.

Tranh thủ thời cơ thúc đẩy "chiến lược phản đòn thứ ba"

Trước thực tế Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh quân sự ở biển Đông, Mỹ đang lên kế hoạch tăng cường đầu cư ngân sách cho hoạt động nghiên cứu chiến lược đối đầu chống tiếp cận. Bài báo viết, năm 2017, Mỹ chi khoảng 3 tỉ USD cho sách lược đối đầu chống tiếp cận/chống xâm nhập - tức "chiến lược phản đòn thứ ba" lần thứ ba mà Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Carter và thứ trưởng quốc phòng Bob Walker cực lực ủng hộ.

Ngày 7/11/2014, trong bản báo cáo dẫn tại Diễn đàn quốc phòng Reagn tổ chức tại California, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi ấy là Chuck Hagel đã đưa ra lời đề nghị mới về "kế hoạch đổi mới quốc phòng" bằng cách đầu tư công nghệ và hệ thống hiện đại nhất", ông Hagel gọi kế hoạch là là "chiến lược phản đòn thứ ba" của Mỹ.

Theo tạp chí The Week,chiến lược Phản đòn thứ nhất ra đời từ thập niên 1950 nhằm đối phó với thế mạnh của Liên Xô trong mảng bộ binh quy ước bằng những dòng vũ khí hạt nhân chi phí thấp. Chiến lược Phản đòn thứ hai được thai nghén vào thập niên 1980 bao gồm các kế hoạch đẩy mạnh phát triển công nghệ mới đột phá để bù đắp sự thua sút về quân số so với Liên Xô. Với chiến lược Phản đòn thứ ba, Lầu Năm Góc tìm cách duy trì ưu thế quân sự toàn cầu với ngân sách eo hẹp hơn trước sự vươn lên của các bên khác.

Lầu Năm Góc cho rằng, trước chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc, nếu dựa vào các biện pháp truyền thống sẽ không thể duy trì thế mạnh về kỹ thuật của quân đội Mỹ, do đó cần tập trung phát triển kênh tấn công từ xa phản ứng thần tốc. Mỹ cần tăng cường cải tiến các loại vũ khí tấn công tầm xa như tên lửa hành trình Tomahawk, chúng sẽ phát huy vai trò hết sức quan trọng đánh bại các hệ thống phòng thủ như HQ-9 của Trung Quốc trong các cuộc xung đột trực tiếp, có thể quân đội Mỹ cần sử dụng vũ khí tấn công ở ngoài tầm bắn của hệ thống phòng không, hoặc huy động máy bay chiến cơ tảng hình F-35 để xuyên không phận mà tên lửa Trung Quốc bảo vệ.

Mỹ tung chiến lược phản đòn thứ ba để đánh bại Trung Quốc - Hình 4

Tàu chiến đấu ven biển USS Independent (LCS-2) của Mỹ do tập đoàn Austal đóng mới.

Một bài phân tích khác có tên Tư lệnh hải quân: Thái Bình Dương thật sự cần tàu chiến đấu ven biển, bài viết dẫn lời của tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ Joseph P. Aucoin nhấn mạnh: "Đối với khu vực này, tàu chiến đấu ven biển là loại tàu chiến lý tưởng. Tôi thích tính năng kích thước, năng lực đa nhiệm vụ của chúng, và chúng vẫn còn không gian để phát triển". Mỹ đã bố trí thay phiên nhiều tàu chiến đấu ven biển ở Singapore, các tàu chiến này liên tiếp đi vào biển Đông tuần tra và tập trận.

Trong bài phỏng vấn, ông Joseph P. Aucoin ám thị rằng, tàu chiến đấu ven biển có thể dùng để đối phó với các tàu loại nhỏ của Trung Quốc ở biển Đông. Ông Joseph P. Aucoin cho biết, ngoài việc tăng cường bố trí tàu cảnh sát biển lớn mới, Trung Quốc còn có rất nhiều tàu nhỏ, "đã quen với việc sử dụng các chiến thuật cấp tiến, thậm chí là phá hoại tàu thuyền của các quốc gia khác".

Với kế hoạch mà Mỹ vừa mới tuyên bố, dù là bố trí tên lửa hành trình Tomhawk cải tiến, vũ khítấn công liên hợp ngoài khu vực phòng không, hay gia tăng số lượng tàu chiến đấu ven biển ở châu Á - Thái Bình Dương đều là kế hoạch Mỹ đã tiến hành từ lâu. Chắc chắn các chương trình này của Mỹ sẽ khiến Trung Quốc phải dè chừng.

Liên kết các nước đối đầu với Trung Quốc

Ngoài việc sử dụng cây gậy quân sự, Mỹ còn tăng cường liên kết các nước trên biển Đông chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Defense News nhấn mạnh, trong bối cảnh Trung Quốc đang ráo riết bồi đắp trái phép đảo nhân tạo và tăng cường quân sự hóa biển Đông như hiện nay, máy bay tuần tra tại cuộc triển lãm hàng không ở Singapore đã trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận.

Các hành động gần đây của Bắc Kinh đã khiến mối quan hệ căng thẳng trong khu vực leo thang rõ rệt. Vấn đề được thảo luận nhiều nhất trong cuộc triển lãm hàng không ở Singapore là máy bay tuần tra và máy bay chống ngầm, rất nhiều công ty phương Tây tranh thủ cơ hội khuyên các nước trong khu vực thay thế hệ thống vũ khí cũ của mình.

Theo VietTimes

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Dự đoán đáng lo ngại của Elon Musk dần trở thành hiện thựcDự đoán đáng lo ngại của Elon Musk dần trở thành hiện thực
07:00:52 22/04/2025
Dấu ấn cuộc đời Giáo hoàng FrancisDấu ấn cuộc đời Giáo hoàng Francis
16:36:38 21/04/2025
Chấn động giới công nghệ: Nhà sáng lập hãng chip Trung Quốc từ bỏ quốc tịch MỹChấn động giới công nghệ: Nhà sáng lập hãng chip Trung Quốc từ bỏ quốc tịch Mỹ
12:42:47 21/04/2025
Đám cưới tại Mỹ thêm đắt đỏĐám cưới tại Mỹ thêm đắt đỏ
07:48:36 22/04/2025
Báo Mỹ: Tỷ phú Musk mệt mỏi vì bị công kích, muốn rời khỏi chính trườngBáo Mỹ: Tỷ phú Musk mệt mỏi vì bị công kích, muốn rời khỏi chính trường
20:33:10 22/04/2025
Điều gì xảy ra nếu máy bay bị sét đánh?Điều gì xảy ra nếu máy bay bị sét đánh?
15:08:01 22/04/2025
Ukraine đối mặt áp lực phản hồi kế hoạch hòa bình do Mỹ hậu thuẫnUkraine đối mặt áp lực phản hồi kế hoạch hòa bình do Mỹ hậu thuẫn
17:15:48 22/04/2025
Sư tử xông vào trang trại cướp đi bé gái 14 tuổi ở KenyaSư tử xông vào trang trại cướp đi bé gái 14 tuổi ở Kenya
08:07:55 22/04/2025

Tin đang nóng

Nóng: Dior bất ngờ đăng lại hình Thuỳ Tiên, báo hiệu hoa hậu genZ trở lại?Nóng: Dior bất ngờ đăng lại hình Thuỳ Tiên, báo hiệu hoa hậu genZ trở lại?
06:57:32 23/04/2025
Hoa hậu Việt đăng quang lúc 16 tuổi bán nhà lãi 900 cây vàng: Ở dinh thự 400 tỷ, cho con học trong lâu đài AnhHoa hậu Việt đăng quang lúc 16 tuổi bán nhà lãi 900 cây vàng: Ở dinh thự 400 tỷ, cho con học trong lâu đài Anh
06:53:54 23/04/2025
Người phụ nữ rạch pano tuyên truyền ở Hà Nội có biểu hiện tâm thầnNgười phụ nữ rạch pano tuyên truyền ở Hà Nội có biểu hiện tâm thần
06:29:42 23/04/2025
Trưa về chăm con ốm, vô tình nghe lén được cuộc điện thoai của mẹ chồng, tôi sốc khi biết bí mật của bà và chồng mìnhTrưa về chăm con ốm, vô tình nghe lén được cuộc điện thoai của mẹ chồng, tôi sốc khi biết bí mật của bà và chồng mình
05:13:29 23/04/2025
Sát ngày cưới thì bố chồng gặp nạn, tôi túc trực ở viện chăm 4 ngày nhưng lại được ông giới thiệu bằng "chức danh" không ngờSát ngày cưới thì bố chồng gặp nạn, tôi túc trực ở viện chăm 4 ngày nhưng lại được ông giới thiệu bằng "chức danh" không ngờ
05:21:57 23/04/2025
Lạ đời cặp đôi ngôn tình ghét nhau như kẻ thù, nhất quyết không chụp ảnh chung khiến MXH dậy sóngLạ đời cặp đôi ngôn tình ghét nhau như kẻ thù, nhất quyết không chụp ảnh chung khiến MXH dậy sóng
05:55:56 23/04/2025
Sao nhí Bố Ơi Mình Đi Đâu Thế dậy thì gây ngỡ ngàng, tuổi 15 thành bản sao "nam thần đẹp trai nhất thế giới"Sao nhí Bố Ơi Mình Đi Đâu Thế dậy thì gây ngỡ ngàng, tuổi 15 thành bản sao "nam thần đẹp trai nhất thế giới"
06:46:14 23/04/2025
Sao nữ Vbiz phát hoảng vì chuyến bay bị delay tới 5 tiếng, xót ruột lo lắng vì 1 vấn đềSao nữ Vbiz phát hoảng vì chuyến bay bị delay tới 5 tiếng, xót ruột lo lắng vì 1 vấn đề
06:09:57 23/04/2025

Tin mới nhất

Quốc gia trở thành kênh ngoại giao bí mật không thể thiếu ở Trung Đông

Quốc gia trở thành kênh ngoại giao bí mật không thể thiếu ở Trung Đông

08:04:12 23/04/2025
Điều này khiến Oman trở thành một đối tác đặc biệt có giá trị trong con mắt cộng đồng quốc tế, vốn đang tìm cách ngăn chặn xung đột trực diện giữa hai đối thủ địa chính trị lâu năm.
Xung đột Hamas - Israel: Phái đoàn Hamas đến Ai Cập thảo luận lệnh ngừng bắn

Xung đột Hamas - Israel: Phái đoàn Hamas đến Ai Cập thảo luận lệnh ngừng bắn

07:54:41 23/04/2025
Theo quan chức trên, phái đoàn Hamas do ông Khalil Al-Hayya làm trưởng đoàn sẽ gặp các quan chức Ai Cập để thảo luận về những ý tưởng cho lệnh ngừng bắn.
Chính quyền quân sự Myanmar gia hạn lệnh ngừng bắn

Chính quyền quân sự Myanmar gia hạn lệnh ngừng bắn

07:41:03 23/04/2025
Trong thông báo, chính quyền quân sự Myanmar cho biết lệnh ngừng bắn - hết hiệu lực vào nửa đêm nay - sẽ được gia hạn đến ngày 30/4 để tạo điều kiện cho việc tiếp tục tái thiết và phục hồi sau động đất.
Thủ tướng Thái Lan bác bỏ đồn đoán cải tổ nội các

Thủ tướng Thái Lan bác bỏ đồn đoán cải tổ nội các

06:36:27 23/04/2025
Phát biểu của bà Paetongtarn được đưa ra sau kết quả một cuộc khảo sát ý kiến gần đây của Viện Quản lý phát triển quốc gia (NIDA) cho thấy phần lớn cử tri Thái Lan muốn có sự thay đổi trong nhóm kinh tế của Nội các.
155 năm ngày sinh V.I.Lenin: Lễ kỷ niệm tưởng nhớ công lao của vị lãnh tụ vĩ đại

155 năm ngày sinh V.I.Lenin: Lễ kỷ niệm tưởng nhớ công lao của vị lãnh tụ vĩ đại

06:31:15 23/04/2025
Chủ tịch Đảng KPRF Gennady Zyuganov tuyên bố trước thềm sự kiện 80 năm Chiến thắng phát xít, KPRF đã thông qua nghị quyết đặc biệt kêu gọi tất cả các lực lượng yêu chuộng hoà bình trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và quốc xã...
Núi lửa Semeru tại Indonesia phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru tại Indonesia phun trào 4 lần trong ngày

06:25:03 23/04/2025
Ông Yadi Yuliandi, quan chức tại Trạm quan sát núi lửa Semeru, cho biết vụ phun trào thứ nhất xảy ra vào lúc 5h55 giờ địa phương, với cột tro bụi cao tới 800 mét.
Nga bày tỏ thiện chí đàm phán với Ukraine

Nga bày tỏ thiện chí đàm phán với Ukraine

06:21:13 23/04/2025
Người phát ngôn Peskov nói thêm rằng nếu Ukraine sẵn sàng và cởi mở với ý tưởng đàm phán, nước này cần thực hiện các bước để loại bỏ hết những trở ngại về mặt pháp lý đối với công tác đàm phán với Moskva.
Ấn Độ: Du khách ở khu vực Kashmir bị tấn công khiến nhiều người thương vong

Ấn Độ: Du khách ở khu vực Kashmir bị tấn công khiến nhiều người thương vong

06:18:07 23/04/2025
Thủ hiến Omar Abdullah của J&K bày tỏ bàng hoàng trước sự việc trên, đồng thời lên án mạnh mẽ vụ tấn công. Ông cũng gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân.
Tranh cãi xung quanh kế hoạch an ninh lương thực của Indonesia

Tranh cãi xung quanh kế hoạch an ninh lương thực của Indonesia

06:16:19 23/04/2025
Tuy nhiên, các nhà bảo vệ môi trường cảnh báo dự án này có thể trở thành vụ phá rừng lớn nhất thế giới, đe dọa các loài có nguy cơ tuyệt chủng và đẩy lùi các cam kết về khí hậu của Jakarta.
EU mở rộng đầu tư quốc phòng trong ngân sách chung

EU mở rộng đầu tư quốc phòng trong ngân sách chung

06:01:36 23/04/2025
Một trong những điểm nhấn của đề xuất là đơn giản hóa quy trình tiếp cận các quỹ của EU dành cho các dự án quốc phòng, từ đó giúp các doanh nghiệp và tổ chức trong lĩnh vực này nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ tài chính cần thiết.
Marlin: 'Sát thủ' không người lái mới của Nga

Marlin: 'Sát thủ' không người lái mới của Nga

05:58:42 23/04/2025
Các nhà phân tích quân sự tại Nga đã nhấn mạnh giá trị chiến thuật to lớn của Marlin, đặc biệt trong vai trò là một biện pháp phòng thủ hiệu quả chống lại các UAV, USV cảm tử của đối phương
Hai ứng cử viên thủ tướng Australia tranh luận trực tiếp lần thứ ba

Hai ứng cử viên thủ tướng Australia tranh luận trực tiếp lần thứ ba

05:55:10 23/04/2025
Về kế hoạch xây dựng 7 nhà máy điện hạt nhân trên khắp đất nước, ứng cử viên Dutton khẳng định cam kết thực hiện điều này "vì lợi ích tốt nhất của đất nước".

Có thể bạn quan tâm

Bắt đối tượng dùng kiếm chém trọng thương người khác

Bắt đối tượng dùng kiếm chém trọng thương người khác

Pháp luật

08:27:42 23/04/2025
Công an tỉnh Quảng Ninh đã tạm giữ một thanh niên 17 tuổi sau khi đối tượng này tấn công bạn bằng kiếm khiến nạn nhân phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Mercedes vén màn concept Vision V - bản xem trước của V-Class điện

Mercedes vén màn concept Vision V - bản xem trước của V-Class điện

Ôtô

08:25:39 23/04/2025
Vision V được trang bị một màn hình 4K kích thước 65 inch có thể thu gọn. Khoang hành khách có hệ thống âm thanh vòm Dolby Atmos 42 loa, phục vụ nhu cầu xem phim hoặc chơi game.
10 MV Kpop nhiều view nhất đầu 2025: Hạng 1 gây sốc, Jennie hay Lisa đỉnh hơn?

10 MV Kpop nhiều view nhất đầu 2025: Hạng 1 gây sốc, Jennie hay Lisa đỉnh hơn?

Nhạc quốc tế

08:25:29 23/04/2025
Mới đây, cộng đồng mạng đã chia sẻ BXH Top 10 MV Kpop ra mắt trong năm 2025 và có lượt xem nhiều nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Nữ sinh túm tóc, đánh bạn ngã ngửa tại quán ăn

Nữ sinh túm tóc, đánh bạn ngã ngửa tại quán ăn

Tin nổi bật

08:16:01 23/04/2025
Ông Trương Đình Phương, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, cho biết, đã nhận thông tin vụ việc một học sinh trên địa bàn bị bạn hành hung.
Amazon Q Developer mở rộng hỗ trợ tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác

Amazon Q Developer mở rộng hỗ trợ tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác

Thế giới số

08:09:56 23/04/2025
Amazon Web Services (AWS) vừa chính thức công bố dịch vụ Amazon Q Developer vừa được mở rộng hỗ trợ đa ngôn ngữ cho cả môi trường phát triển tích hợp (IDE) và Q Developer CLI, trong đó có cả tiếng Việt.
Game thủ Steam tiếp tục đón tin vui, nhận miễn phí một tựa game chất lượng, thời gian có hạn

Game thủ Steam tiếp tục đón tin vui, nhận miễn phí một tựa game chất lượng, thời gian có hạn

Mọt game

08:07:56 23/04/2025
Các game thủ nên nhanh tay để nhận ngay trò chơi này. Steam hiện là nền tảng chơi game lớn nhất trên PC, và cũng là địa chỉ vàng cho những ai săn lùng game miễn phí.
Thời kỳ "nổi loạn" trước khi gặp Trấn Thành của Hari Won

Thời kỳ "nổi loạn" trước khi gặp Trấn Thành của Hari Won

Sao việt

07:56:08 23/04/2025
Từng gắn liền với hình ảnh cô gái Hàn nói tiếng Việt chưa sõi và gu thời trang trồi sụt , Hari Won của hiện tại khiến ai cũng phải bất ngờ vì sự lột xác ngoạn mục.
Cha tôi, người ở lại - Tập 29: An dừng hẹn hò Đại, khóc thương anh Nguyên

Cha tôi, người ở lại - Tập 29: An dừng hẹn hò Đại, khóc thương anh Nguyên

Phim việt

07:06:52 23/04/2025
An bật khóc khi nghe được nỗi lòng của Nguyên - những gì mà anh phải chịu đựng trong suốt 6 năm qua nhưng chưa từng để cho ai biết.
Nữ ca sĩ tử vong với hàng loạt dấu vết lạ, bạn trai biến mất 1 cách khó hiểu

Nữ ca sĩ tử vong với hàng loạt dấu vết lạ, bạn trai biến mất 1 cách khó hiểu

Sao châu á

06:03:12 23/04/2025
Đã 30 năm kể từ khi Đệ nhất danh ca châu Á Đặng Lệ Quân đột ngột qua đời tại Chiang Mai (Thái Lan), cái chết của cô vẫn còn là dấu chấm hỏi lớn trong lòng người hâm mộ.
Thực phẩm rẻ, dễ mua lại giúp tăng chiều cao cho trẻ, cha mẹ nên bổ sung với 3 món ngon này

Thực phẩm rẻ, dễ mua lại giúp tăng chiều cao cho trẻ, cha mẹ nên bổ sung với 3 món ngon này

Ẩm thực

05:59:45 23/04/2025
Với chi phí thấp, dễ dàng chế biến và phù hợp với nhiều lứa tuổi, đây là thực phẩm giúp hỗ trợ tăng chiều cao cho trẻ. Cha mẹ có thể tận dụng để làm 3 món ngon dễ làm dưới đây.
"Bạo quân" đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc 9 người ngắm 10 người ưng, xé truyện bước ra cũng chỉ đến thế

"Bạo quân" đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc 9 người ngắm 10 người ưng, xé truyện bước ra cũng chỉ đến thế

Hậu trường phim

05:55:13 23/04/2025
Với những hình ảnh đã được leak ra từ phim trường, Thừa Lỗi khiến cho những fan nguyên tác khó tính nhất cũng phải công nhận rằng anh chính là Hạ Hầu Đạm xé truyện bước ra.