Biển Đông: Indonesia khiến Trung Quốc choáng váng
Indonesia vừa có một quyết định liên quan đến Biển Đông khiến Trung Quốc không khỏi choáng váng và lo ngại. Theo đó, Indonesia đã quyết định triển khai tên lửa ở khu vực biển chiến lược đang nóng bỏng bởi các cuộc tranh chấp này.
Indonesia đã sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông?
Trong một dấu hiệu mới nhất cho thấy sự thù địch ngày càng tăng lên ở Biển Đông, Indonesia đã thông báo kế hoạch triển khai hệ thống phòng không riêng của nước này ở khu vực.
Theo ghi chép từ một cuộc họp được cung cấp cho tạp chí IHS Jane, quân đội Indonesia có kế hoạch thực hiện một số biện pháp để bảo vệ chủ quyền của họ.
Lực lượng Không quân Indonesia sẽ triển khai 4 đơn vị đặc nhiệm được gọi là Korps Pasukan Khas (PASKHAS) trên đảo Pulau Natuna Besar ở Biển Đông.
Các đơn vị trên sẽ được trang bị một hệ thống phòng không Oerlikon Skyshield. Hệ thống vũ khí này có một khẩu đại bác đa năng có thể bắn 1.000 loạt đạt trong vòng một phút. Ngoài ra, hệ thống phòng không Oerlikon Skyshield còn chứa nhiều tên lửa dẫn đường có độ chính xác cao, có thể bắn hạ máy bay.
Trong khi hiện tại nguồn ngân sách chỉ được đầu tư cho việc triển khai một hệ thống Skyshield vào thời điểm này, quân đội Indonesia bày tỏ mong muốn triển khai thêm nhiều hệ thống như thế này ở Biển Đông trong tương lai.
Video đang HOT
Những ghi chép từ cuộc họp của nội bộ lãnh đạo Indonesia còn tiết lộ, Jakarta có kế hoạch tăng cường sức mạnh cho phi đội của họ ở căn cứ không quân Ranai. Indonesia cần thêm nhiều nhà chứa máy bay để có thể triển khai thêm 8 chiếc chiến đấu cơ mà Indonesia dự định mua, trong đó có các loại máy bay chiến đấu Su-27, Su-30, F-16 và một phi đội máy bay không người lái nhỏ.
Với tổng chi phí 91 triệu USD, kế hoạch nâng cấp trên nếu được phê chuẩn sẽ được hoàn thiện vào năm 2019.
Indonesia có kế hoạch triển khai vũ khí ra Biển Đông trong bối cảnh Mỹ đang ra sức kêu gọi, khuyến khích các đồng minh Thái Bình Dương đóng một vai trò tích cực hơn trong việc đối trọng lại Trung Quốc. Washington hiện đang tham gia một cuộc tập trận mang tên Balikatan với đồng minh Philippines. Cuộc tập trận rầm rộ, quy mô lớn này được cho là để phát đi một thông điệp sắc lạnh đến Bắc Kinh khi mà Trung Quốc đang thể hiện một lập trường ngày một hung hăng, quyết liệt trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
“Hãy nhìn vào đặc điểm của cuộc tập trận Balikatan – những bệ phóng tên lửa di động, chiến đấu cơ – đó là một dấu hiệu cho thấy liên minh Mỹ-Philippines đang chuẩn bị sẵn sàng cho nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ”, ông Rene de Castro – một giáo sư chuyên nghiên cứu quốc tế ở trường Đại học De La Salle, đã nhận định như vậy trên tờ Defense News.
Biển Đông đang là nơi chứng kiến những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải gay gắt giữa Trung Quốc với 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới, bởi nó chứa các tuyến đường hàng hải sống còn. Đồng thời Biển Đông còn được cho là chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì thế, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Trung Quốc đang trắng trợn đòi chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông bất chấp việc nhiều khu vực ở vùng biển chiến lược này còn thuộc chủ quyền của các nước như Việt Nam, Malaysia, Philippines Brunei. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã ngang nhiên cấp tập xây dựng một loạt đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông cùng với đó là những cơ sở hạ tầng như sân bay. Những công trình này có thể được dùng cho mục đích quân sự.
Mỹ phản đối quyết liệt các hoạt động bồi đắp, cải tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông. Washington kể từ hồi tháng 10 năm ngoái đến giờ đã tiến hành hai chiến dịch “tự do hàng hải” gây chú ý lớn. Theo đó, Mỹ cho các tàu chiến đi vào khu vực phạm vi 12 lãnh hải so với những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông. Hành động của Mỹ là nhằm thách thức đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Mỹ tin rằng, Trung Quốc còn đang nhăm nhe ý định thiết lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông.
Không chỉ Mỹ, rất nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ những động thái hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian vừa qua.
Gần đây, Trung Quốc còn có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại hơn nữa ở Biển Đông khi nước này liên tiếp có những cuộc đụng độ, đối đầu với cả đồng minh thân thiết như Malaysia hay thậm chí là cả những nước không có tranh chấp ở Biển Đông như Indonesia.
Diễn biến trên đã đẩy tình hình ở Biển Đông thêm căng thẳng. Các nước như Malaysia và Indonesia bắt đầu có một số động thái quân sự để đối phó với Trung Quốc. Như vậy, đã có thêm rất nhiều nước bị “cuốn” vào cuộc đối đầu ở Biển Đông. Nếu mọi việc tiếp tục diễn tiến theo hướng này, khu vực Biển Đông rất dễ biến thành nơi chứng kiến cuộc đua vũ trang và như vậy nguy cơ bùng phát xung đột quân sự có thể ập đến bất kỳ lúc nào.
Vân Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Ả Rập Xê út lên kế hoạch mở rộng gấp đôi thị trường chứng khoán
Ả Rập Xê út đang có kế hoạch mở rộng gấp đôi kích cỡ của thị trường chứng khoán, vốn đang là một trong những thị trường khép kín nhất thể giới, bằng cách niêm yết thêm hàng tá công ty và giúp nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập dễ hơn.
Ả Rập Xê út đang có mục tiêu thu hút thêm các hãng tư nhân niêm yết trong khi quá trình tư nhân hóa các công ty nhà nước cũng sẽ giúp thúc đẩy thị trường, Mohammed Al-Jadaaan, Chủ tịch Uỷ ban Thị trường vốn, cơ quan điều hành thị trường chứng khoán của vương quốc này cho biết.
Cũng theo ông Al-Jadaan, chỉ số Tadawul All Share sẽ tăng lên 250 công ty từ 170 công ty hiện tại và giá trị vốn hóa thị trường hiện ở mức 380 tỷ USD cũng sẽ tăng trưởng cho phù hợp với kích cỡ của nền kinh tế Ả Rập Xê út trong 7 năm tới.
"Chính phủ muốn chắc chắn rằng thị trường chứng khoán trở thành đại diện cho kích cỡ của nền kinh tế", Al-Jadaan cho biết.
Kế hoạch này sẽ bao gồm cả việc tiến hành IPO công ty dầu khí nhà nước khổng lồ Aramco và việc nâng Qũy đầu tư công cộng hiện tại trở thành quỹ đầu tư lớn nhất, quản lý số tài sản trị giá 2 nghìn tỷ USD đã được Hoàng tử Mohammed bin Salman công bố gần đây.
Chỉ số Tadawul có diễn biến tương đồng với diễn biến của giá dầu
Chỉ số Tadawul đã tăng 1,4% trong phiên giao dịch ngày hôm qua, mức tăng mạnh nhất kể từ 17/3. Mặc dù vậy, kể từ đầu năm tới nay, chỉ số này đã giảm 10% trước diễn biến của giá dầu.
Mặc dù thị trường chứng khoán tại vương quốc dầu mỏ này đang dần gỡ bỏ bớt các rào cản đối với thị trường, tuy nhiên nhà đầu tư nước ngoài vẫn chịu nhiều hạn chế. Kể từ khi mở cửa với các nhà đầu tư nước ngoài vào tháng 6/2015, do các quy định, chỉ có 11 nhà đầu tư nước ngoài nhận được giấy phép như là tổ chức đầu tư tài chính đủ chất lượng để giao dịch trên thị trường.
Các nhà đầu tư hợp pháp này đã mua khoảng 3,2 tỷ riyals (853 triệu USD) trong tháng 3, theo số liệu từ website của sàn giao dịch chứng khoán. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ 4,4% giá trị vốn hóa của toàn thị trường.
Lam Phong (Theo Bloomberg)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Áo siết chặt kiểm soát biên giới Áo đang có kế hoạch siết chặt biên giới nhằm chặn dòng người di cư tìm cách đến Bắc Âu. Người tị nạn Syria tại nhà ga Hauptbahnhof ở thành phố Salzburg, Áo. (Ảnh: The Slate) Bộ trưởng Quốc phòng Áo ngày 2/4 cho biết nước này đang có kế hoạch triển khai binh sĩ tại khu vực biên giới với Italy, đặc...