Biển Đông ‘dậy sóng’, Philippines cạn tiền sắm vũ khí
Do nguồn tài chính eo hẹp nên Philippines chỉ có thể trang bị sơ sài, mua các trang thiết bị quân đội đáng tin cậy với giá phải chăng.
Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines, Voltaire Gazmin, Philippines chỉ có thể nâng cấp trang thiết bị quân sự “đơn giản” không thể hiện đại hoá “toàn diện” do thiếu tiền.
Thông báo trên được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines đưa ra ngày 17/8 vừa qua tại lễ chạy thử 10 trực thăng mới mua – Bell 412 trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông leo thang, Trung Quốc ra sức hiện đại hoá quân đội.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Voltaire Gazmin
“Mục đích của việc nâng cấp và hiện đại hoá toàn lực lượng quân đội là lâu dài và kiên trì. Hiện nay, do nguồn tài chính eo hẹp nên chúng tôi chỉ có thể trang bị sơ sài, mua các trang thiết bị quân đội đáng tin cậy với giá phải chăng”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines nói.
Theo ông Voltaire Gazmin, mặc dù, chính phủ nước này dự định sẽ tăng 25% ngân sách quốc phòng trong năm tới nhưng nguồn ngân sách này bị chia sẻ thành hai luồng: Một là phòng tránh hiểm hoạ từ bên ngoài; Hai là phòng tránh mối đe doạ từ nội địa như bạo loạn và các thảm hoạ thiên nhiên.
Kể từ khi Tổng thống Benigno Aquino lên nắm quyền từ giữa năm 2010, Philippines đã mua sắm 2 xuồng ca-nô tuần tra duyên hải cũ của Mỹ, 3 máy bay đổ bộ từ Australia và Hàn Quốc; 7 trực thăng UH-1H.
Video đang HOT
Về 10 chiếc trực thăng mới mua, Tư lệnh Không quân Philippines, Trung Tướng Jeffrey Delgado cho biết, chúng sẽ được sử dụng vào mục đích giải quyết các vấn đề an ninh trong nước. Bộ Quốc phòng Philippines hy vọng sẽ nhận được thêm nhiều máy bay trong năm nay bao gồm 2 trong 12 chiếc chiến đấu cơ FA-50 đặt hàng của Hàn Quốc.
>> Chiến đấu cơ “FA-50″ Hàn Quốc phóng thành công tên lửa không đối đất Máy bay chiến đấu FA-50 do Hàn Quốc tự phát triển đã lần đầu tiên phóng thành công tên lửa không đối đất AGM-65G (Maverick), tấn công chính xác mục tiêu trên biển.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng – ông Peter Paul Galvez cho biết, ở thời điểm hiện tại, Philippines sẽ tập trung giải quyết các vấn đề trong nước trước, sau đó mới mở rộng phòng vệ mối đe doạ từ bên ngoài”.
Bên cạnh đó, trước các hành động Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông chồng lấn với các nước khác trong đó có Philippines, ông Peter Paul Galvez một lần nữa yêu cầu “Trung Quốc dừng ngay các hoạt động bồi đắp xây dựng đảo nhân đạo trái phép nhằm tiến tới quân sự hoá khu vực này”.
Không chỉ Philippines, cộng đồng thế giới nhiều lần yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hoạt động xây dựng, bồi đắp đảo nhân tạo trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông nhưng Trung Quốc vẫn bất chấp tất cả.
Philippines sẽ thúc đẩy kế hoạch mở các căn cứ quân sự ở Vịnh Subic đối diện với Biển Đông thậm chí nếu như kế hoạch hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực này không được thực hiện, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines hồi cuối tuần vừa rồi đã tuyên bố như vậy.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Quân đội Philippines muốn tăng ngân sách quốc phòng để đối phó Trung Quốc
Giới chức lãnh đạo quân đội Philippines ngày 29/7 đã đề nghị quốc hội nước này tăng ngân sách quốc phòng trong 5 năm tới lên gần gấp 3 lần nhằm hiện đại hóa các trang thiết bị quân sự.
Tàu chiến của Hải quân Philippines. (Ảnh: AFP)
Phát biểu trong phiên điều trần trước một ủy ban quốc phòng tại Hạ viện Philippines, Thiếu tướng Guillermo Molina cho rằng đang tồn tại khoảng cách giữa nhu cầu chi tiêu mua sắm của quân đội Manila với những loại vũ khí mà quân đội nước này thực tế đang sở hữu.
"Trong thời gian tới, quốc hội Philippines có thể sẽ phải cân nhắc tăng ngân sách quốc phòng thường niên lên mức ít nhất 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP)", Thiếu tướng Guillermo Molina khẳng định.
Hiện chính phủ Philippines đã đề ra kế hoạch chi tiêu với tổng trị giá 998 tỷ peso, tương đương 21,95 tỷ USD, để hiện đại hóa các lực lượng trong 15 năm tới.
Trong năm nay, Quốc hội Philippines sẽ cấp 115,8 tỷ peso, chưa tới 1% GDP của nước này, cho quốc phòng. Trong năm 2016, chính phủ đã đề nghị tăng khoản tiền này lên 129,1 tỷ peso.
"So sánh với mức chi tiêu quốc phòng của các quốc gia khác trong khu vực, quân đội Philippines đang ở mức thấp nhất. Chưa kể, các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông thời gian qua cũng làm dấy lên những quan ngại", Thiếu tướng Molina cho biết thêm.
Nhận định thêm về khả năng của quân đội Philippines lúc này, Thiếu tướng Molina đánh giá Không quân nước này chưa có được những vũ khí cần thiết để bảo vệ các lợi ích. Theo đó, quốc gia Đông Nam Á này không có máy bay chiến đấu hiện đại và phi cơ do thám để theo dõi và phát hiện các hoạt động của đối phương trong vùng lãnh hải của mình.
Thiếu tướng Molina thừa nhận Hải quân Philippines cũng rất cần hiện đại hóa khi chỉ có 2 tàu tuần duyên do Mỹ sản xuất, 3 tàu hộ tống và một số tàu tuần tra từ thời Thế chiến II.
Hiện chưa rõ Philippines sẽ lấy khoản tiền từ đâu để tăng ngân sách quốc phòng. Tuy nhiên, Nghị sỹ Francisco Acedillo, cựu phi công của Không quân Philippines, cho biết Hạ viện nước này sẽ nghiên cứu đề xuất của quân đội.
"Số liệu đề nghị có thể khiến chúng tôi gặp chút khó khăn song nếu đây là điều mà quốc gia cần, chúng tôi phải tìm ra cách để ủng hộ đề xuất đó", nghị sỹ Acedillo khẳng định.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Lầu Năm Góc "sẵn sàng đưa vũ khí hạng nặng đến Đông Âu" Lầu Năm Góc vừa đề xuất cung cấp vũ khí hạng nặng cho binh lính Mỹ đóng tại các nước Baltic và Đông Âu. Đây là động thái mới nhất của Washington nhằm củng cố lực lượng tại khu vực và thể hiện quyết tâm phòng vệ lợi ích của các nước thành viên NATO. Binh sĩ Mỹ đóng tại Latvia diễn tập...