Biển Đông có thể đón bão vào giữa tuần tới
Khu vực phía Đông của Philippines có một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động, dự báo có khả năng mạnh lên thành bão.
Khoảng ngày 4-6/10, Biển Đông có thể đón bão.
Trao đổi với PV VietNamNet, TS. Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ở khu vực phía Đông của Philippines có một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động.
Dự báo trong ngày 30/9 – 1/10, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
“Đến khoảng ngày 4-6/10, bão có khả năng đi vào khu vực Bắc Biển Đông, với xác suất 60-70%. Cơ quan khí tượng Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ áp thấp nhiệt đới này”, ông Lâm nhận định.
Video đang HOT
Biển Đông có thể đón bão trong tuần tới. Ảnh minh họa
Trước đó, ngày 24/9 trên khu vực giữa Biển Đông hình thành một vùng áp thấp, sau đó mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, đổ bộ đất liền các tỉnh Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế. Áp thấp nhiệt đới đã gây ra một đợt mưa lớn diện rộng khắp cả nước những ngày qua, trong đó lớn nhất là ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và miền Bắc, trong đó có thủ đô Hà Nội.
Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai cho biết, tính đến 9h ngày 29/9, mưa lũ làm 8 người chết và mất tích.
Theo bản tin dự báo khí hậu thời kỳ 1-30/10 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong tháng 10, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng xuất hiện trên khu vực Biển Đông khoảng từ 1-2 cơn và có thể ảnh hưởng đến đất liền nước ta.
Đồng thời, không khí lạnh bắt đầu có xu hướng hoạt động gia tăng dần về tần suất và cường độ. Các đợt mưa vừa, mưa to vẫn tiếp tục có khả năng xảy ra tại khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ trong thời kỳ này.
Cụ thể, tổng lượng mưa trong thời kỳ này trên khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến ở mức xấp xỉ trên so với trung bình nhiều năm (cao hơn từ 5-15%); khu vực Trung Bộ ở mức xấp xỉ dưới (thấp hơn từ 5-15%) so với TBNN cùng thời kỳ.
Ngoài ra, trước đó cơ quan khí tượng cũng dự báo, từ nay đến hết năm 2023, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng 2-4 cơn bão/ATNĐ, trong đó khoảng 1-2 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Đề phòng những cơn bão có diễn biến phức tạp cả về quỹ đạo cũng như cường độ.
Thành phố Hồ Chí Minh ngập nặng sau mưa lớn
Ngày 17-9, Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện cơn mưa lớn diện rộng kéo dài từ chiều đến tối đã khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn ngập nặng, giao thông gặp khó khăn.
Người dân vất vả đội mưa về nhà ngay giờ tan tầm trong cảnh ngập nước, tắc đường.
Theo ghi nhận từ ứng dụng cảnh báo ngập nước và triều cường UDI Maps của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước đô thị TP Hồ Chí Minh, cơn mưa xuất hiện vào khoảng 15 giờ, cùng lúc tại nhiều khu vực trên địa bàn Thành phố. Mưa rơi không liên tục, khoảng 30 phút thì tạnh, rồi 30 phút sau lại mưa tiếp; đến khoảng 17 giờ 30 phút thì mưa nặng hạt, trắng trời đến hơn 19 giờ mới bắt đầu ngớt. Cơn mưa kéo dài đã khiến nhiều tuyến đường xảy ra tình trạng ngập úng như: Phạm Văn Chiêu, Nguyễn Văn Khối (quận Gò Vấp); Âu Cơ, An Dương Vương, Hồ Học Lãm (quận Bình Tân); Quốc lộ 50 (đoạn giao với đường Nguyễn Văn Linh đến đường Bình Hưng, huyện Bình Chánh) khiến các phương tiện di chuyển khó khăn.
Mưa lớn gây ngập úng trên Quốc lộ 50 (đoạn giao với đường Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh). Ảnh: baotintuc.vn
Tại quận Gò Vấp, nước ngập sâu quá bánh xe mô tô trên hàng loạt tuyến đường như Nguyễn Văn Khối, Lê Đức Thọ... khiến hàng loạt phương tiện chết máy la liệt trên đường. Nhiều người dân cố gắng dắt xe qua quãng nước ngập bị sóng nước đánh té ngã ra đường. Nước tràn vào các tuyến hẻm trên các đoạn đường khiến người dân sinh sống tại những khu vực này phải dựng tạm xe ngoài đầu hẻm rồi lội nước để vào nhà.
Các tuyến đường trên địa bàn quận Bình Tân cũng rơi vào cảnh tương tự. Trên đường An Dương Vương, ngập 30 - 40cm nước, xe cộ qua lại phải chạy vào sát lề đường; nhiều xe phải dừng lại chờ nước rút bớt rồi mới di chuyển tiếp. Trên đường Hồ Học Lãm, nước ngập gần nửa bánh xe mô tô ngay điểm giao với Quốc lộ 1; dòng xe từ các phía xung đột nhau khiến giao thông tắc nghẽn, hàng chục phương tiện "chôn chân" dưới trời mưa, bóp còi inh ỏi chờ qua quãng kẹt.
Chuyên gia khí tượng Lê Thị Xuân Lan cho biết, Thành phố Hồ Chí Minh đang vào giữa mùa mưa nên sẽ thường xuyên có hiện tượng mưa vào buổi chiều, nguyên nhân do gió Tây Nam thổi kết hợp dải hội tụ nhiệt đới đang đi ngang gây mưa trên diện rộng. Lượng mưa sẽ thay đổi theo ngày, có ngày mưa to, có ngày mưa nhỏ; thậm chí là sáng nắng nóng, chiều lại mưa. Đến cuối mùa mưa vào tháng 11, cường độ mưa sẽ giảm dần. Trong khoảng thời gian này, người dân cần chú ý tình trạng ngập nước và giông gió mạnh khi mưa, tránh ra đường khi mưa lớn, nếu phải ra đường thì phải chú ý những khu vực xoáy nước nguy hiểm; tuyệt đối không trú mưa gần tán cây, trụ điện.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm 17-9 và chiều tối 18-9, khu vực Nam Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10 - 30 mm, có nơi trên 60mm.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh; nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C, nhiệt độ cao nhất 30-33 độ C, có nơi trên 33 độ C. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Hình thái thời tiết này dự báo sẽ tiếp diễn đến ngày 27-9.
Dự báo có mưa lớn từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và Tây Nguyên vào đêm 13 đến ngày 16/10 Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ đêm 13 đến ngày 16/10, khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và Tây Nguyên bước vào đợt mưa lớn diện rộng. Theo dự báo, từ đêm 13 đến ngày 16/10, khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và Tây Nguyên bước vào đợt mưa lớn diện rộng. Ảnh...