Biến động bí ẩn xoay quanh nhà Cường đôla
Tập đoàn Mai Linh của ông Hồ Huy tiếp tục tự thay đổi để thích ứng và đang tìm kiếm hướng đi mới nhưng vẫn oằn mình chưa thoát khỏi khó khăn. Doanh nghiệp nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đôla) vẫn biến động đầy bí ẩn.
Sau những kêu nỗ lực kiện tụng không thành, Tập đoàn Mai Linh của ông Hồ Huy đã có những bước chuyển biến đầy tích cực với việc công bố công bố sẽ cung cấp dịch vụ xe ôm công nghệ mang tên M.Bike để cạnh tranh trực tiếp với UberMoto và GrabBike.
Đây là một bước đi được kỳ vọng có thể giúp Mai Linh thoát ra khỏi chuỗi ngày đen tối sau khi các ứng dụng đi nhờ và taxi công nghệ 4.0 mà Uber và Grab đưa vào đã nhấn chìm tập đoàn taxi hàng đầu Việt Nam, doanh nghiệp từng thống trị ở khắp khu vực miền Bắc và cả miền Nam.
Tuy nhiên, giới đầu tư chứng khoán khá thờ ơ với những thông tin nói trên. Hai cổ phiếu họ Mai Linh trên sàn chứng khoán vẫn đang xập xì ở mức 4.000-5.000 đồng/cp. Vị thế của người vào sau, công nghệ và tiềm lực tài chính thua kém các đối thủ ngoại… có thể là điều nhiều nhà đầu tư lo lắng.
Sự chậm trễ trong việc thay đổi công nghệ và thay đổi và sáng tạo ra sản phẩm mới đã khiến một thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam chìm ngập trong khó khăn. Các doanh nghiệp thành viên Mai Linh đều đang oằn minh thũa lỗ hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng.
Kế hoạch sáp nhập taxi Mai Linh ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam và sau đó là niêm yết lên sàn chứng khoán nước ngoài vẫn khá xa vời đối với ông Hồ Huy.
CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) của nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đôla) không còn gánh nặng nợ nần giống như Mai Linh nhờ quyết định bán dự án Phước Kiển. Tuy nhiên, Quốc Cường Gia Lai khiến nhiều người lo ngại khi tiếp tục lặp lại những sai phạm trong công bố thông tin.
Những biến động bí ẩn tại doanh nghiệp này cũng khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng. Sau vụ chủ nợ bỗng dưng “mất” hàng triệu cổ phiếu do do lỗi đánh máy, QCG lại công bố thông tin thành viên HĐQT Cao Đăng Hoạt từ nhiệm chỉ sau 3 tháng trúng cử.
Các quan hệ vay nợ qua lại giữa những người liên quan tại QCG tồn tại trong nhiều năm qua. Doanh nghiệp này luôn có những nhà hảo tâm cho vay hàng trăm tỷ đồng không lãi suất nhưng vẫn hoạt động kém hiệu quả và không mấy khi trả cổ tức bằng tiền mặt cho các nhà đầu tư.
Gỗ Trường Thành (TTF) cũng đã hoàn tất việc thoái hết vốn khỏi CTCP Công nghiệp Gỗ Trường Thành, đánh dấu sự chấm dứt của một đế chế ngành gỗ với thương hiệu đã hình thành trong hàng chục năm qua.
Ông Võ Trường Thành chính thức mất nghiệp sau khi TTF công bố lỗ cả ngàn tỷ đồng đã gây sốc cho cả giới tài chính.
Bên cạnh một số doanh nghiệp có triển vọng kinh doanh quý 3 tích cực và triển vọng lâu dài sáng sủa như nhóm bán lẻ Thế Giới Di Động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài, Phú Quý (PNJ) của bà Cao Thị Ngọc Dung, Vingroup của Phạm Nhật Vượng… hầu hết các cổ phiếu khác trên sàn chịu áp lực điều chỉnh giảm rất lớn sau 9 tháng tăng điểm liên tục.
Hàng loạt các cổ phiếu lập đỉnh cao mọi thời đại trong thời gian gần đây đang hạ nhiệt như: Hòa Phát (HPG), Petrolimex (PLX), Viet Jet Air (VJC)… Một số cổ phiếu trụ cột khác cũng suy giảm như Sabeco (SAB), Vinamilk (VNM), Vietcombank (VCB), VPBank (VPB)…
Video đang HOT
Về tổng thể, thị trường chứng khoán được đánh giá có triển vọng dài hạn vẫn khá tích cực. Quy mô và chất lượng sẽ còn tăng mạnh và đây là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư lớn trên thế giới.
Mỗi khi thị trường điều chỉnh cũng là thời điểm tốt để các nhà đầu tư lớn đẩy mạnh mua vào cho dài hạn.
Thông tin từ Sacombank (STB) cho biết, chủ tịch Dương Công Minh đã chi khoảng 230 tỷ đồng mua gần 18 triệu cổ phiếu STB, nâng tỷ lệ sở hữu sau giao dịch lên gần 59,4 triệu cổ phiếu, tương ứng 3,29% vốn của ngân hàng này.
Ông Dương Công Minh chính thức trở thành Tân Chủ tịch HĐQT của Sacombank từ cuối tháng 6/2017. Ông là người sẽ tiếp tục công cuộc tái cơ cấu Sacombank với kế hoạch sẽ hoàn thành trong vòng khoảng 3 năm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/10, VN-index giảm 4,23 điểm xuống 798 điểm; HNX-Index giảm 0,98 điểm xuống 106,53 điểm. Upcom-Index giảm 0,27 điểm xuống 53,9 điểm. Thanh khoản đạt 220 triệu cổ phần được giao dịch. Giá trị đạt khoảng 4 ngàn tỷ đồng, thấp hơn so với mức trung bình những tuần sôi động gần 4,8 ngàn tỷ đồng hồi tháng 6-7.
Theo H.Tú (Vietnamnet)
Bí kíp sắm đồ sành điệu của dân thành thị thời "mua gì cũng phải nghĩ"
Hàng trăm khách hàng mua NƠXH tại dự án The Easter City thông qua sàn giao dịch Nam Tiến đang "khóc ròng" với khoản tiền chênh lệch mà mình phải trả.
Bắt tay nhau thu tiền chênh lệch của khách?
Trao đổi với phóng viên, nhiều hộ dân mua nhà tại dự án NƠXH The Easter City do công ty Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư vô cùng bức xúc, vì phải trả thêm một khoản tiền chênh lệch khá lớn không có trong hợp đồng khi giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản Nam Tiến.
Khách hàng H.T.N.T cho biết, tháng 5/2015, chị có ký hợp đồng mua bán căn hộ tại dự án The Easter City thông qua sàn giao dịch Nam Tiến. Khi ký hợp đồng đặt cọc, mọi việc vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, đến khi ký hợp đồng mua bán chính thức, chị khá bất ngờ khi giá trị của căn hộ thể hiện trong hợp đồng lại thấp hơn rất nhiều so với số tiền thực tế mà mình phải bỏ ra.
"Hỏi lại nhân viên sales của công ty, thì họ trả lời loanh quanh, rằng đây là dự án NƠXH, nên phải ghi giá trị thấp như vậy để bù đắp chi phí. Phần tiền chênh lệch mà tôi trả thêm, sẽ chỉ được Nam Tiến cấp một phiếu thu để xác nhận mà thôi", chị H.T.N.T cho hay.
Tương tự là trường hợp của khách hàng N.V.L. Anh L. cho biết, khi anh thắc mắc tại sao mức giá thực tế và giá trị hợp đồng lại khác nhau, nhân viên của Nam Tiến nói rằng, do đây là dự án NƠXH, lại được vay gói 30.000 tỷ nên giá trị căn hộ không được quá 1,05 tỷ đồng.
"Số tiền 70 triệu đồng chênh lệch, nhân viên này yêu cầu tôi phải đóng tiền mặt 1 lần cho công ty. Lúc đó, cứ nghĩ rằng Nam Tiến và Quốc Cường Gia Lai là những công ty lớn, nên tôi không nghi ngờ gì. Sau này ngồi nghĩ lại mới thấy mình dại dột", anh L. nói.
Số tiền chênh lệch 138 triệu đồng được Nam Tiến "hô biến" thành hệ số tầng và hệ số góc.
Qua tìm hiểu, phóng viên được biết, kể từ khi chuyển đổi công năng từ dự án nhà ở thương mại sang NƠXH, công ty Quốc Cường Gia Lai đã ký hợp đồng phân phối độc quyền 20% căn hộ thương mại (dự án NƠXH được phép trích 20% số căn hộ để bán với giá thương mại - PV) tại dự án The Easter City cho sàn giao dịch bất động sản Nam Tiến. Tất cả các giao dịch mua bán đều được thực hiện với sàn này.
Tuy nhiên, không thể nói Quốc Cường Gia Lai không biết về khoản tiền chênh lệch này, bởi theo nhiều khách hàng, khi đóng tiền cho Nam Tiến, họ đều có sự chứng kiến từ phía nhân viên của Quốc Cường Gia Lai.
Khi trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Phương, Giám đốc sàn giao dịch Nam Tiến cũng thừa nhận, khi ký hợp đồng phân phối dự án The Easter City với Quốc Cường Gia Lai, Nam Tiến không nhận được bất cứ % hoa hồng nào khi bán được căn hộ.
"Thay vào đó, chúng tôi được phép thu chênh lệch 85 triệu đồng/căn hộ từ phía khách hàng. Chúng tôi là công ty môi giới, không thể làm không công nên việc thu tiền chênh lệch này là điều tất yếu", ông Phương nói.
Khi được đề nghị cung cấp bản hợp đồng, trong đó thể hiện Quốc Cường Gia Lai cho phép Nam Tiến thu phần tiền chênh lệch 85 triệu đồng/ căn hộ, ông Phương nói rằng sẽ cho nhân viên tìm lại và cung cấp sau.
Không chỉ thu thêm tiền chênh lệch, cư dân dự án The Easter City cũng đang khổ sở với chất lượng công trình.
Tuy nhiên, thông tin mà phóng viên thu thập được, số tiền Nam Tiến thu chênh lệch từ phía khách hàng không phải cố định ở mức 85 triệu đồng/căn hộ như ông Phương công bố, mà dao động từ 70 triệu đồng cho tới hơn 130 triệu đồng. Cá biệt, có căn hộ, số tiền chênh lệch này lên tới hơn 200 triệu đồng.
"Với những người thu nhập thấp như chúng tôi, một đồng cũng là quý. Thế mà họ lại nghiễm nhiên lấy của chúng tôi hàng trăm triệu đồng như vậy. Thật quá nhẫn tâm. Sự việc cũng đã rồi, chúng tôi cũng chẳng mong lấy lại được số tiền đã mất. Nhưng chúng tôi cần phải nói, bởi nếu không lên tiếng, thì không chỉ chúng tôi, mà sẽ còn rất nhiều người nữa bị lừa bởi kiểu môi giới vô lương này",một khách hàng chua xót.
Hay hạ giá để vay gói 30.000 tỷ đồng?
Qua tìm hiểu, tại dự án The Easter City, giá bán cho 1 căn hộ NƠXH giao động từ 14,7 triệu đồng/m2, trong khi nhà ở thương mại có giá 16,5 triệu đồng/m2. Thế nhưng, trên thực tế, nếu cộng cả số tiền chênh lệch, con số mà khách hàng phải trả có thể lên đến 19 triệu/m2.
Không chỉ các căn hộ thương mại mới phải chịu số tiền chênh lệch, mà nhiều căn hộ NƠXH cũng được nhân viên Nam Tiến tư vấn và yêu cầu đóng số tiền này.
"Để hợp thức hóa số tiền chênh lệch nói trên, trong tất cả phiếu thu của mình, Nam Tiến đều ghi là thu tiền bổ sung hệ số tầng và hệ số góc. Tất cả các căn hộ mua qua sàn Nam Tiến đều phải đóng số tiền này.
Nếu không đồng ý, Nam Tiến sẽ cho rằng khách hàng tự ý không ký hợp đồng mua bán và sẽ giữ luôn tiền cọc không hoàn lại. Do đó, nhiều người đành ngậm bồ hòn làm ngọt, chấp nhận bỏ thêm một khoản tiền nữa để có căn nhà làm chốn an cư", một khách hàng cho biết.
Trước đó, ngày 3/9/2015, Công ty Quốc Cường Gia Lai đã có văn bản khẩn cấp về việc chấm dứt hợp đồng phân phối sản phẩm dự án The Easter City đối với công ty Nam Tiến, khi một số báo đài đã đưa tin về những sai phạm trong việc ký kết hợp đồng mua bán của đơn vị này.
Cụ thể, trong hợp đồng ký kết giữa hai bên, Quốc Cường Gia Lai cho phép Nam Tiến rao bán 117/572 căn hộ thuộc phần nhà ở thương mại của dự án với mức giá chênh lệch từ 105 - 115 triệu/ căn hộ tùy diện tích nhỏ hoặc lớn.
Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, nhân viên sàn Nam Tiến lại tư vấn cho khách hàng "số tiền chênh lệch này áp dụng cho giá bán NƠXH, tiền chênh lệch chủ đầu tư thu trực tiếp và không xuất hóa đơn". Điều này đã vi phạm hợp đồng giữa hai bên, ảnh hưởng đến uy tín của Quốc Cường Gia Lai.
Sau đó, ông Trần Đức Phương đã có văn bản gửi công ty Quốc Cường Gia Lai. Trong đó thừa nhận những sai sót khi không quản lý chặt chẽ nhân viên để đưa ra những thông tin không đúng về dự án.
Theo ông Phương, nhân viên tư vấn "bậy" có tên là Nguyễn Thành Đạt, được tuyển vào làm việc từ ngày 15/8/2015.
"Do mới vào làm việc, kinh nghiệm còn non kém, vì muốn khẳng định bàn thân cũng như vì lợi ích cá nhân mà đã bất chấp dẫn đến tư vấn cho khách hàng sai về giá. Do vậy đã làm ảnh hưởng đến công ty Quốc Cường Gia Lai và Nam Tiến. Công ty đã yêu cầu nhân viên làm bản tường trình và áp dụng hình thức xử lý cao nhất là sa thải", ông Phương cho hay.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều khách hàng đã ký hợp đồng mua bán thông qua sàn Nam Tiến từ thời điểm tháng 5/2015, từ lúc nhân viên này còn chưa làm việc. Do đó, có thể nói, cách giải thích nói trên chỉ là một kiểu quanh co, lấp liếm, đối phó dư luận của sàn giao dịch Nam Tiến mà thôi.
Một mảng tường xi măng bị bong tróc, lộ cốt thép ra ngoài tại dự án The Easter City
Được biết, để xây dựng dự án The Easter City, Công ty Quốc Cường Gia Lai đã làm hồ sơ vay vốn trong gói hỗ trợ 30.000 tỷ. Khách hàng của dự án phần lớn cũng vay từ nguồn hỗ trợ này.
Tới đây, chúng ta không thể không đặt câu hỏi, là liệu Công ty Quốc Cường Gia Lai có bắt tay với sàn giao dịch Nam Tiến, hạ thấp giá bán căn hộ để phù hợp với gói vay 30.000 tỷ đồng, sau đó thu thêm tiền của khách hàng để trục lợi hay không?
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, với những căn hộ được vay gói 30.000 tỷ đồng, tổng giá bán không được quá 1,05 tỷ đồng. "Nếu anh thu thêm (ngoài hợp đồng) có nghĩa là những người mua căn hộ này không thể vay gói 30.000 tỷ đồng. Ngoài ra, việc thu thêm tiền ngoài hợp đồng, giá nhà sẽ đội lên, vượt ngưỡng quy định của NƠXH", ông Châu nói.
Như vậy, nếu Công ty Nam Tiến không trả lại người mua nhà khoản tiền chênh lệch này, những căn hộ tại dự án The Easter City không thuộc gói 30.000 tỷ đồng và người mua nhà sẽ không được vay tiền từ gói này. Ngoài ra, Công ty Quốc Cường Gia Lai cũng vi phạm về trần giá NƠXH là 15 triệu đồng/m2!?
Theo_Báo Đất Việt
Vì sao Quốc Cường Gia Lai bán đất 'vàng' vừa mua từ Bầu Đức? Bỏ một khoản tiền lớn "thâu tóm" dự án của bầu Đức tại Đà Nẵng, nhưng chưa được bao lâu Quốc Cường Gia Lai đã vội lên kế hoạch bán lại. Mua chưa kịp "ấm tay" đã vội vàng bán lại Hội đồng quản trị Công ty Quốc Cường Gia Lai (Mã CK: QCG) vừa có nghị quyết về việc chuyển nhượng bất...