Biển Đông Bắc Á dậy sóng
Ngày 19-10, Trung Quốc đã tiến hành tập trận chung trên biển Hoa Đông với sự phối hợp của các lực lượng hải quân, hải giám và ngư chính của nước này. Cuộc diễn tập diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang quanh tranh chấp chủ quyền lãnh hải gay gắt giữa Nhật Bản với Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
Tàu Trung Quốc tham gia cuộc diễn tập trên biển Hoa Đông ngày 19-10
Cuộc diễn tập mang tên “Hợp tác Đông Hải 2012″ có sự tham gia của Hạm đội Hoa Đông của hải quân Trung Quốc, Cục Ngư chính khu vực Đông Hải thuộc Bộ Nông nghiệp và Phân cục Hải giám Đông Hải thuộc Cục Hải dương Quốc gia. Tổng cộng có 11 tàu, trong đó có cả tàu chiến, 8 máy bay các loại và hơn 1.000 binh sĩ tham gia cuộc diễn tập này. Cuộc tập trận nhằm tăng khả năng phối hợp giữa hải quân và lực lượng tuần duyên cũng như tăng cường phản ứng trước các tình huống khẩn cấp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV phát những hình ảnh về cuộc diễn tập, tuy nhiên, không rõ diễn ra tại địa điểm cụ thể nào trên Biển Hoa Đông – nơi có quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư mà cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền.
Video đang HOT
Phản ứng về cuộc tập trận này, ông Osamu Fujumura, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết, Tokyo đã có một số thông tin chi tiết về cuộc diễn tập nhưng từ chối bình luận.
Theo các nhà quan sát, cuộc diễn tập này của Trung Quốc nhằm phô diễn sức mạnh hải quân và “trả đũa” cuộc diễn tập hôm 14-10 vừa qua của Nhật Bản. Cuộc diễn tập mang tên “Duyệt binh hạm đội 2012″ quy mô lớn nhằm phô diễn sức mạnh trên biển nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Lực lượng Hải quân Nhật Bản. Khoảng 30 máy bay và 40 tàu chiến, trong đó có các tàu khu trục hiện đại, tàu đệm không khí và tàu ngầm, đã tham gia sự kiện diễn ra tại vùng biển phía Nam Thủ đô Tokyo này. Tham gia diễn tập cùng lực lượng Hải quân Nhật Bản còn có các tàu chiến đến từ Mỹ, Singapore và Australia. Hiện Nhật Bản và Mỹ cũng đang cân nhắc tiến hành cuộc tập trận chung với tình huống chiếm lại đảo từ lực lượng nước ngoài, dự kiến tổ chức đầu tháng 11 và sẽ diễn ra tại một hòn đảo không người sinh sống ở Okinawa.
Liên quan đến vụ đụng độ trên Biển Hoàng Hải giữa lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản với tàu cá Trung Quốc, ngày 19-10, Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trương Hâm Sâm đã có cuộc thảo luận với các quan chức ngoại giao hàng đầu của Seoul về sự cố này. Ngoại trưởng Hàn Quốc Kim Sung-Hwan bày tỏ lấy làm tiếc về cái chết của ngư dân Trung Quốc trong vụ va chạm này, song tái khẳng định ngư dân Trung Quốc đã có hành vi đe dọa đối với Lực lượng Bảo vệ bờ biển của Hàn Quốc. Tuy nhiên, ông Kim Sung Hwan cho biết Chính phủ Hàn Quốc sẽ điều tra một cách công bằng với sự phối hợp từ phía Trung Quốc.
Theo ANTD
Tàu cá Trung Quốc rậm rịch ra biển Hoa Đông
Với sự yểm trợ của tàu hải giám, hàng nghìn tàu cá Trung Quốc chuẩn bị ra biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền đảo với Nhật Bản.
Tàu cá Trung Quốc hôm qua chuẩn bị ra khơi cho một mùa đánh cá mới. Lệnh cấm đánh bắt cá do Trung Quốc áp đặt trong năm nay tại vùng biển Hoa Đông hết hiệu lực vào trưa hôm qua. Ảnh:Xinhua
Truyền hình quốc gia CCTV dẫn thông cáo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc nói rằng ngư dân nước này đã đánh cá quanh chuỗi đảo Điếu Ngư nhiều năm nay và họ sẽ tiếp tục công việc đó. Ảnh:Xinhua
Các tàu cá Trung Quốc chuẩn bị ra biển Hoa Đông sau khi lệnh cấm đánh cá kết thúc, trong bối cảnh căng thẳng xung quanh chuỗi đảo người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn người Nhật gọi là Senkaku chưa có dấu hiệu lắng dịu, Ảnh: Xinhua
Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia của Trung Quốc cho biết siêu bão Sanba sẽ suy yếu khi nó tiến về hướng bắc của chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư. Cơ quan này cho biết thời tiết sẽ khá hơn trong những ngày tới. Các cảnh báo về mực nước biển dâng cao đã được phát đi tại các tỉnh duyên hải Chiết Giang, Phúc Kiến. Theo số liệu của giới chức hai tỉnh này, mỗi năm có khoảng 1.000 tàu cá ra của ngư dân đánh bắt ở Hoa Đông. Ảnh: CFP
Một tàu hải giám Trung Quốc chuẩn bị rời cảng cá Shipu, huyện Xiangshan, tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc trước khi ngư dân được ra khơi đánh cá. Ảnh: Xinhua
Trung Quốc liên tục cho rằng các tàu tuần duyên Nhật Bản quấy rối tàu cá nước này. Vụ va chạm gần đây nhất giữa tàu cá nước này và tàu tuần tra Nhật là vào năm 2010, khiến thuyền trưởng Trung Quốc bị bắt giữ trong nhiều ngày. Ảnh: XinhuaTheo VNE
Nhật Bản sẽ điều tàu hải quân ra đối phó với Hải giám, Ngư chính? Nội các Nhật Bản cần phải tính toán phương ấn sử dụng lực lượng quân đội tham gia đối phó với các tàu công vụ (Hải giám, Ngư chính) và tàu cá Trung Quốc tìm cách đổ bộ lên Senkaku. Bản tin sáng của đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm nay 21/8 đưa tin, Trợ lý Thủ tướng Nhật Bản...