Biển Đông: Ấn Độ “vừa đấm vừa xoa” Trung Quốc
Ấn Độ – một trong những tiếng nói khá quyền lực ở khu vực Châu Á, hôm qua (22/10) đã lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với Philippines trong việc đưa vụ tranh chấp ở Biển Đông ra tòa án quốc tế – điều mà Trung Quốc quyết liệt phản đối. Sau khi vừa “đấm” Trung Quốc bằng cách công khai ủng hộ Philippines, Ấn Độ cũng có ngay hành động xoa dịu cường quốc số 1 Châu Á với lời kêu gọi cả Manila và Bắc Kinh tiếp tục đối thoại với nhau – đây là điều Trung Quốc mong muốn.
Ấn Độ được cho là đang duy trì một chính sách vừa khéo léo vừa cứng rắn trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. New Delhi cố giữ mối quan hệ tốt đẹp với cả Trung Quốc và các nước còn lại đang có tranh chấp ở Biển Đông, không đứng hẳn về một bên nào. Tuy nhiên, New Delhi cũng không ngại thể hiện những quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc trong vấn đề tự do hàng hải cũng như các lợi ích của Ấn Độ ở Biển Đông. Mặc dù tuyên bố không can thiệp vào các cuộc tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc với một loạt nước láng giềng xung quanh nhưng New Delhi sẵn sàng lên tiếng khi những hành động của Trung Quốc ở vùng biển chiến lược và giàu tài nguyên có ảnh hưởng đến nước này.
Công khai ủng hộ giải quyết tranh chấp Biển Đông tại tòa án quốc tế
Ấn Độ hôm qua đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc đưa các vụ tranh chấp ở Biển Đông ra giải quyết tại tòa án quốc tế dựa trên luật quốc tế, cụ thể ở đây là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Ngoại trưởng Ấn Độ hôm qua (22/10) đã nói rằng, ông hy vọng, vụ Philippines đưa tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc ra tòa án quốc tế ở The Hague, Hà Lan, sẽ “có tác dụng” nhưng nhấn mạnh rằng, cuối cùng, tiếng nói của người dân Châu Á cần phải được chú ý.
“Ấn Độ đã bày tỏ rõ lập trường ủng hộ đối với việc đảm bảo tự do cho các tuyến đường biển và đương nhiên là đảm bảo luật pháp quốc tế cũng như Hiến chương Liên Hợp Quốc về Luật Biển phải trở thành nền tảng cho việc giải quyết hòa bình bất kỳ cuộc tranh chấp nào nếu chúng nảy sinh. Tất nhiên, giải quyết thông qua tòa án quốc tế là một câu trả lời”, ông Khurshid đã nói như vậy với các nhà ngoại giao trong nước và nước ngoài tại Bộ Ngoại giao Philippines khi ông có bài phát biểu về chính sách đối ngoại của Ấn Độ ở đây.
“Tôi hy vọng, việc giải quyết tại tòa án quốc tế sẽ có tác dụng nhưng cuối cùng, dù kết quả có giúp ích được cho bạn hay cho bất kỳ ai khác thì nguyện vọng của nhân dân trong khu vực vẫn rất là quan trọng. Nguyện vọng của nhân dân khu vực là nên có một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp”, ông Khurshid nói. Trước đó, Ngoại trưởng Ấn Độ đã có cuộc gặp với người đồng cấp Philippines Albert del Rosario trong một cuộc tham vấn song phương thường kỳ.
Video đang HOT
Mặc dù Ấn Độ không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ nhưng Ngoại trưởng Khurshid khẳng định, đất nước ông “tin rằng, luôn có một giải pháp hòa bình cho tất cả mọi vấn đề”.
Không chỉ Ấn Độ, Mỹ và Liên minh Châu Âu trước đó cũng đều lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ cho việc Philippines đưa vụ tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc ra giải quyết tại tòa án quốc tế. Tất cả đều kêu gọi tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Kêu gọi đối thoại
Trong khi liên tục nhấn mạnh sự ủng hộ cho việc giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng con đường hòa bình, Ấn Độ cũng gợi ý rằng Philippines nên tiếp tục đối thoại với phía Trung Quốc. Đây là điều mà Bắc Kinh mong muốn. Cường quốc số 1 Châu Á luôn phản đối quyết liệt việc đưa các cuộc tranh chấp Biển Đông ra tòa án quốc tế hay còn gọi là quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông. Thay vào đó, Bắc Kinh khăng khăng đòi giải quyết những cuộc tranh chấp này trên cơ sở đàm phán song phương trực tiếp với từng nước một. Giới phân tích tin rằng, với tư cách nước lớn, Trung Quốc muốn giải quyết song phương để dễ bề gây sức ép, giành lợi thế cho mình.
Trong khi kêu gọi Manila tiếp tục đối thoại với Bắc Kinh, Ngoại trưởng Ấn Độ Khurshid đã nói rằng, sẽ là điều có ích khi Philippines và Trung Quốc tìm kiếm được một lập trường chung.
“Bản thân chúng tôi cũng có vấn đề về biên giới với Trung Quốc nhưng sau một sự kiện khủng khiếp năm 1962, Trung Quốc và Ấn Độ cả hai đã chung tay phát triển các cơ chế giúp đem đến hai điều: một là, khoanh vùng các khu vực có bất đồng để từ từ, dần dần tìm kiếm một giải pháp chắc chắn. Đó là một cơ chế trên thực tế có thể tìm thêm được những phiên bản được cải thiện hơn trong chuyến thăm của Thủ tướng chúng tôi đến Trung Quốc”, ông Khurshid cho hay.
“Chúng tôi nghĩ rằng, thông qua đối thoại, đàm phán hòa bình, người ta có thể tìm thấy một giải pháp và như tôi đã từng nói, khi các bạn làm việc với Trung Quốc, các bạn phải kiên nhẫn. Đó là một điều quan trọng bởi đây là một nền văn minh cổ. Chúng ta đều là một nền văn mình cổ và chúng ta học cách làm việc trong kiên nhẫn với tiến độ từ từ nhưng chắc chắn và điều này được cả hai bên chấp nhận”, Ngoại trưởng Ấn Độ nói thêm.
Những phát biểu trên của ông Khurshid phản ánh mối lo ngại ngày càng lớn của cộng đồng quốc tế đối với những cuộc tranh chấp đang nóng lên từng ngày ở Biển Đông đồng thời phản ánh sự cần thiết phải ngăn chặn các cuộc tranh chấp này leo thang thành bạo lực và bảo đảm tự do hàng hải, tự do tiếp cận các tuyến đường biển nhộn nhịp trong khu vực.
UNCLOS là một thỏa thuận được ký kết năm 1982 bởi 163 nước. Công ước này đưa ra những quy định cụ thể về việc sử dụng các khu vực ngoài khơi bờ biển của mỗi nước cũng như giới hạn lãnh thổ đối với các quốc gia ven biển. Philippines và Trung Quốc đều tham gia vào UNCLOS.
Kiệt Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nữ Thủ tướng Thái "nhắc" Trung Quốc về Biển Đông
Nữ Thủ tướng xinh đẹp của Thái Lan - bà Yingluck Shinawatra hôm qua (24/7) đã nhắc nhở Tướng Trung Quốc về việc tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Nữ Thủ tướng Thái Lan (bên phải) và Tướng Trung Quốc Fan
Trong cuộc gặp trực tiếp với ông Fan Changlong - Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, Thủ tướng Yingluck nhấn mạnh chính phủ Thái Lan ủng hộ một giải pháp hoà bình cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông, phát ngôn viên chính phủ Teerat Ratanasevi hôm qua cho biết.
Bà Yingluck đã trực tiếp chuyển thông điệp trên đến cho ông Fan. Tướng Fan đang ở thăm Thái Lan. Ông này đang thực hiện chuyến công du 3 nước gồm Myanmar và Kazakhstan.
Theo lời nữ Thủ tướng Yingluck, Thái Lan ủng hộ việc sử dụng cơ chế hiện nay để bảo đảm những tuyến đường hàng hải an toàn thông qua các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông.
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với một loạt các nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Bà Yingluck đã nói về vấn đề Biển Đông với Tướng Fan với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan. Đáp lại lời nhắc nhở khéo léo của nữ Thủ tướng Thái Lan, Tướng Trung Quốc cho biết, ông hy vọng sẽ thúc đẩy và làm sâu sắc thêm mối quan hệ quốc phòng và hợp tác giữa lực lượng vũ trang Trung Quốc và Thái Lan.
Trước đó, hồi tháng 9 năm ngoái, nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra từng bày tỏ mong muốn được đứng ra giải quyết các cuộc tranh chấp biển đảo giữa các nước thành viên ASEAN với Trung Quốc.
Bà Yingluck cho biết, với tư cách là một nước không có tranh chấp ở Biển Đông và có quan hệ tốt đẹp với tất cả các bên liên quan, Thái Lan muốn giúp giải quyết những cuộc tranh chấp này. Trong khi nhấn mạnh bà không đánh giá thấp thách thức trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông, nữ Thủ tướng xinh đẹp Yingluck tự tin cho biết: "Có thể, tôi sẽ mang được một chút kỹ năng đặc biệt của phái nữ vào việc giải quyết cuộc tranh chấp này".
Chính phủ Thái Lan sẽ "nỗ lực hết mình để giúp tăng cường sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau giữa các bên có tranh chấp ở Biển Đông". Theo bà Yingluck, với tư cách là điều phối viên giữa Trung Quốc và ASEAN, Thái Lan có vai trò đặc biệt trong khu vực. Thái Lan được xem như "người liên lạc" giữa Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Trung Quốc.
Trước khi đến Thái Lan, Tướng Fan đến đến thăm Myanmar và có cuộc gặp với Tổng thống Thein Sein ở Nay Pyi Taw hôm 23/7. Ông Thein Sein được cho là đã phát biểu, mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Myanmar và Trung Quốc đem lại lợi ích cho nhân dân hai nước đồng thời đóng góp cho sự ổn định và phát triển của khu vực.
Tướng Fan sau đó bày tỏ hy vọng lực lượng vũ trang hai nước Trung Quốc và Myanmar sẽ tiếp tục được tăng cường.
Theo VnMedia
Trung Quốc khuyên Nga, Mỹ cắt giảm vũ khí hạt nhân Trung Quốc hôm 20.6 đã bày tỏ sự ủng hộ đối với lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Obama yêu cầu Nga hãy cùng Mỹ cắt giảm vũ khí hạt nhân. Trung Quốc, nước đứng thứ tư trong số những cường quốc hạt nhân của thế giới, kêu gọi Mỹ và Nga nên cắt giảm vũ khí hạt nhân - Ảnh: Reuters...