Biến đổi khí hậu: Từ thất bại Copenhagen tới kỳ vọng New York
Thế giới mất 5 năm để nghiền ngẫm bài học từ thất bại của hội nghị Copenhagen, khi đó là hội nghị về khí hậu lớn nhất trong lịch sử. New York thậm chí sẽ phá kỷ lục về quy mô, nhưng quan trọng là chúng ta có thể kỳ vọng những gì từ cuộc gặp lần này?
Ông Robert Orr (giữa) chủ trì cuộc họp báo tại LHQ.
Tham vọng của ông Tổng Thư ký
Hội nghị Copenhagen về biến đổi khí hậu năm 2009 từng là sự kiện cực kỳ đình đám, với sự tham gia của gần 100 nguyên thủ quốc gia. Nhưng rốt cuộc, sự kiện kết thúc mà không đạt được kết quả gì đáng kể.
Trong ngày khai mạc Đại hội đồng khóa 69, hôm 16/9, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã lên tiếng hối thúc cộng đồng quốc tế hành động gấp rút, để chống lại những ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Ông Ban bày tỏ kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu sắp tới, do chính ông khởi xướng và chủ trì, sẽ diễn ra vào ngày 23/9 tới, bên lề Đại hội đồng tại trụ sở LHQ, New York (Mỹ).
Hai mục tiêu chính của ông Ban đối với cuộc gặp lần này là: huy động sự sẵn sàng về chính trị nhằm đạt được một thỏa thuận về khí hậu có ý nghĩa và mang tính toàn cầu, tại Paris vào năm tới; và tạo ra những bước tiến tham vọng nhằm giảm khí thải nhà kính cũng như tăng cường khả năng chống chịu.
Với vai trò và uy tín của vị Tổng Thư ký LHQ, hội nghị lần này dự kiến sẽ có sự tham dự của hơn 120 nguyên thủ quốc gia, trở thành hội nghị lớn nhất trong lịch sử về biến đổi khí hậu. Nhưng quan trọng hơn, hội nghị lần này còn có sự tham gia của các tập đoàn kinh tế lớn, các tổ chức tài chính, và các hiệp hội dân sự.
Tại cuộc họp báo ngày 16/9 tại LHQ, ông Robert C. Orr, Trợ lý Tổng Thư ký về điều phối chính sách và kế hoạch chiến lược, đã giải thích ý nghĩa của sự khác biệt của hội nghị lần này.
“Mọi người đều đã rút ra được bài học từ những gì đã xảy ra ở Copenhagen. Tại đó có thiện chí rất lớn, nhưng không có sự chuẩn bị cần thiết. Các nhà lãnh đạo “nhảy từ trên trời” xuống các cuộc thương lượng”, ông Orr nói.
Video đang HOT
Theo ông Orr, tại Copenhagen, đó thuần túy là một cuộc gặp của giới chính trị. Tại New York vào tuần tới, sẽ không chỉ là cuộc gặp chính trị, mà những người đóng vai trò then chốt vận hành nền kinh tế thế giới cũng sẽ có mặt, và khi họ có cùng một tiếng nói chung trong vấn đề này, họ sẽ tạo ra tác động lớn đối với giới chính trị.
“Chính phủ các nước đang cạnh tranh để thu hút nguồn vốn đầu tư, những nước có chính sách tốt về biến đổi khí hậu sẽ dễ dàng tìm được nguồn đầu tư hơn”, ông Orr nhận định.
Về vấn đề tâm lý, tại Copenhagen mọi người đều muốn đạt được kết quả, nhưng cách tiếp cận kết quả đó lại nghiêng về hướng làm thế nào để phân chia “chiếc bánh của sự thiệt thòi”. Lần này, cách tiếp cận sẽ là làm thế nào để cùng làm nở chiếc bánh của cơ hội. Ông Orr khẳng định, chính phủ các nước đều đã hiểu được sự khác biệt này, đặc biệt là khi liên tiếp những nghiên cứu về khoa học, môi trường và kinh tế học đã chỉ ra rằng, chúng ta cần đầu tư càng sớm càng tốt, bởi nếu không đầu tư cho việc ứng phó trong vòng 15 năm tới, cả thế giới sẽ phải đối mặt với thảm họa biến đổi khí hậu.
Theo dự kiến, New York sẽ chứng kiến tuyên bố của các chính quyền và các lĩnh vực then chốt về việc cắt giảm khí thải, cũng như sự thể hiện hướng đi và tham vọng của họ về thỏa thuận sắp tới. Đại diện các tổ chức tài chính sẽ công bố về những khoản tiền đang chuyển động dành cho ứng phó với biến đổi khí hậu. Dư luận sẽ thấy những tiến bộ thực sự trong việc định giá khí thải carbon. “Tiền và thị trường đang chuyển động nhanh chóng, và hội nghị thượng đỉnh lần này đang thúc đẩy quá trình đó”, ông Orr nhận định.
Quan hệ mật thiết với mục tiêu phát triển sau 2015
Trụ sở LHQ tại New York.
Như PV Dân trí đã đưa tin, tại cuộc họp báo ngày 15/9, ông John Ashe, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Khóa 68, đã nhấn mạnh tới Chương trình Phát triển sau 2015 mà trong đó biến đổi khí hậu chắc chắn sẽ là một trong những mục tiêu then chốt. PV Dân trí đã đặt câu hỏi với ông Orr rằng, “LHQ kỳ vọng kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu sẽ đóng góp thế nào vào việc thiết lập các mục tiêu về biến đổi khí hậu cho chương trình hành động sau 2015″?
Để trả lời, ông Orr cho biết: “Chúng ta có hai tiến trình cùng diễn ra, có liên quan rất chặt chẽ với nhau, đó là khuôn khổ phát triển sau 2015 và khuôn khổ khí hậu sau 2015. Mặc dù có nhiều điểm chung, nhưng vì nhiều lý do, hai tiến trình này vẫn được tiến hành song song”.
Theo ông Orr, tiến triển có thể đến từ cả hai phía. “Tuần tới, chúng ta sẽ được chứng kiến sự cam kết nguồn vốn tài chính dồi dào hơn bao giờ hết dành cho biến đổi khí hậu. Nhưng những người đầu tư vào biến đổi khí hậu cũng đầu tư vào nhiều thứ khác nữa, trong đó có các khía cạnh khác của mục tiêu phát triển của LHQ. Khi họ đã có kinh nghiệm tốt trong việc chứng kiến LHQ giải quyết vấn đề, chính phủ các nước đang cùng đi theo một hướng nào đó, điều đó sẽ tạo ra sự chắc chắn lớn hơn, và họ sẽ sẵn sàng đầu tư nhiều hơn”, ông giải thích.
Tương tự, quá trình thương lượng cũng như các nhà thương lượng cũng đã trở nên thành thục hơn trong những năm gần đây, rằng biến đổi khí hậu chính là một vấn đề phát triển. Đầu tư cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu cũng chính là đầu tư cho phát triển. Vì vậy, không thể tách bạch rằng khoản tiền này là dành cho biến đổi khí hậu, khoản kia là dành cho phát triển. Như vậy, sẽ có hai thỏa thuận riêng biệt, nhưng giữa chúng sẽ có những mối liên hệ rất rõ rệt.
Ông Robert C. Orr, Trợ lý Tổng Thư ký LHQ về điều phối chính sách và kế hoạch chiến lược, trả lời câu hỏi của PV Dân tr í
T uấn Anh ( từ New York)
Theo Dantri
Lời nhắn cuối cùng của nhà báo bị phiến quân chặt đầu
Trong lời nhắn cuối cùng gửi cho gia đình được một đồng nghiệp người Đan Mạch ghi lại, nhà báo James Foley nói anh mong rằng sẽ được thả tự do sớm để có thể kịp dự đám cưới của em gái vào năm sau.
Phóng viên ảnh người Đan Mạch Daniel Rye Ottosen, 25 tuổi, đã trải qua 13 tháng bị giam giữ cùng nhà báo Foley. Trong thời gian cùng bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) giam giữ, Ottosen đã ghi lại lời nhắn cuối cùng của Foley để chuyển tới gia đình anh.
Khi được thả tự do vào hồi tháng 6 vừa qua, cuộc gọi đầu tiên của Ottosen là gọi cho mẹ của Foley, bà Diane, để đọc cho bà nghe lời nhắn của con trai bà.
Việc làm này của phóng viên Ottosen được vị linh mục của gia đình Foley Marc Montminy tiết lộ: "Jim (tên gọi thân mật của nhà báo James Foley) không bao giờ được phép gửi thư như những con tin khác vì cậu ấy là người Mỹ. Vì vậy Jim đã nhờ một con tin Đan Mạch ghi nhớ nội dung bức thư".
Phóng viên ảnh Đan Mạch Daniel Rye Ottosen
Trong bức thư, Jim nói về những thành viên trong gia đình với tình cảm hết mực thương yêu. Anh nói tới cha, mẹ và bà ngoại, những người gần gũi với anh nhất. Linh mục Montminy cho biết: "Anh ấy nói về anh chị em, cháu gái, cháu trai của mình. Anh ấy yêu tất cả mọi người và anh biết họ cũng yêu thương, cầu nguyện và đấu tranh để anh được phóng thích. Kết thúc bức thư, anh bày tỏ mong muốn sẽ được thả sớm để dự đám cưới của em gái Katie".
Được biết khi Foley rời Syria thì em gái anh là Katie vừa đính hôn nên nhà báo Mỹ luôn hy vọng mình sẽ trở về kịp lúc Katie cưới.
Tuần trước, bà Diane, mẹ của Foley đã tới Copenhagen để gặp trực tiếp phóng viên Ottosen. Phil Balboni, Giám đốc điều hành của GlobalPost đã tiết lộ về cuộc gặp gỡ giữa bà Diane và Ottosen cùng một số con tin khác của IS đã được phóng thích.
Ottosen đã kể lại cho bà Diane về khoảng thời gian anh bị giam cùng con trai bà. Không chỉ Ottosen mà những con tin khác có mặt trong cuộc gặp gỡ đều nói về lòng dũng cảm của Foley. Nhà báo Foley đã phải hứng chịu nhiều cuộc tra tấn và hành hạ nhất chỉ vì anh mang quốc tịch Mỹ, song anh vẫn lạc quan rằng một ngày nào đó sẽ được thả tự do.
Foley luôn bị tra tấn và hành hạ vì anh là người Mỹ
Ngày 26/11/2013, gia đình Foley nhận được thư điện tử đầu tiên thông báo về việc anh bị bắt giữ. Bà Diane nói: "Email được gửi cho tôi và em trai Jim là Michael. Nó rất ngắn gọn 'Chúng tôi đang giữ James. Chúng tôi đang chuẩn bị một cuộc đàm phán để trao trả con tin. Chúng tôi cần tiền GẤP'. Chúng có tất cả địa chỉ liên lạc trong điện thoại di động của Jim vì thế chúng có địa chỉ email của chúng tôi".
Bà Diane chia sẻ thêm: "Chúng gửi khoảng 5, 6 email tất cả. Chúng cho chúng tôi cơ hội để thấy Jim còn sống. Đó là vào đầu tháng 12/2013, khi đó gia đình tôi đã ngập tràn hy vọng".
Trong các email gửi cho gia đình Foley, IS yêu cầu gia đình anh chuẩn bị 128 triệu USD tiền chuộc và yêu cầu Chính phủ Mỹ thả tự do cho các tù nhân Hồi giáo. Gia đình Foley đã đồng ý tăng thêm gần 5 triệu tiền chuộc nhưng những kẻ khủng bố lại bất ngờ cắt đứt liên lạc.
Tới 12/8, gia đình bà Diane nhận được một email cuối cùng, trong đó, những kẻ khủng bố tuyên bố sẽ hành quyết Foley để "trả thù cho những đợt đánh bom của chính phủ Mỹ". Những email này có thể được viết bởi John, kẻ đã trực tiếp ra tay với Foley.
Một lễ tưởng niệm dành cho Foley sẽ được gia đình anh tổ chức hôm nay (24/8) tại nhà thờ Holy Rosary, gần Rochester, bang New Hampshire.
Theo 24h
Máy bay Singapore bay cách MH17 chỉ vài phút Một máy bay thương mại của hãng hàng không Singapore Airlines (SIA) đã bay cách chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines chỉ vài phút khi nó bị bắn rơi trên bầu trởi ở miền đông Ukraine hôm 17/7, chính phủ Singapore hôm nay xác nhận. Một máy bay thương mại của Singapore Airlines. Bộ trưởng giao thông Singapore Lui Tuck Yew cho biết...