Biến đổi khí hậu: Sông băng tại Áo có nguy cơ biến mất trong 45 năm tới
Câu lạc bộ Alpine của Áo ( OeAV) ngày 5/4 cảnh báo nước này sẽ gần như “ không còn băng” trong vòng 45 năm nữa, khi 2 trong số các sông băng của Áo đã tan chảy hơn 100 mét trong năm ngoái.
Báo cáo mới của OeAV được công bố trong bối cảnh ngày càng nhiều dư luận lo ngại về tác động của tình trạng Trái Đất nóng lên quá mức đối với các sông băng trên khắp thế giới. Theo báo cáo, tốc độ tan băng đã diễn ra nhanh hơn đáng kể trong 7 năm qua.
OeAV tiến hành nghiên cứu đối với 93 sông băng tại Áo. Kết quả cho thấy các sông băng này đã mất đi trung bình 23,9 mét (78,4 feet) vào năm ngoái, đánh dấu đợt tan chảy sông băng lớn thứ 3 kể từ khi bắt đầu tiến hành các thống kê liên quan vào năm 1891. Trong số các sông băng nói trên, hai sông băng Pasterze và Rettenbachferner có sự suy giảm băng nghiêm trọng, lần lượt là 203,5 mét và 127 mét.
OeAV cảnh báo băng tại Áo có thể biến mất phần lớn trong 45 năm tới, trong bối cảnh tình trạng nóng lên cực độ diễn ra ở dãy Alps. Theo tổ chức này, nhà chức trách cần tăng cường các biện pháp hạn chế để bảo vệ khí hậu trước khi quá muộn.
OeAV kêu gọi tăng cường bảo vệ các sông băng như một phần trong nỗ lực chung nhằm duy trì đa dạng sinh học, đồng thời lưu ý rằng việc mở rộng các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết đã khiến các vùng Alpine “chịu áp lực liên tục”.
Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), các sông băng lớn trên toàn cầu đang chứng kiến băng tan ở mức độ lớn nhất kể từ khi được giám sát bắt đầu vào năm 1950, “do băng tan cực độ ở cả phía Tây Bắc Mỹ và châu Âu”.
Băng tan chảy làm lộ ra thi thể của nhà leo núi mất tích gần 40 năm trước
Sông băng Theodul gần núi Matterhorn, Thụy Sĩ, tan chảy, làm lộ ra thi thể của nhà leo núi người Đức được cho là đã mất tích từ năm 1986.
Thi thể của một nhà leo núi cùng vài vật dụng đi kèm bất ngờ được tìm thấy ở khu vực sông băng Theodul gần núi Matterhorn, Thụy Sĩ. Thời gian gần đây, do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu dẫn tới sự tan chảy của các sông băng, làm lộ ra thi thể của người mất tích được cho là "biến mất không dấu vết" đã lâu.
Sau khi những người leo núi đi bộ dọc theo sông Theodul phát hiện ra, họ đã báo lại với cảnh sát khu vực.
Một vài món đồ cá nhân trong đó có chiếc giày chuyên dụng được cho là của nạn nhân lộ diện trên mặt băng (Ảnh: News).
"Từ kết quả phân tích pháp y tại bệnh viện Valais cho phép các chuyên gia liên kết với vụ mất tích xảy ra năm 1986. Danh tính của nạn nhân được xác nhận là một người leo núi người nước ngoài, bị mất tích khi tới khu vực này", đại diện cảnh sát địa phương cho biết.
Vào tháng 9/1986, một nhà leo núi người Đức 38 tuổi (thời điểm đó), được thông báo mất tích sau khi không trở về sau chuyến leo núi.
Ngoài ra, phía cảnh sát còn công bố bức ảnh tại hiện trường, gồm chiếc giày chuyên dụng dùng để đi bộ đường dài có dây buộc màu đỏ nhô ra khỏi tuyết, cùng một vài đồ vật cá nhân được cho là của nạn nhân. Tuy nhiên danh tính cụ thể của nạn nhân cũng như lý do tử vong không được tiết lộ.
Các sông băng trên dãy Alps ở châu Âu đang tan chảy nhanh do biến đổi khí hậu (Ảnh: RTE).
"Sông băng tan chảy làm lộ ra những chi tiết, qua đó sáng tỏ nhiều vụ việc liên quan tới các nhà leo núi bị mất tích từ vài thập kỷ trước", đại diện cảnh sát cho biết thêm.
Theo các chuyên gia, năm 2022, các sông băng ở Thụy Sĩ đã ghi nhận tốc độ tan chảy "tồi tệ nhất" trong vòng một thế kỷ trở lại đây. Chúng mất 6% khối lượng còn lại - gần gấp đôi kỷ lục trước đó vào năm 2003.
Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề được thế giới quan tâm nhất ở thời điểm hiện tại. Mới đây, các chuyên gia cho biết, tháng 7/2023 đang trên đà trở thành "tháng nóng nhất hành tinh trong vòng 120.000 năm trở lại đây".
Băng tan chảy làm lộ ra thi thể của nhà leo núi mất tích gần 40 năm trước (Video: Nguồn Reuters).
"Sông băng tan chảy do biến đổi khí hậu sẽ làm lộ ra nhiều thứ từng bị chôn vùi dưới lớp băng tuyết. Hiện tất cả các sông băng trên dãy Alps ở châu Âu đều trong tình trạng tan chảy rất nhanh", chuyên gia Lindsey Nicholson, nhà nghiên cứu về sông băng tại Đại học Innsbruck, Áo, cho biết.
Năm 2015, thi thể của hai nhà leo núi trẻ tuổi người Nhật Bản bị mất tích trên núi Matterhorn (Thụy Sĩ) trong trận bão tuyết xảy ra năm 1970, cũng được tìm thấy. Danh tính của họ được xác nhận thông qua xét nghiệm ADN của người thân.
Lở tuyết và gió mạnh làm nhiều người thương vong tại Thụy Sĩ và Ba Lan Cảnh sát Thụy Sĩ cho biết đã có 3 người thiệt mạng và 1 người bị thương trong ngày 1/4 do lở tuyết tại khu nghỉ mát trượt tuyết hàng đầu của nước này Zermatt thuộc bang Valais . Vụ lở tuyết này xảy ra trong bối cảnh nhà chức trách Thụy Sĩ cảnh báo về nguy cơ tiếp tục xảy ra các...