Biến đổi khí hậu: Phục hồi tài nguyên đất giúp hấp thụ hàng tỷ tấn CO2
Việc phục hồi và bảo vệ nguồn tài nguyên đất trên thế giới có thể giúp hấp thụ hơn 5 tỷ tấn carbon dioxide (CO2) mỗi năm – tương đương với lượng khí thải mà Mỹ phát thải hằng năm.
Một báo cáo mới được công bố trên tạp chí Thiên nhiên bền vững đã phân tích về tiềm năng “cô lập” CO2 trong đất và nhận thấy rằng điều này đóng góp 25% lượng khí CO2 được đất hấp thụ nếu được xử lý tốt. Về mặt lý thuyết, đất có khả năng hấp thụ 5,5 tỷ tấn CO2 mỗi năm. 40% lượng hấp thụ này có thể đạt được chỉ bằng cách giữ nguyên hiện trạng của đất, đồng nghĩa không tiếp tục mở rộng hoạt động nông nghiệp hay đồn điền trên toàn cầu.
Về mặt lý thuyết, đất có khả năng hấp thụ 5,5 tỷ tấn CO2 mỗi năm. (Nguồn: Getty)
Tác giả nghiên cứu Deborah Bossio cho rằng hầu hết sự hủy hoại các hệ sinh thái đang diễn ra hiện nay đều có sự “đóng góp” của hoạt động nông nghiệp. Do đó, việc hạn chế hay tạm dừng mở rộng hoạt động này là “một chiến lược quan trọng”. Theo bà, việc phục hồi đất sẽ mang lại những lợi ích lớn cho con người, bao gồm cải thiện chất lượng nước, sản xuất lương thực và chất lượng cây trồng.
Trên thực tế, đất đai có mối liên hệ mật thiết với khí hậu. Các khu rừng, cây và đất có thể hút và lưu trữ khoảng 30% lượng khí thải do con người tạo ra. Chính vì vậy, việc khai thác mạnh mẽ các nguồn tài nguyên này cũng sẽ tạo ra một lượng lớn khí làm Trái Đất nóng lên, trong đó có CO2, methane và nitrous oxide trong khi hoạt động nông nghiệp tiêu tốn tới 70% lượng nước ngọt của Trái Đất.
Trong bối cảnh dân số toàn cầu có thể lên tới 10 tỷ người vào giữa thế kỷ này, cách thức quản lý đất đai của chính phủ, ngành công nghiệp và nông dân được cho đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế hay thúc đẩy tình trạng biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu dài 1.000 trang của IPP nhấn mạnh nông nghiệp và nạn phá rừng bị coi là chịu trách nhiệm cho khoảng 25% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Theo báo cáo này, một trong các biện pháp hàng đầu có thể làm – để vừa hạn chế tác hại của việc phát triển nông nghiệp thái quá khiến thiên nhiên bị hủy hoại, vừa có thêm thực phẩm – là hạn chế nạn lãng phí.Năm ngoái, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) đã công bố báo cáo về “Biến đổi khí hậu và đất đai”, trong đó nhấn mạnh thế giới cần nỗ lực hơn để duy trì khả năng hút và lưu trữ khí gây hiệu ứng nhà kính của đất đai. IPCC cảnh báo nhân loại đang phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn giữa cách sử dụng nguồn tài nguyên đất – như các khu rừng, đầm lầy, thảo nguyên và cánh đồng – để cung cấp thực phẩm và nguyên liệu và cách sử dụng đất để giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu.
Tính tổng cộng trên toàn thế giới, khoảng 30% thực phẩm bị phí phạm hằng năm. Giảm 50% lượng tiêu thụ thịt cũng là một biện pháp quan trọng khác để hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Theo baoquocte.vn
Video đang HOT
Việc phục hồi và bảo vệ nguồn tài nguyên đất trên thế giới có thể giúp hấp thụ hơn 5 tỷ tấn carbon dioxide (CO2) mỗi năm – tương đương với lượng khí thải mà Mỹ phát thải hằng năm.
Một báo cáo mới được công bố trên tạp chí Thiên nhiên bền vững đã phân tích về tiềm năng “cô lập” CO2 trong đất và nhận thấy rằng điều này đóng góp 25% lượng khí CO2 được đất hấp thụ nếu được xử lý tốt. Về mặt lý thuyết, đất có khả năng hấp thụ 5,5 tỷ tấn CO2 mỗi năm. 40% lượng hấp thụ này có thể đạt được chỉ bằng cách giữ nguyên hiện trạng của đất, đồng nghĩa không tiếp tục mở rộng hoạt động nông nghiệp hay đồn điền trên toàn cầu.
Về mặt lý thuyết, đất có khả năng hấp thụ 5,5 tỷ tấn CO2 mỗi năm. (Nguồn: Getty)
Tác giả nghiên cứu Deborah Bossio cho rằng hầu hết sự hủy hoại các hệ sinh thái đang diễn ra hiện nay đều có sự “đóng góp” của hoạt động nông nghiệp. Do đó, việc hạn chế hay tạm dừng mở rộng hoạt động này là “một chiến lược quan trọng”. Theo bà, việc phục hồi đất sẽ mang lại những lợi ích lớn cho con người, bao gồm cải thiện chất lượng nước, sản xuất lương thực và chất lượng cây trồng.
Trên thực tế, đất đai có mối liên hệ mật thiết với khí hậu. Các khu rừng, cây và đất có thể hút và lưu trữ khoảng 30% lượng khí thải do con người tạo ra. Chính vì vậy, việc khai thác mạnh mẽ các nguồn tài nguyên này cũng sẽ tạo ra một lượng lớn khí làm Trái Đất nóng lên, trong đó có CO2, methane và nitrous oxide trong khi hoạt động nông nghiệp tiêu tốn tới 70% lượng nước ngọt của Trái Đất.
Trong bối cảnh dân số toàn cầu có thể lên tới 10 tỷ người vào giữa thế kỷ này, cách thức quản lý đất đai của chính phủ, ngành công nghiệp và nông dân được cho đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế hay thúc đẩy tình trạng biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu dài 1.000 trang của IPP nhấn mạnh nông nghiệp và nạn phá rừng bị coi là chịu trách nhiệm cho khoảng 25% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Theo báo cáo này, một trong các biện pháp hàng đầu có thể làm – để vừa hạn chế tác hại của việc phát triển nông nghiệp thái quá khiến thiên nhiên bị hủy hoại, vừa có thêm thực phẩm – là hạn chế nạn lãng phí.Năm ngoái, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) đã công bố báo cáo về “Biến đổi khí hậu và đất đai”, trong đó nhấn mạnh thế giới cần nỗ lực hơn để duy trì khả năng hút và lưu trữ khí gây hiệu ứng nhà kính của đất đai. IPCC cảnh báo nhân loại đang phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn giữa cách sử dụng nguồn tài nguyên đất – như các khu rừng, đầm lầy, thảo nguyên và cánh đồng – để cung cấp thực phẩm và nguyên liệu và cách sử dụng đất để giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu.
Tính tổng cộng trên toàn thế giới, khoảng 30% thực phẩm bị phí phạm hằng năm. Giảm 50% lượng tiêu thụ thịt cũng là một biện pháp quan trọng khác để hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Theo baoquocte.vn
Băng tại Greenland và Nam Cực tan nhanh gấp 6 lần so với những năm 1990
Một nghiên cứu mới đây cho thấy băng tại Greenland và Nam Cực đang tan nhanh gấp 6 lần so với những năm 1990. Nếu tình trạng này tiếp diễn, dự đoán mực nước biển sẽ tăng thêm 17 cm vào năm 2100.
Trang Daily Mail (Anh) đưa tin nếu tình trạng nóng lên toàn cầu tiếp tục không được kiểm soát, tốc độ tan chảy đáng báo động của các tảng băng tại Greenland và Nam Cực sẽ khiến khoảng 400 triệu người sống tại vùng ven biển có nguy cơ bị lũ lụt.
Biến đổi khí hậu đang làm băng tại Greenland và Nam Cực tan nhanh gấp 6 lần. Ảnh: SWNS
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature cho biết các nhà khoa học từ 50 tổ chức quốc tế đã thực hiện một nghiên cứu về những tảng băng đã tan chảy cho đến ngày nay. Họ đã sử dụng 11 nhiệm vụ vệ tinh khác nhau và 26 khảo sát riêng biệt để theo dõi sự thay đổi về khối lượng, thể tích, lưu lượng và trọng lực của các tảng băng.
Theo đó, các nhà khoa học phát hiện ra rằng Nam Cực và Greenland đã mất 6,4 nghìn tỷ tấn băng từ năm 1992 đến năm 2017, khiến mực nước biển tăng lên 17,8 cm. Trong đó, 60% lượng nước biển dâng là do băng tan từ Greenland và 40% băng từ Nam Cực.
Các nhà khoa học từ 50 tổ chức quốc tế đã thực hiện một nghiên cứu về tốc độ tan chảy của các tảng băng. Ảnh: SWNS
"Mỗi centimet nước biển dâng có thể dẫn đến lũ lụt tại các vùng ven biển, xói mòn bờ biển và làm gián đoạn cuộc sống của người dân trên khắp hành tinh.
Nếu Nam Cực và Greenland tiếp tục đi theo kịch bản khí hậu nóng lên, trong trường hợp xấu nhất, điều đó sẽ khiến mực nước biển tăng thêm 17 cm vào cuối thế kỷ. Điều này có nghĩa là 400 triệu người có nguy cơ gặp phải lũ lụt hàng năm vào năm 2100", đồng tác giả nghiên cứu Andrew Shepherd thuộc Đại học Leeds, cho biết.
Nghiên cứu kết luận rằng băng tan tại các khu vực này là nguyên nhân khiến một phần ba mực nước biển tại các đại dương tăng nhanh hơn dự kiến.
Ông Shepherd cũng nhấn mạnh rằng những tác động nhỏ không thể ngăn cản sự việc này, mọi thứ đã sẵn sàng vận hành và chúng sẽ tàn phá môi trường sống ven biển.
Tỷ lệ kết hợp băng tan đã tăng lên từ 81 tỷ tấn mỗi năm trong những năm 1990 lên tới 475 tỷ tấn mỗi năm trong những năm 2010.
"Các đài quan sát vệ tinh các tảng băng vùng cực rất cần thiết trong việc theo dõi và dự đoán sự biến đổi khí hậu. Điều đó có thể ảnh hưởng đến sự tổn thất băng và nước biển dâng.
Trong khi mô phỏng máy tính cho phép chúng tôi đưa ra dự đoán về các kịch bản biến đổi khí hậu, các đài quan sát vệ tinh sẽ cung cấp những bằng chứng, lý lẽ để đưa ra những nhận định đầu tiên.
Dự án của chúng tôi là một ví dụ tuyệt vời về tầm quan trọng của sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề có quy mô toàn cầu", Erik Ivins, một trong những tác giả nghiên cứu, thuộc Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA tại California, cho biết.
Ông Josef Aschbacher tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu, người ủng hộ nghiên cứu, cũng cho biết những phát hiện này cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng vệ tinh để theo dõi sự phát triển của những tảng băng và đánh giá các mô hình được sử dụng để dự đoán tác động của biến đổi khí hậu.
Theo Báo Tin Tức
Sinh viên Mông Cổ học bài trực tuyến bên người bạn bốn chân trong mùa dịch Covid-19 Khi tín hiệu sóng điện thoại không tốt, người bạn bốn chân cũng phải chạy tới chạy lui cùng cậu chủ để bắt tín hiệu lên mạng học trực tuyến. Hải Nhật Hằng sống tại thị trấn Xilin Gol, Khu tự trị Nội Mông Cổ, hiện là sinh viên năm 2 trường Đại học Sư phạm Nội Mông, chàng sinh viên vui vẻ...