Biến đổi khí hậu: Lời giải bất ngờ
Khi các nhà lãnh đạo thế giới đang tranh luận về những biện pháp giảm phát thải carbon, một công ty khởi nghiệp của Australia mang tên Loam Bio đã nghiên cứu hàng nghìn loại nấm và tin rằng những sinh vật nhỏ bé này có thể là “chìa khóa” giúp giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu.
Bà Tegan Nock, đồng sáng lập Công ty Loam Bio, cho rằng hiện có quá nhiều carbon trong khí quyển, nhưng thực tế lại không có đủ carbon trong đất nông nghiệp. Thực vật hấp thụ một lượng lớn carbon dioxide từ không khí thông qua quá trình quang hợp, nhưng phần lớn lượng carbon này được trả trở lại khí quyển. Vì vậy, các nhà khoa học của Loam Bio đang tập trung nghiên cứu công nghệ giúp loại bỏ carbon khỏi khí quyển và đưa nó vào đất.
Bà Tegan Nock cho biết, nấm là loại sinh vật lưu trữ một lượng lớn carbon dưới lòng đất, và các nhà nghiên cứu của Loam Bio đang tìm cách khai thác “siêu năng lực” này của nó. Họ đã phát triển một sản phẩm được làm từ bào tử nấm sống để giúp “nhốt” carbon trong đất nông nghiệp. Theo bà Tegan Nock, có 2 lợi ích tiềm năng, đó là giảm carbon trong khí quyển và giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng phục hồi tốt hơn.
Video đang HOT
Giải thích rõ hơn về điều này, nhà sinh vật học và là Giám đốc phụ trách sản phẩm tại Công ty Loam Bio – bà Robbie Oppenheimer cho biết khi cây phát triển, nó tạo ra mối quan hệ cộng sinh với nấm và carbon được kéo xuống qua cây vào đất, sau đó được nấm lưu giữ trong đất.
Trong khi đó, Giáo sư Katie Field chuyên nghiên cứu về Quan hệ Đất và Thực vật tại Đại học Sheffield (Anh) cho biết bà đã tham gia một nghiên cứu của những nhà khoa học quốc tế năm 2023 về lượng carbon mà các loài nấm trên Trái Đất đang lưu trữ. Nghiên cứu phát hiện ra rằng có hàng triệu loài nấm ở khắp mọi nơi, dưới đồng cỏ, rừng, đường sá, vườn tược và nhà cửa trên mọi lục địa trên Trái Đất, ước tính có tới 13 gigaton hay tỷ tỷ lượng carbon được chuyển từ thực vật sang mạng lưới nấm toàn cầu hàng năm, tương đương với 1/3 lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch toàn cầu.
Tuy nhiên, Giáo sư Katie Field cho rằng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa về vấn đề này, chẳng hạn như thời gian nấm lưu trữ carbon là bao lâu.
Cho đến nay, phương pháp xử lý nấm của Công ty Loam Bio đã được thực hiện trên 100.000 mẫu đất nông nghiệp ở Australia và con số đó sẽ tăng lên 250.000 mẫu vào cuối năm 2025. Nhà khoa học nông nghiệp Warwick Badgery của công ty cho biết, mặc dù nấm là “cơ chế hợp lệ để lưu trữ carbon”, nhưng vẫn còn quá sớm để nói rằng công nghệ này có hiệu quả hay không. Bên cạnh đó, việc đo trữ lượng carbon trong đất là một thách thức do sự thay đổi của các điều kiện thời tiết như hạn hán, lũ lụt. Nhóm nghiên cứu của Công ty Loam Bio thừa nhận rằng công nghệ này không phải là “viên đạn bạc” cho cuộc khủng hoảng khí hậu, nhưng nó có thể là một trong những phương pháp góp phần giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu.
Mỹ mở cửa trở lại nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island
Nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island - nơi từng xảy ra sự cố hạt nhân nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ, sẽ mở cửa trở lại và cung cấp điện cho công ty phần mềm Microsoft.
Nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island. Ảnh tư liệu: AP
Công ty năng lượng Constellation Energy ngày 20/9 đã công bố một thỏa thuận có hiệu lực 20 năm về việc nối lại hoạt động của Lò phản ứng số 1 tại nhà máy Three Mile Island (bang Pennsylvania).
Thông báo của công ty nêu rõ lò phản ứng trên "đã hoạt động với độ an toàn và tin cậy hàng đầu trong ngành trong nhiều thập kỷ, trước khi ngừng hoạt động vì lý do kinh tế đúng cách đây 5 năm (20/9)".
Truyền thông Mỹ cho biết Microsoft sẽ sử dụng năng lượng từ nhà máy này để hỗ trợ công tác nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), một lĩnh vực đang bùng nổ và yêu cầu lượng điện năng lớn.
Theo Constellation Energy, lò phản ứng trên sẽ chính thức hoạt động trở lại vào năm 2028. Ông Bobby Hollis - Phó Chủ tịch phụ trách vấn đề năng lượng của Microsoft - đánh giá: "Thỏa thuận này là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực của Microsoft nhằm giảm lượng carbon trong lưới điện, hỗ trợ cam kết của chúng tôi trở thành công ty phát thải carbon âm".
Phát thải carbon âm là một khái niệm tương đối mới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu hiện nay. Trong khi các nỗ lực giảm khí thải carbon truyền thống tập trung vào việc giảm sản sinh carbon dioxide (CO2), phát thải carbon âm hướng tới mục tiêu xa hơn bằng cách tích cực loại bỏ CO2 khỏi khí quyển.
Sự cố tại nhà máy Three Mile Island xảy ra ngày 28/3/1979, khi Lò phản ứng số 2 bị tan chảy một phần. Ủy ban Điều tiết hạt nhân đã gọi đây là "vụ tai nạn nghiêm trọng nhất trong lịch sử vận hành nhà máy điện hạt nhân thương mại của Mỹ", mặc dù lượng phóng xạ phát ra ở mức thấp, chưa có trường hợp nào báo cáo về những ảnh hưởng đối với sức khỏe sau vụ việc này.
Công nghệ 'tóm' CO2 từ tàu biển để chống biến đổi khí hậu Hơn 80% khối lượng hàng hóa thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển và các tàu vận tải biển chiếm khoảng 3% lượng khí thải carbon của thế giới. Một công ty khởi nghiệp tại Mỹ đã tìm ra phương pháp để biến CO2 do tàu biển thải ra, chuyển thành muối. Tàu chở hàng di chuyển qua kênh đào...