Biến đổi khí hậu làm gia tăng hiện tượng mưa lũ cực đoan vào mùa bão
Biến đổi khí hậu làm mùa bão ở Bắc Đại Tây Dương trong năm 2020 khắc nghiệt hơn bao giờ hết với số các trận mưa cực lớn tăng 10%.
Đây là kết luận rút ra từ nghiên cứu mới công bố ngày 12/4.
Cảnh ngập lụt do mưa lớn tại Smithtown, Australia, ngày 31/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Nghiên cứu cho thấy ít nhất 400 người đã thiệt mạng trong loạt trận bão mạnh xảy ra 2 năm trước ở Trung Mỹ, Mỹ và Caribe với thiệt hại lên tới hàng chục tỷ USD.
Các nhà khoa học ước tính rằng tình trạng ấm lên toàn cầu đang làm gia tăng cường độ và tần suất các cơn bão nhiệt đới lớn. Nghiên cứu đã phân tích, so sánh lượng mưa thực tế ghi nhận trong các trận bão với lượng mưa được ước tính nếu không có ảnh hưởng của biển đổi khí hậu, với nhiệt độ tương tự như thời tiền công nghiệp.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đã phân tích hai hiện tượng dẫn đến lũ lụt: mưa lớn trong khoảng thời gian ngắn và mưa dai dẳng trong thời gian dài. Nhìn chung trong năm 2020, họ nhận thấy biến đổi khí hậu khiến lượng mưa trong 3 ngày tồi tệ nhất tăng 5% và tăng 10% trong 3 tiếng mưa dữ dội nhất.
Đối với những cơn bão có cường độ cao hơn, nghiên cứu cho thấy tác động của biến đổi khí hậu còn rõ ràng hơn với lượng mưa tăng 8% trong 3 ngày tồi tệ nhất và 11% trong 3 tiếng khắc nghiệt nhất.
Nhiệt độ toàn cầu đã tăng khoảng 1,1 độ Cso với thời tiền công nghiệp, do tác động của hiệu ứng nhà kính mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ lượng khí phát thải từ hoạt động của con người.
Các nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra rằng tình trạng ấm lên này đã khiến gia tăng lượng mưa trong các trận bão trước đây, trong đó có bão Irma và Harvey năm 2017, bão Dorian năm 2019.
Các nhà khoa học cho biết các nghiên cứu gần nhất cho thấy hiệu ứng tương tự có thể xảy ra ở các khu vực khác trên thế giới.
LHQ kêu gọi thế giới tập trung cắt giảm khí thải methane
Trong 4 thập kỷ đàm phán về khí hậu, thế giới đặc biệt chú trọng và đều đặt ra mục tiêu để làm sao cắt giảm nhiều nhất lượng khí thải CO2 nhằm giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu.
Khói bốc lên từ một nhà máy ở Berre-lEtang, Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, trong báo cáo năm 2021 về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc công bố ngày 9/8, các nhà khoa học hối thúc cộng đồng quốc tế tập trung cắt giảm khí thải methane, coi đây là hy vọng tốt nhất để làm giảm tình trạng biến đối khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt.
Báo cáo của Ủy ban liên chính phủ của LHQ về biến đổi khí hậu (IPCC) khẳng định các nước cần đảm bảo cắt giảm mạnh mẽ và vững bền lượng khí thải methane bên cạnh việc cắt giảm khí thải CO2 để đạt được mục tiêu đề ra trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Báo cáo cho rằng việc cắt giảm khí thải methane có thể sẽ trở thành thách thức của nhiều quốc gia vốn có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia súc.
Trên thực tế, cả khí methane và CO2 đều góp phần làm tăng nhiệt độ của không khí, song lượng phát thải vào không khí của hai loại khí này không giống nhau. Một phân tử CO2 có thể khiến nhiệt độ tăng ở mức thấp hơn so với 1 phân tử khí methane, tuy nhiên, CO2 lại tồn tại hàng trăm năm trong bầu khí quyển, còn methane có thể biến mất trong vòng 2 thập kỷ. Theo báo cáo của LHQ, khí methane chiếm tới 30% nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.
Đánh giá về báo cáo trên, Chủ tịch Viện quản lý và phát triển bền vững tại Washington, D.C. ông Durwood Zaelke cho rằng báo cáo này gia tăng sức ép đối với nỗ lực thúc đẩy cắt giảm khí methane, và đây là chiến lược lớn nhất và nhanh nhất để giảm tốc tình trạng ấm lên của Trái Đất.
Trong khi đó, Phó Giám đốc khí hậu và môi trường của Văn phòng Nhà Trắng về chính sách khoa học và công nghệ, Jane Lubchenco cho rằng báo cáo lần này của IPCC đã thu hút sự quan tâm đối với lợi ích ngay tức thì của việc cắt giảm đáng kể khí methane như giảm mật độ khí thải trong không khí và cải thiện chất lượng không khí góp phần nâng cao sức khỏe của con người.
Ngoài nội dung trên, báo cáo của IPCC cũng đề cập đến những tác động hiện hữu của tình trạng biến đổi khí hậu. Cụ thể, báo cáo cho biết những đợt nắng nóng cực đoan thay vì xảy ra 50 năm 1 lần, nay được dự báo sẽ xảy ra 10 năm 1 lần, trong khi tình trạng hạn hán và mưa bão sẽ xảy ra với tần suất thường xuyên hơn. Hạn hán có thể xảy ra với tần suất 5 đến 6 năm/lần, thay vì 10 năm/lần như trước đây.
Trong báo cáo, các nhà khoa học đưa ra một loạt dẫn chứng cụ thể như đợt nắng nóng tháng 6 vừa qua tại khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương của Mỹ đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người, hay như Brazil đang phải trải qua nạn hạn hán nghiêm trọng nhất trong 91 năm qua, nắng nóng tại Canada, cháy rừng tại California, lũ lụt tại Đức, Trung Quốc,.... Qua đó, giới khoa học một lần nữa nhấn mạnh đến tính cấp bách của nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
Báo cáo được IPCC công bố chưa đầy 3 tháng trước khi diễn ra Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP26) tại thành phố Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh). Đây được xem là cơ hội vô cùng quan trọng để nhân loại có thể hạn chế những tác động tồi tệ nhất của hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Cảnh báo khẩn từ đợt mưa lũ nghiêm trọng ở Tây Âu Khi thế giới nói về mục tiêu hạn chế nền nhiệt toàn cầu chỉ tăng dưới 2 độ C, tham vọng hơn là mức 1,5 độ C vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp để ngăn tình trạng Trái Đất ấm lên gây hậu quả nghiêm trọng, không ít người nghĩ rằng con số này quá...