Biến đối khí hậu đe dọa ngành cà phê
Thiếu nước tưới trầm trọng, thời tiết thay đổi thất thường đang đe dọa đến sự phát triển của ngành cà phê.
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, biến đối khí hậu (BĐKH) đã làm tăng nhiệt độ ở Tây Nguyên, nơi canh tác phần lớn cà phê của Việt Nam, nguồn tài nguyên nước suy giảm, quy luật phân bố mưa thay đổi, mưa trái mùa xuất hiện nhiều gây trở ngại quá trình ra hoa, kết trái cà phê…
Liên Hợp Quốc dự báo, BĐKH sẽ làm cho nhiệt độ tăng thêm khoảng 2,39 độ C vào năm 2100. Số ngày nóng ở Tây Nguyên dự báo sẽ tăng lên 134 ngày vào năm 2050 và 230 ngày vào năm 2100. Trong điều kiện El Nino, nhiệt độ trung bình các tháng ở vùng Tây Nguyên có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm và xuất hiện nhiều hơn các kỷ lục về nắng nóng. Lưu vực các sông Sê San, Sêrêpốk, sông Ba và Đồng Nai đã kiệt dần từ lưu lượng 173.863l/s của những năm 2004-2005 xuống còn trên dưới 125.000l/s hiện nay. Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm đang đứng trước tình trạng suy giảm nghiêm trọng, giảm từ 3-5m so với trước đây; lượng nước trên các sông ở khu vực này cũng chỉ đạt từ 60-70%.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến ngành cà phê. ảnh internet
Tại Đăk Lăk, trong 770 hồ chứa trên địa bàn tỉnh, chỉ có 250 hồ tích được từ 60-80%, còn lại đều dưới 60% dung tích. Ngoài yếu tố nhiệt độ có xu hướng tăng, nguồn nước giảm, diễn biến thời tiết ở Tây Nguyên đang ngày càng có xu thế cực đoan hơn, thiên tai xảy ra thường xuyên và bất thường hơn. Sự gia tăng của biên độ nhiệt, ẩm ngày đêm khiến một số nơi đang mất dần tính ổn định, tính quy luật về thời tiết khí hậu vốn có của vùng.
BĐKH đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê, đơn cử năm 2016, từ tháng 1- 6, tình trạng khô hạn khốc liệt lại diễn ra trên diện rộng làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm trên 100.000ha cà phê vùng Tây Nguyên, nhiều diện tích cà phê bị chết không thể phục hồi được. Riêng ở Đăk Lăk, đã xảy ra 2 đợt hạn, làm cho 109.461ha cây trồng bị hạn, trong đó có 71.890ha cà phê (diện tích cà phê bị mất trắng là 5.570ha); 193 hồ chứa bị khô cạn nước. Tổng thiệt hại ước tính 3.299,7 tỷ đồng.
Sự thay đổi về thời tiết, nhất là phân bố mưa, lượng mưa ở Tây Nguyên trong vòng 10 năm trở lại đây là rất rõ. Tần suất xuất hiện mưa vào tháng 12 và tháng 1 là khá phổ biến. Điều này đã làm cho cà phê gặp trở ngại trong quá trình ra hoa, thụ phấn đậu quả… Thời tiết có xu hướng nóng lên cũng làm cho sâu bệnh hại phát triển nhanh và khó dự báo.
Video đang HOT
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, BĐKH khiến cho ngành cà phê Việt Nam không thể sản xuất theo kiểu truyền thống như trước (tưới lãng phí nước, lạm dụng phân bón…) mà cần có giải pháp thay đổi, ứng phó kịp thời.
Theo đó, diện tích cà phê đến năm 2020 cần giữ ổn định ở mức khoảng 600.000 ha, không tăng thêm diện tích, tập trung thâm canh; chuyển một phần diện tích cà phê Robusta sang trồng cà phê Arabica; đặc biệt đẩy mạnh thực hiện giải pháp tưới tiết kiệm nước. Các nhà khoa học nông nghiệp cũng cần tham gia nghiên cứu, xác định loại cây trồng xen với cà phê phù hợp, có hiệu quả kinh tế, thích ứng với BĐKH.
Theo Danviet
Dốc sức tưới bất kể đêm trắng, dân Tây Nguyên mong cà phê trúng vụ
Với niềm tin năm mới giá nông sản sẽ phục hồi, nhiều hộ dân tại Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng đã ra quân tưới cà phê ngay trong dịp Tết Nguyên đán. Bất chấp trời nắng như đổ lửa hay đêm tối mịt mù, họ vẫn tất bật lấy nước để tưới cho những vườn cà phê...
Thua lỗ vẫn bám vườn, chăm cây
Sau một năm "cà mất mùa, tiêu chết trắng", nông dân trên địa bàn Gia Lai lại dồn hết sức để chăm sóc cây cà phê, tiêu thật kỹ, với hy vọng năm nay mùa vụ sẽ tốt hơn năm cũ.
Vừa bắc ống tưới cà phê, ông Nguyễn Xuân Hòa (tổ dân phố 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) tâm sự với chúng tôi: "Năm vừa rồi tôi có hơn 2.000 trụ tiêu bị chết, thua lỗ hơn 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, 3ha cà phê cũng không ăn thua do vừa mất mùa lại mất giá. Nhưng làm nông là vậy, được hay thua cũng phải bám vườn".
Ông Nguyễn Xuân Hoà ở huyện Ia Grai đã hoàn thành việc tưới lần 1 cho diện tích cà phê của gia đình. Ảnh: I.T
Ông Hòa cho hay: "Mấy ngày áp tết, tôi đã tưới được một ít rồi, giờ tranh thủ tưới cho xong để cà phê kịp ngày bung hoa, hy vọng vụ tới sẽ được mùa, được giá. Năm nay gia đình tôi thu hoạch sớm nên hoa cương sớm, nếu không tưới kịp lá sẽ héo hết, cành không bung hoa, hoa nở không đều và năng suất cà phê sẽ giảm".
Cũng theo ông Hòa, cứ đến dịp xuân về thì cũng là thời điểm cây cà phê cần nước để bung hoa, ra quả. Đây cũng là đợt tưới đầu tiên trong năm, sau đó qua Tết Nguyên đán khoảng một tháng thì bà con nông dân lại kéo máy ra vườn tưới tiếp đợt 2... Nhìn chung, ở đợt tưới đầu tiên, lượng nước đầy đủ, không thiếu như mọi năm.
Tương tự gia đình ông Hòa, gia đình anh Nguyễn Ngọc Bình (trú tại xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cũng tranh thủ mấy ngày nghỉ tết tưới xong hơn 2ha cà phê để cây có sức kịp ngày bung hoa.
"Năm vừa rồi vườn cà phê của gia đình tôi bị mất mùa, năng suất giảm mạnh. Cả gia đình mấy miệng ăn đều trông chờ vào rẫy cà phê này, giờ nếu mất mùa nữa thì lấy gì mà ăn? Do đó, mấy ngày tết tôi vẫn tranh thủ buổi sáng đi chúc tết, buổi chiều và tối muộn vẫn ra vườn tưới cho xong. Làm nông mà, những việc này cũng bình thường thôi, thời điểm Tết Nguyên đán cũng là mùa của hoa cà phê nên phải bổ sung nước sớm. Hy vọng vụ mùa năm nay sẽ bội thu để người nông dân có cái tết khấm khá và ấm áp hơn" - anh Bình nói.
Tại Gia Lai, vụ cà phê năm 2018 đã rơi vào "thảm cảnh" mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân rơi vào cảnh trắng tay, không đủ tiền tái đầu tư. Hiện giá cà phê nhân trên địa bàn chỉ đạt khoảng 32.000 - 33.000 đồng/kg, giảm khoảng 5.000 đồng/kg so với cùng kì năm 2018.
Trao đổi với phóng viên, ông Đào Lân Hưng - Trưởng phòng NNPTNT huyện Ia Grai cho biết: "Tổng diện tích cà phê trên địa bàn huyện là 17.587ha, trong đó cà phê kinh doanh là 15.669ha, còn lại là cà phê tái canh. Theo đánh giá chung trên địa bàn huyện, năng suất cà phê năm nay giảm hơn nhiều so với năm ngoái. Riêng tại Ia Grai, ước tính năng suất giảm đến 2.000 tấn nhân.
Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết, mùa mưa kéo dài đến hơn 3 tháng nên trong thời điểm quả phát triển thiếu ánh sáng, quang hợp kém. Mưa nhiều, các chùm quả không có chặt nên đã xảy ra tình trang rụng quả, thối quả...".
Vẫn lo giá giảm, mất mùa
Được biết, niên vụ vừa qua, 81.000ha cà phê đang trong giai đoạn kinh doanh của Gia Lai đều bị giảm năng suất. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Gia Lai, năng suất cà phê toàn tỉnh vụ này chỉ đạt 11,5 tấn quả tươi/ha, giảm gần 1/3 so với vụ năm ngoái. Nếu giá cà phê nhân vẫn ở mức 33 triệu đồng/tấn như hiện nay, người trồng cà phê ở tỉnh Gia Lai sẽ bị thiệt gần 1.000 tỷ đồng vì giảm sản lượng.
Nông dân trên địa bàn Gia Lai đang dốc sức tưới đủ nước cho vườn cà phê trồng xen tiêu.
Tại Đăk Lăk, nông dân trồng cà phê cũng đang gặp phải tình trạng tượng tự. Gia đình bà Nguyễn Thị Thía ở thôn 1, xã Ea Tu (TP.Buôn Ma Thuột) có 2ha cà phê. Năm 2017 gia đình bà thu được hơn 5 tấn nhân, nhưng vụ vừa qua chỉ đạt khoảng 3,5 tấn, giảm tới 40%.
Bà Thía cho biết: "Năm trước nhà tôi thu được 5,4 tấn cà phê nhân, bán được giá 37.000 đồng/kg, trong khi nhân công thu hái chỉ có 200.000 đồng/ngày, nhưng ở vụ rồi giá nhân công lên tới 300.000 đồng/ngày mà kiếm không ra, khiến chúng tôi khó đủ đường. Với 2ha cà phê, gia đình phải đầu tư 150 triệu đồng khi trồng, chưa kể hàng năm tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhân công chăm sóc cho vườn cũng mất 40-50 triệu đồng/ha... Với sản lượng chưa đạt 2 tấn nhân/ha, lại thêm giá giảm mạnh chỉ còn 33.000 đồng/kg nên tính ra lỗ vài ba chục triệu đồng/ha".
Theo Danviet
Cà Mau ứng phó sạt lở và bảo vệ bờ biển bằng đê trụ rỗng "Giải pháp công trình chống sạt lở mang lại hiệu quả cao nhưng có suất đầu tư thấp là mục tiêu mà tỉnh Cà Mau luôn hướng tới" - ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho hay. Cần giải pháp thiết thực Với tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tình trạng sạt lở...