Biến đổi khí hậu đe dọa an ninh lương thực
Việt Nam là một trong những quốc gia thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của các loại hình thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán và sa mạc hóa, sạt lở bờ sông, suối, xâm nhập mặn.
Biến đổi khí hậu đang tác động rất lớn tới Việt Nam, nhất là vùng nông thôn
Năng suất lúa có thể giảm 10%
Theo dự báo, thiên tai ở Việt Nam ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lường. Chỉ tính trong 15 năm trở lại đây, các loại hình thiên tai đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, làm chết và mất tích gần 11.000 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm.
Lĩnh vực trồng trọt cũng được đánh giá sẽ chịu tổn thương nặng nề từ biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo ông Phạm Đồng Quảng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, tổng sản lượng sản xuất trồng trọt có thể giảm từ 1-5%/năm, năng suất cây trồng chính có thể giảm 10%, đặc biệt là lúa. Các dự báo cũng cho thấy, trong tương lai không xa, vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ mất đi 7,6 triệu tấn/năm, tương đương hơn 40% tổng sản lượng lúa cả vùng. Cùng với đó, nước biển dâng cao cũng làm xâm nhập mặn sâu hơn vào nội địa, khả năng sẽ có 2,4 triệu ha đất bị nước biển xâm nhập. Hiện, độ nhiễm mặn 4 đã lấn sâu vào 30-40km tại một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng với diện tích khoảng 1,3 triệu ha.
Video đang HOT
Còn, vùng núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên phải đối mặt với nguy cơ gia tăng cường độ hạn hán do biến đổi khí hậu. Xu hướng này ngày càng rõ ràng khi các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sản xuất trong vụ Đông Xuân vừa qua và sắp tới là vụ Mùa 2013.
Nông nghiệp phát thải tỷ lệ lớn khí nhà kính
Trong khi đó, ở nước ta việc phát thải khí nhà kính từ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trên 43%. Trong đó canh tác lúa nước gần 58%, sử dụng đất nông nghiệp chiếm 22%, chăn nuôi và chất thải chăn nuôi chiếm 12%. Nhằm đối phó với tình trạng này, trong giai đoạn từ năm 2008-2012, nước ta đã triển khai nhiều biện pháp nhằm góp phần hạn chế sự gia tăng tốc độ BĐKH toàn cầu, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh và bền vững như: Xây dựng giải pháp quy hoạch đảm bảo 3,8 triệu ha diện tích đất lúa; giảm phát khí thải nhà kính qua kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng; thúc đẩy quy trình VietGAP trong chăn nuôi;…
Đánh giá về những kết quả cũng như chương trình hành động ứng phó BĐKH của Việt Nam thời gian qua, bà HE. Madam Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam là quốc gia sớm đưa ra kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính dù lượng phát thải chiếm tỷ lệ ít. Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia bị BĐKH tác động nhiều nên trong kế hoạch hành động cần đưa ra những chương trình cụ thể với những mức độ khác nhau.
Nhiệt độ trung bình sẽ tăng 2-3 độ C
Bộ TN-MT đã công bố Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cập nhật chi tiết cho Việt Nam năm 2012 và kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH giai đoạn 2012- 2020. Kịch bản này cũng cho biết, đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam tăng 2-3 độ C trên phần lớn diện tích cả nước, lượng mưa năm tăng từ 2-7%. Về nước biển dâng, vào cuối thế kỷ XXI, ở ven biển Việt Nam, mực nước biển dâng từ 57-73cm, khu vực Cà Mau và Kiên Giang có mực nước biển tăng cao hơn so với các khu vực khác.
Hải Dương
Theo ANTD
Nậm Nhùn tan hoang sau mưa lớn và gió lốc
Khoảng 20h30 ngày 7-5, một cơn mưa lớn kèm lốc xoáy cường độ mạnh đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân ở huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
Theo thống kê ban đầu, trận mưa lớn kéo dài khoảng 30 phút đã khiến 30 - 40% nhà cửa, các công trình nơi đây bị sập và tốc mái hoàn toàn; hệ thống đường dây điện nhiều nơi bị đứt, chập điện đã gây mất điện cục bộ trong toàn huyện.
Thiệt hại nặng nhất là các bản Noong Kiêng, Pa Kéo, trung tâm thị trấn Nậm Nhùn và Ban quản lý dự án công ty Licogi.
Bản Noong Kiêng - thị trấn Nậm Nhùn tan hoang sau trận mưa lốc
Chị Lê Thị Huyền (bản Noong Kiêng, thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn) cho biết: "Trận mưa đến quá nhanh, gió mạnh khiến nhiều cây cổ thụ to sau nhà đổ làm nhà tôi sập hoàn toàn; 2 vợ chồng chỉ kịp bế 2 đứa con chạy ra ngoài. Toàn bộ tài sản trong nhà bị mưa làm hỏng hết".
Ngay sau khi gió lốc xảy ra, lãnh đạo huyện Nậm Nhùn đã chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với các ban, ngành trên địa bàn huyện tổ chức đảm bảo an ninh trật tự, tham gia cùng nhân dân khắc phục hậu quả của những người bị nạn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Đức Minh - Chủ tịch UBND lâm thời huyện Nậm Nhùn nhận định: "Cơn lốc mạnh đã khiến hầu hết các xã trong huyện bị thiệt hại. Các công trình thủy điện, trụ sở các cơ quan doanh nghiệp và nhà dân đa số đều bị tốc mái. Trong đó có 4 bản tại thị trấn Nậm Nhùn bị thiệt hại nặng nề nhất. Theo ghi nhận ban đầu, đã có 3 người bị thương và 1 người mất tích sau trận thiên tai".
"Trên 30% nhà bị tốc mái, hơn 10% nhà cửa bị sập hoàn toàn. Ước tính thiệt hại ban đầu khoảng trên 2 tỷ đồng", ông Phạm Đức Minh cho biết thêm.
Ông Mào Văn Siêng - Trưởng bản Noong Kiêng, thị trấn Nậm Nhùn hốt hoảng nói: "Từ trước đến nay, trên địa bàn huyện chưa có trận mưa và gió lốc nào mạnh như vậy. Riêng bản của tôi gần như nhà nào cũng bị thiệt hại nặng. Rất mong chính quyền và cơ quan chức năng giúp đỡ để nhân dân trong bản sớm ổn định cuộc sống".
Mặc dù trụ sở làm việc của CAH và đồn Công an Nậm Hàng cũng bị gió lốc làm thiệt hại nặng nề, nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, lãnh đạo Công an huyện đã chỉ đạo cán bộ, chiến sỹ xuống tận các bản bị thiên tai cùng nhân dân khắc phục khó khăn.
Hiện tại, có rất nhiều gia đình nơi đây đang rơi vào cảnh màn trời, chiếu đất; không có chỗ ở trong những ngày tới. Ước tính tổng số thiệt hại thực tế do đợt gió lốc này còn lớn hơn nhiều.
Theo ANTD
Xây dựng quân chủng hải quân chính quy, tinh nhuệ, hiện đại Tối 7-5, tại đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa), Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức lễ Kỷ niệm 58 năm ngày thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7-5-1955/7-5-2013). Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Đinh La Thật, Chuẩn Đô đốc, Chính ủy Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam (HQNDVN) nhấn mạnh: Nhiệm vụ...