Biến đổi khí hậu đang định hình các cơn bão cực đoan như thế nào?

Theo dõi VGT trên

Sự hình thành và hoạt động của những cơn bão mạnh nhất thế giới đang dần thay đổi. Để thích ứng với các cơn bão có sức tàn phá lớn hơn, các quốc gia đang chạy đua tìm hiểu và đưa ra giải pháp phù hợp, kịp thời trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến khó lường.

Biến đổi khí hậu đang định hình các cơn bão cực đoan như thế nào? - Hình 1
Bão Beryl là cơn bão cấp 5 đầu tiên hình thành vào tháng 6 khi bắt đầu mùa bão Đại Tây Dương. Ảnh: Nasa

Được thúc đẩy bởi nhiệt từ nước biển, các cơn bão đôi khi được miêu tả là “động cơ hơi nước của thiên nhiên”. Khi tràn qua các đại dương, chúng biến nguồn nhiệt ở các đại dương đó thành động lực tàn khốc san phẳng các hòn đảo, nhấn chìm các thành phố ven biển, khiến người dân phải mất nhiều tháng để phục hồi.

Trong khi nhiệt độ đại dương đang phá vỡ mọi kỷ lục, những “động cơ” này cũng phản ứng tương ứng – di chuyển phức tạp trên đại dương, chậm lại, trở nên khó dự đoán và nguy hiểm hơn.

Các nhà nghiên cứu đang chạy đua tìm hiểu chính xác điều gì đã định hình các cơn bão với diễn biến khó lường như hiện nay, với hy vọng con người có thể thích nghi với những hiện tượng thời tiết cực đoan giữa những tác động khắc nghiệt của biến đổi khí hậu.

Mùa bão dài hơn

Biến đổi khí hậu đang định hình các cơn bão cực đoan như thế nào? - Hình 2
Bão Milton đổ bộ vào Fort Myers, Florida ngày 9/10. Ảnh: AFP/Getty Images

Các cơn bão ở Đại Tây Dương thường hình thành theo một chu kỳ theo mùa. Thông thường, chỉ có rất ít hoặc không có cơn bão nào hình thành vào mùa đông và số lượng các cơn bão thường đạt đỉnh vào tháng 9.

Ông James Kossin, nhà khoa học về khí hậu và khí quyển đã nghỉ hưu tại Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (Noaa), cho biết mùa bão bắt đầu sớm và các cơn bão mạnh hiện nay đều trùng khớp với những cảnh báo về biến đổi khí hậu do các chuyên gia đưa ra.

“Những cơn bão chỉ phản ứng với môi trường mà chúng hình thành. Và vì vậy, nếu con người khiến môi trường vào tháng 6 giống như môi trường thường diễn ra vào tháng 8 hoặc tháng 9, bão sẽ đơn giản hoạt động như thể đó là tháng 8 hoặc tháng 9. Chúng không có lịch cố định”, ông Kossin giải thích.

Tình trạng nước biển ấm bất thường mà chúng ta chứng kiến hiện nay là do biến đổi khí hậu. Ngoài ra, cũng có những yếu tố khác khiến mùa bão hoạt động mạnh, chẳng hạn sự chuyển đổi từ El Nino sang La Nina hiện nay, có xu hướng thúc đẩy hoạt động của bão.

Ông Kristen Corbosiero, Phó giáo sư khoa Khoa học khí quyển và môi trường tại Đại học Albany ở New York, cho biết: “Trong điều kiện khí hậu ấm lên, nước biển sẽ đạt đến mức ấm cần thiết thúc đẩy sự hình thành của những cơn bão vào đầu năm. Vì vậy, chắc chắn chúng ta sẽ chứng kiến mùa bão đến sớm hơn và kéo dài hơn trong tương lai”.

Trong khi mùa bão năm 2024 khởi đầu bằng siêu bão Beryl có sức tàn phá khủng khiếp, trùng khớp với những gì các nhà khoa học khí hậu dự đoán, thì vẫn còn quá sớm để quan sát sự thay đổi nhất quán trong mùa bão. Bà Suzana Camargo, Giáo sư vật lý đại dương và khí hậu tại Đại học Columbia nhận định: “Đó không phải là điều xuất hiện rõ ràng trong dữ liệu”.

Gió đứt – Yếu tố “tử thần” của những cơn bão

Biến đổi khí hậu đang định hình các cơn bão cực đoan như thế nào? - Hình 3
Gió lớn và mây đen do ảnh hưởng của bão Milton bao phủ bầu trời thành phố Progreso, Mexico, ngày 7/10/2024. ẢnH: REUTERS/TTXVN

Video đang HOT

Ông Hugh Willoughby, Giáo sư nghiên cứu về Trái đất và Môi trường tại Đại học Quốc tế Florida, cho biết một trong những cơn bão mạnh nhất gần đây ở Đại Tây Dương đã hình thành trong điều kiện lẽ ra phải ngăn chặn được.

Tháng 9/2023, thời kỳ cao điểm của mùa bão Đại Tây Dương, bão Lee nhanh chóng mạnh lên thành bão cấp 5. Vào thời điểm đó, El Nio đang diễn ra, thường có tác động kìm hãm các cơn bão ở Đại Tây Dương do hiện tượng gió đứt lớn hơn và khí quyển ổn định.

“Gió đứt được coi là yếu tố tử thần đối với những cơn bão. Gió đứt theo chiều dọc là sự thay đổi về tốc độ và hướng gió ở các độ cao khác nhau – gió đứt tầng cao gây xáo trộn cấu trúc của bão. Hãy tưởng tượng có một động cơ tua-bin và gió đứt làm gãy một số cánh của chúng”, ông Willoughby giải thích.

Vì vậy, việc một cơn bão cấp 5 như bão Lee hình thành, mặc dù có độ gió đứt đáng kể, là điều “bất ngờ”. Ông Willoughby cho biết nhiệt độ đại dương bất thường vào tháng 9/2023 có thể đã lấn át ảnh hưởng của gió đứt, mặc dù không rõ lý do tại sao.

Ông Willoughby cho biết phần lớn các cơn bão hình thành ở Đại Tây Dương không đạt được độ cực đại. Trong những hạn chế tương đối chặt chẽ của lưu vực Đại Tây Dương, một cơn bão thường sẽ đổ bộ vào đất liền trước khi đạt đến cường độ cực đại hoặc sẽ gặp phải gió đứt mạnh, giúp làm tan cơn bão.

“Nhưng khi mọi thứ diễn ra suôn sẻ, bão sẽ tăng cấp nhanh chóng và đạt đến cường độ tối đa, được xác định bởi nhiệt độ bề mặt đại dương”, ông Willoughby cho biết.

Cường độ mạnh hơn

Theo nhà khoa học khí hậu Kossin, có rất nhiều bằng chứng cho thấy cường độ cơn bão tăng lên khi đại dương nóng hơn.

Cường độ đỉnh của bão cũng tăng lên theo biến đổi khí hậu. Trong một nghiên cứu năm 2020, ông Kossin phát hiện ra rằng cường độ của bão từ năm 1979 đến năm 2017 tăng khoảng 6% mỗi thập kỷ. Bão hiện có khả năng đạt vận tốc 180km/giờ, được phân loại là bão lớn cao hơn 25% so với 40 năm trước.

Theo Ủy ban quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC), nhìn chung, tỷ lệ các cơn bão nhiệt đới cấp 3 trở lên có khả năng tăng lên.

“Nhiệt độ đại dương xác định cường độ tối đa mà bão có thể đạt tới”, ông Willoughby cho biết.

Tháng 5/2024, phân tích của BBC phát hiện ra rằng nhiệt độ đại dương trên thế giới đã phá vỡ kỷ lục mỗi ngày trong năm trước đó.

Di chuyển chậm hơn, gây mưa lớn hơn

Biến đổi khí hậu đang định hình các cơn bão cực đoan như thế nào? - Hình 4
Tàu cá bị phá hủy do bão Beryl tại Barbados ngày 1/7/2024. Ảnh: CNN/TTXVN

Dù tốc độ gió trong một cơn bão tăng lên, chuyển động của bão dọc theo đường đi của chúng trên đại dương và đất liền đang chậm lại.

Trong nghiên cứu năm 2018, ông Kossin phát hiện ra rằng các cơn bão gần Mỹ đã chậm lại khoảng 17% kể từ đầu thế kỷ 20. Các cơn bão nhiệt đới ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương cũng chậm lại tới 20%. Chuyên gia cho rằng lý do là do biến đổi khí hậu đang làm nóng toàn cầu một cách không đồng đều – Bắc Cực ấm lên nhanh hơn gần 4 lần so với phần còn lại của thế giới. Do đó, sự chênh lệch nhiệt độ giữa Bắc Cực và vùng nhiệt đới đang thu hẹp lại. Ông Kossin giải thích: “Chính sự chênh lệch nhiệt độ đó đã thúc đẩy gió. Độ chênh lệch càng lớn, gió càng mạnh”.

Và khi bão di chuyển chậm, nó có nhiều thời gian hơn để gây mưa ở một địa điểm nhất định.

“Điều thực sự gây mưa lớn hơn là khi cơn bão di chuyển chậm lại. Khi bão di chuyển chậm, hay chững lại, thì nhiều khu vực mà bão quét qua sẽ bị nhấn chìm trong nhiều ngày”, ông Kossin nói.

Thiệt hại do gió gây ra cũng tăng theo thời gian – gió thổi càng lâu vào các cơ sở hạ tầng thì khả năng các công trình bị tàn phá càng cao.

Ngoài ra còn có thực tế là không khí ấm hơn có thể giữ nhiều độ ẩm hơn – khoảng 7% trên 1 độ C, điều này có nghĩa là các cơn bão có thể trở nên ẩm ướt hơn.

Khi biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ, độ ẩm sẽ tăng lên và tạo ra sự khác biệt. Tuy nhiên, ông Kossin nói rằng tác động này không đáng kể so với tác động do một cơn bão đang chững lại tạo ra.

Với lý do này, Kossin cho biết ông coi việc bão di chuyển chậm là điều nguy hiểm nhất trong tất cả các yếu tố mà biến đổi khí hậu đang làm thay đổi các cơn bão.

“Đó thực sự là một vấn đề lớn”, ông bình luận.

Thay đổi hướng đi

Trong một bài báo năm 2014, ông Kossin và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng ở bán cầu Bắc, bão đã di chuyển chệch về phía bắc 53km mỗi thập kỷ. Ở bán cầu Nam, chúng di chuyển chệch về phía nam 62km mỗi thập kỷ. Nhìn chung, bão di chuyển cách vùng nhiệt đới khoảng 1 độ vĩ độ mỗi thập kỷ.

Điều này có thể khiến các cộng đồng ở những khu vực trước đây không quen hứng bão sẽ phải hứng chịu những cơn bão cực đoan. Ông Kossin cũng chỉ ra sự chuyển dịch của những cơn bão nhiệt đới ở Tây Thái Bình Dương. Ông nhận thấy nguy cơ bão xảy ra xung quanh Philippines đang giảm nhẹ, nhưng lại tăng lên về phía Bắc gần Nhật Bản.

“Philippines liên tục phải hứng chịu bão. Vì vậy, họ đã phần nào thích nghi với nó. Nhật Bản cũng hứng chịu bão, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Giờ đây, họ sẽ bắt đầu chứng kiến ​​những cơn bão mạnh hơn đổ bộ so với trước đây. Tác động của chúng gây rủi ro thực sự đáng kể”, ông nói.

Biến đổi khí hậu đang định hình các cơn bão cực đoan như thế nào? - Hình 5
Mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn. Ảnh: Getty Images

Ngoài ra, có nhiều yếu tố khác khiến các cơn bão hiện nay trở nên cực đoan hơn và mang lại rủi ro lớn hơn.

“Mực nước biển dâng cũng đang xảy ra. Do bão trở nên nguy hiểm hơn khi chúng di chuyển vào bờ biển, cần phải luôn cảnh giác với điều đó”, ông Kossin nói.

Nghiên cứu cho thấy sóng biển do bão ở Caribe, Mexico và Mỹ đã dâng cao 80% kể từ năm 1979. Trên toàn cầu, sóng dâng do bão cũng tăng khoảng 3% mỗi thập kỷ.

Nhưng công nghệ có thể giúp cứu sống những cộng đồng nơi bão đổ bộ, và những thay đổi dài hạn cũng có thể hạn chế mất mát về người và tài sản.

Đối với những cộng đồng sống trên đường đi của bão, việc thực hiện các biện pháp thích ứng rộng rãi có thể giúp bảo tồn nhà cửa và cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, các hệ thống cảnh báo sớm đáng tin cậy có thể cung cấp một khởi đầu cứu mạng đảm bảo an toàn cho người dân. Các quốc gia cũng cần đưa ra các giải pháp tự nhiên giúp gia cố các khu vực đảo và ven biển, từ trồng cỏ liên kết các sườn dốc, cho đến bổ sung các bãi hàu đã mất.

“Thích nghi rất quan trọng và cuối cùng có thể trở thành điều quan trọng nhất. Bởi chúng ta không thể đột nhiên ‘dập tắt’ biến đổi khí hậu và biến mọi thứ trở lại như cũ. Có một quán tính trong hệ thống mà chúng ta không thể thực sự vượt qua. Và vì vậy, thích nghi sẽ là một giải pháp quan trọng”, ông Kossin nói.

Biến đổi khí hậu khiến ngày càng có nhiều cơn bão tăng cấp thần tốc hơn

Theo các chuyên gia, những cơn bão tăng cấp thần tốc như Yagi và Francine sẽ phổ biến hơn do tình trạng nóng lên toàn cầu.

Biến đổi khí hậu khiến ngày càng có nhiều cơn bão tăng cấp thần tốc hơn - Hình 1
Mây đen bao phủ bầu trời khi bão Francine bắt đầu đổ bộ thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ ngày 11/9. Ảnh: REUTERS/TTXVN

Kênh CNN (Mỹ) cho biết tính đến nay, Yagi là cơn bão nhiệt đới mạnh thứ hai thế giới trong năm 2024, chỉ đứng sau bão Đại Tây Dương Beryl, cơn bão cấp 5. Ngày 6/9, khi bão Yagi đổ bộ vào đảo Hải Nam (Trung Quốc), nó đã mạnh hơn gấp đôi kể từ khi rời miền Bắc Philippines hai ngày trước đó. Khi bão số 3 (Yagi) trên đường tiến vào đất liền Việt Nam, nó đã tăng cấp rất nhanh và không theo quy luật.

Trong khi đó, tuy bão Francine đã giảm cường độ sau khi "quần thảo" bang Louisiana (Mỹ) nhưng nó đã bất ngờ tăng cấp lên bão cấp 2. Bão Francine đổ bộ Louisiana ngày 11/9 với sức gió khoảng 160 km/h, gây lũ quét và mất điện ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người. Thậm chí New Orleans phải hứng chịu lượng mưa lớn tương đương một tháng chỉ trong một ngày.

Ban đầu, các nhà dự báo khí tượng cho rằng Francine sẽ là bão cấp 1. Thay vào đó, cơn bão nhanh chóng tăng cấp lên bão số 2 ngay trước khi đổ bộ đất tiề.n. Nhà khí tượng học Heather Zons tại Weather Channel cho biết: "Francine đã tăng tốc độ thêm 56 km/h chỉ trong một ngày".

Các nhà khoa học đán.h giá rằng việc các cơn bão tăng cấp thần tốc sẽ phổ biến hơn trong tương lai do khủng hoảng khí hậu. Tỷ lệ tăng cấp của các cơn bão ngày nay cao hơn 30% so với thập niên 90 của thế kỷ trước.

Bão Ian từng tăng cấp nhanh chóng và bất ngờ lên bão số 5 ngay trước khi đổ bộ Florida (Mỹ) năm 2022 khiến 149 người thiệ.t mạn.g.

Các nhà khoa học nhận thấy rằng kể từ những năm 1970, số cơn bão tăng cấp lên bão số 4 hoặc số 5 với sức gió trên 210 km/h đã tăng gấp đôi tại Bắc Đại Tây Dương.

Khí nhà kính "giam" nhiệt trong không khí, dẫn đến đại dương tăng nhiệt độ kỷ lục. Nhiệt độ đại dương ấm hơn cũng góp phần khiến các cơn bão nhiệt đới tăng cấp nhanh chóng. Các cơn bão hút năng lượng từ đại dương và chuyển thành gió mạnh. Để bão phát triển, nhiệt độ nước thường ở mức 26,5 độ C trở lên. Nhiệt độ nước càng cao thì càng có nhiều năng lượng để tăng cường cơn bão.

Ngay cả các mẫu dự đoán thời tiết tiên tiến như Trung tâm Bão quốc gia Mỹ sử dụng hiện nay cũng không thể luôn phát hiện được thay đổi vào phút cuối của bão.

Nhà nghiên cứu Jennifer Collins tại Đại học Nam Florida nhận định, các cơn bão tăng từ cấp số 1 lên bão to rất nhanh chóng. Điều đó có thể khiến nhiều người không kịp chuẩn bị.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thái Lan: Nhói đau ở đùi khi rửa bát, người phụ nữ gặp chuyện đáng sợ
20:14:33 10/10/2024
Siêu bão thế kỷ Milton 'quần thảo' bang Florida gây thiệt hại nặng nề
05:41:30 11/10/2024
Bão Milton quét qua nước Mỹ với sức tàn phá khủng khiếp
11:19:33 11/10/2024
Bão Milton ở Mỹ: Hãi hùng cảnh sét đán.h, sóng biển cao 8 m quật rát bờ
19:52:54 10/10/2024
Phút lầm lỡ khiến n.ữ sin.h phải hầu tòa và bản án lương tâm
22:49:13 10/10/2024
Ông Trump mời gần 300 người đến tránh bão tại khu nghỉ dưỡng
09:32:03 11/10/2024
Người Việt ở nơi tâm bão Milton quét qua: Gió gào rú, cửa rung lên
08:59:29 11/10/2024
Bầu cử Mỹ 2024 và trận chiến chính trị lớn về siêu bão Milton
17:47:11 10/10/2024

Tin đang nóng

Vụ suất ăn học sinh đạm bạc: Trường nói phụ huynh chụp ảnh bằng điện thoại có chất lượng camera không tốt
09:42:58 12/10/2024
Jennifer Lopez thừa nhận tan vỡ, suy sụp và bế tắc khi l.y hô.n Ben Affleck
10:43:22 12/10/2024
"Chị đẹp đạp gió 2024" công bố chủ đề độc đáo, ra mắt hình hiệu ấn tượng
10:39:07 12/10/2024
Sean "Diddy" Combs vật lộn với bữa ăn trong trại giam
12:51:43 12/10/2024
3 "tiể.u ta.m" ngây thơ nhận nhiều "gạch đá" của màn ảnh nhỏ châu Á
10:40:59 12/10/2024
Bắt tạm giam người cầm kéo tấ.n côn.g, dùng đá đậ.p bể kính ô tô ở trung tâm TPHCM
12:28:08 12/10/2024
Nam ca sĩ 34 tuổ.i vẫn sống với bố mẹ vì bị lừa cả chục tỷ, có năm bị gạt đến tận 10 lần
10:35:37 12/10/2024
Sao Việt 12/10: Vợ Cường Đô La khoe nhà mới sang xịn mịn
14:34:07 12/10/2024

Tin mới nhất

Tàu chở dầu bốc cháy ngoài khơi phía Bắc nước Đức

13:48:37 12/10/2024
Khoảng 6 giờ sau vụ nổ, Phát ngôn viên của CCME tiết lộ rằng "không có dầu bị rò rỉ vào thời điểm hiện tại" và "tình trạng của con tàu đang được các hoa tiêu quan sát và được đán.h giá là ổn định".

Nobel 2024: Cơn sốt sách tại Hàn Quốc sau thành công của nữ văn sĩ Han Kang

13:45:03 12/10/2024
Trong khi đó, thành viên RM của BTS xúc động chia sẻ niềm vui trên mạng xã hội với biểu tượng trái tim và nước mắt, thể hiện sự ngưỡng mộ đối với sự kiện này.

FAO kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông - lương thực tại châu Phi

13:37:14 12/10/2024
Sự kiện quy tụ các nhà khoa học thực vật từ khắp Lục địa Đen nhằm thúc đẩy các lĩnh vực lương thực mới thông qua việc khai thác các loại cây trồng chưa được quan tâm đúng mức (cây trồng mồ côi).

Tổng thống Ukraine hy vọng xung đột sẽ kết thúc vào năm tới

13:35:40 12/10/2024
Trong bối cảnh cuộc xung đột với Nga bước vào mùa Đông khắc nghiệt lần thứ 3, ông Zelensky đang tìm kiếm sự hỗ trợ trong chuyến công du chớp nhoáng kéo dài 2 ngày tới thủ đô một số nước châu Âu.

Đình công của công nhân Boeing tại Mỹ bước sang tuần thứ 5

13:33:58 12/10/2024
Động thái này diễn ra trong bối cảnh cuộc đình công của khoảng 33.000 thành viên nghiệp đoàn đã bước sang tuần thứ 5 và gia tăng áp lực tài chính lên nhà sản xuất máy bay đang gặp khó khăn.

Chiến lược mới về AI của 'gã khổng lồ' công nghệ Trung Quốc

13:27:02 12/10/2024
Động thái này là một phần trong kế hoạch lớn hơn của ByteDance để chuyển sang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động hóa quá trình kiểm duyệt nội dung.

Hội nghị Cấp cao ASEAN: Canada cam kết hợp tác bảo tồn lưu vực sông Mekong

13:25:32 12/10/2024
Thủ tướng Trudeau cũng trực tiếp tìm hiểu về những thách thức mà người dân gặp phải do khí hậu và môi trường, cũng như các vấn đề về quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới.

Thổ Nhĩ Kỳ áp thuế đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Nhật Bản

13:22:58 12/10/2024
Tổng Thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất thép Thổ Nhĩ Kỳ (TCUD), ông Veysel Yayan cho biết thuế này được áp dụng với khoảng 4 triệu tấn sản phẩm thép nhập khẩu, có tổng giá trị khoảng 2 - 2,2 tỉ USD.

Nga tịch thu các quỹ của JPMorgan Chase tại nước này

13:21:20 12/10/2024
VTB đã nộp đơn lên tòa ngày 7/9, yêu cầu 9 bị đơn liên quan đến JPMorgan phải bồi thường, bao gồm chi nhánh của JPMorgan tại Nga. Hiện cả JPMorgan và VTB chưa bình luận gì về phán quyết trên.

Peru hứng chịu cháy rừng kỷ lục tàn phá hệ sinh thái

13:19:27 12/10/2024
Từ đầu năm đến nay, cháy rừng hoành hành khắp khu vực Nam Mỹ, trong đó Bolivia, Brazil, Argentina và Paraguay ghi nhận nhiều vụ cháy nhất.

Liban hối thúc LHQ ra nghị quyết về lệnh ngừng bắ.n với Israel

13:12:26 12/10/2024
Theo giới phân tích, mặc dù Hezbollah đã chịu nhiều tổn thất, nhưng lực lượng này vẫn sở hữu một kho vũ khí đáng kể. Chiến lược của Hezbollah là sử dụng các loại vũ khí tối tân nhất cho một cuộc xung đột kéo dài có thể xảy ra.

Hợp tác địa phương và giao lưu nhân dân là nền tảng cho mối quan hệ lâu dài Việt Nam - Thái Lan

12:29:31 12/10/2024
Về phía tỉnh Ubon Ratchathani, ông Supasit Kocharoenyot, Tỉnh trưởng tỉnh Ubon Ratchathani cho biết quan hệ hợp tác địa phương hai nước Thái Lan và Việt Nam rất chặt chẽ.

Có thể bạn quan tâm

Nàng hậu Vbiz vướng vòng lao lý cùng bản hợp đồng tình ái gây chấn động, lộ diện gây chú ý hậu "ở ẩn"

Sao việt

15:33:16 12/10/2024
Gần đây nhất, trong đêm chung kết Miss Cosmo 2024, Trương Hồ Phương Nga có màn lộ diện gây chú ý. Nàng hậu mặc bộ trang phục thanh lịch, vẻ ngoài trẻ trung và tươi tắn khi xuất hiện trước truyền thông.

Nàng dâu hào môn lên tiếng khi b.ị ch.ê nhan sắc tuột dốc không phanh

Netizen

15:28:02 12/10/2024
Mặc dù chi nhiều tiề.n cho lần thay đổi phong cách này, song Huyền 2k4 lại bị nhận xét là trông xuống sắc thấy rõ. Nhiều người nhận xét sự thay đổi này của Huyền không hợp với dáng người lẫn gương mặt tiểu thư của nàng hot girl.

'Pogba là một cầu thủ lười biếng, thích khoe khoang'

Sao thể thao

15:15:06 12/10/2024
Huyền thoại Liverpool, Graeme Souness một lần nữa chỉ trích tiề.n vệ người Pháp, sau khi lệnh cấm của được giảm xuống và không ngần ngại gọi Paul Pogba là một cầu thủ lười biếng, thích thể hiện và khoe khoang .

Rhyder làm nghìn fan mê hoặc, Anh Tú nhắn người trẻ 'ngã ở đâu đứng lên ở đó'

Nhạc việt

15:13:36 12/10/2024
Voi Bản Đôn Anh Tú - Quán quân Ca sĩ mặt nạ và Rhyder Quang Anh - Á quân Anh trai say hi khiến hàng ngàn khán giả trẻ phấn khích khi biểu diễn ở Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục tối 11/10.

Ô tô chở 3 người lật ngửa ở cửa ngõ trung tâm TPHCM

Tin nổi bật

14:38:09 12/10/2024
Đến gần 8h sáng nay (12/10), Công an quận Bình Thạnh (TPHCM) mới xử lý xong hiện trường vụ ta.i nạ.n ô tô lật trên đường Nguyễn Hữu Cảnh khiến 3 người thoát chế.t trong gang tấc.

Moana gặp bạn đồng hành mới, đối mặt nguy hiểm nơi đại dương trong trailer mới của 'Moana 2'

Phim âu mỹ

14:28:18 12/10/2024
Đoạn trailer mới vừa được tung ra dài 2 phút 16 giây hé lộ hành trình phiêu lưu mới của Moana với những bạn đồng hành mới, cũng như những hiểm họa đại dương chưa từng có.

Đỗ Nhật Hoàng: Hành trình từ vũ công đến vai chính trong 'Ngày xưa có một chuyện tình'

Hậu trường phim

14:22:59 12/10/2024
Trong tháng 11 tới, Đỗ Nhật Hoàng sẽ chính thức ra mắt khán giả Việt với vai chính trong phim điện ảnh Ngày xưa có một chuyện tình.