Biến đổi khí hậu có thể khiến các virus ‘ngủ’ lâu ngày bỗng nhiên hồi tỉnh
Virus ‘ngủ’ lâu ngày bỗng nhiên hồi tỉnh, dịch bệnh đậu mùa, sốt xuất huyết hoặc zika bất ngờ xuất hiện trở lại ở châu Âu. Những điều này tưởng như chỉ có trong kịch bản các bộ phim đề tài thảm họa.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, ngày càng có nhiều cơ sở hợp lý chứng minh đây là những viễn cảnh dịch bệnh nguy hiểm do hiện tượng nóng lên toàn cầu, một trong những tác động của biến đổi khí hậu, gây ra.
Muỗi Aedes, vật trung gian lây truyền virus Zika. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Một số kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có nguồn gốc từ loài dơi hoang dã trong tự nhiên. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng việc con người ngày càng mở rộng “dấu chân sinh thái” có thể gây ra dịch bệnh theo nhiều cách khác nhau. Tình trạng biến đổi khí hậu, vốn làm gia tăng nhiệt độ Trái Đất, đang ngày càng nổi lên là nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm, hoặc bằng cách mở rộng phạm vi “hoành hành” của muỗi mang mầm bệnh sốt rét và sốt xuất huyết, hoặc làm tan các lớp băng vĩnh cửu ở vùng Siberia (Nga) chứa các mầm bệnh từ thời cổ đại. Các lớp băng vĩnh cửu, được ví như “quả bom hẹn giờ biến đổi khí hậu” trải khắp Nga, Canada và bang Alaska (Mỹ) chứa lượng carbon cao gấp 3 lần lượng khí thải ra kể từ thời kỳ công nghiệp hóa.
Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC), ngay cả khi con người cố gắng hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, vốn là mục tiêu của Hiệp định Paris năm 2015, băng vĩnh cửu sẽ vẫn tan chảy và giảm 25% diện tích vào năm 2100.
Ông Vladimir Romanovsky, Giáo sư Địa vật lý tại Đại học Alaska (Mỹ), cho rằng các vi sinh vật có thể tồn tại trong các lớp băng trong một thời gian dài. Khi băng tan, các vi sinh vật bị “nhốt” trong hàng thiên niên kỷ sẽ theo dòng nước lên bề mặt. Đã có nhiều trường hợp những con bọ cổ đại, bị đông cứng lâu ngày, bỗng nhiên xuất hiện trở lại.
Trong khi đó, ông Jean-Michel Claverie, Giáo sư danh dự chuyên ngành gene tại Trường Y thuộc Đại học Aix-Marseille (Pháp) cho biết virus hoạt động tương tự như một hạt giống. Tức là khi gieo một hạt giống vào lớp đất đã bị đóng băng hàng nghìn năm, hạt giống không thể nảy mầm. Tuy nhiên, khi nhiệt độ Trái Đất ấm lên, hạt giống hoàn toàn có thể nảy mầm và phát triển, hình thành cây con. Được biết, phòng thí nghiệm của Giáo sư Claverie đã “hồi sinh” thành công virus Siberia có tuổi đời ít nhất 3.000 năm. Theo ông, trong lịch sử, người Neanderthals – một loài trong chi Người đã tuyệt chủng, voi ma mút, tê giác lông cừu đều mắc bệnh và một số loại virus gây bệnh có lẽ vẫn tồn tại trong lòng đất.
Video đang HOT
Khởi nguồn ở Đông Nam Á, song loài muỗi hổ (Aedes albopictus) – mang mầm bệnh sốt xuất huyết và chikungunya, đã “di cư” đến Nam Âu vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 và đã nhanh chóng bay về phương Bắc, đến Paris (Pháp) và thậm chí xa hơn. Trong khi đó, một loài muỗi mang bệnh sốt xuất huyết khác là Aedes aegypti cũng đã xuất hiện ở châu Âu. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã ghi nhận 40 trường hợp lây nhiễm virus gây bệnh sốt xuất huyết tại châu lục này từ năm 2010 đến năm 2019.
Theo ECDC, nhiệt độ trung bình của Trái Đất gia tăng có thể gây ra các đợt dịch sốt xuất huyết theo mùa ở khu vực phía Nam châu Âu nếu muỗi Aedes aegypti bị nhiễm virus làm ổ. Còn đối với bệnh sốt rét, căn bệnh từng hoành hành ở Nam Âu và miền Nam nước Mỹ, nguy cơ phơi nhiễm virus phần lớn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế- xã hội.
Theo nghiên cứu của IPCC, nếu tình trạng biến đổi khí hậu không suy giảm, hơn 5 tỷ người có thể phải sống ở các vùng dịch sốt rét. Tuy nhiên, con số này có thể giảm xuống dưới 2 tỷ người nếu điều kiện kinh tế-xã hội được cải thiện.
Nhà khoa học khí hậu nổi tiếng thế giới tử nạn do băng tan ở Bắc Cực
Giáo sư, Tiến sĩ Konrad Steffen, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về biến đổi khí hậu, đã qua đời ở tuổi 68 trong một vụ tai nạn do băng tan ở hòn đảo Greenland, Bắc Cực.
Ông Konrad Steffen là Giám đốc Viện Nghiên cứu Rừng, Tuyết và Cảnh quan Liên bang Thụy Sĩ, đã nghiên cứu biến đổi khí hậu trong hơn 40 năm, tập trung vào các tác động của nó đối với Bắc Cực và Nam Cực. Đặc biệt, theo The New York Times, nghiên cứu kéo dài hàng thập kỷ của ông ở Greenland đã xác nhận rằng biến đổi khí hậu đang khiến tảng băng ở Greenland tan chảy với tốc độ ngày càng cao.
Vào ngày 8-8, nhà khoa học khí hậu nổi tiếng thế giới Steffen qua đời gần một trạm nghiên cứu mang tên "Trại Thụy Sĩ" mà ông đã thành lập ở Greenland 30 năm trước.
Cảnh sát điều tra cho biết, ông đã ngã vào một vết nứt băng và chết đuối ở vùng nước sâu bên dưới.
Tiến sĩ Steffen "chết ở một nơi mà ông ấy yêu thích, làm những gì ông ấy yêu thích. Ông ấy chết ở nhà mình" một đồng nghiệp cho biết. Ảnh: National Geographic Channel.
Một nhà khoa học đồng nghiệp tại trạm nghiên cứu, Jason Box, cho biết vết nứt băng là một mối nguy hiểm từng được biết đến. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng, gió lớn và tuyết rơi gần đây đã khiến tầm nhìn kém và khó phát hiện các vết nứt này.
Nhóm nghiên cứu tại Trại Thụy Sĩ do Tiến sĩ Steffen chỉ huy, đang lắp đặt thiết bị mới để bắt đầu thực hiện một nhiệm vụ khác. Đồng nghiệp không nhìn thấy Tiến sĩ Steffen trong vài giờ và nghĩ rằng ông đã trở về lều để chợp mắt. Nhưng khi mọi người hoàn thành công việc trở về thì đã không thấy ông đâu nữa.
Tiến sĩ Ryan R. Neely III, một nhà khoa học khí hậu của Đại học Leeds, người đã theo học Giáo sư, Tiến sĩ Steffen, nói rằng cách đây không lâu, những vết nứt băng trong khu vực mà ông Steffen đang nghiên cứu "chưa từng được biết đến", nhưng chúng đã bắt đầu xuất hiện dày đặc hơn trên băng do sự nóng lên toàn cầu.
"Cuối cùng, biến đổi khí hậu đã khiến ông Steffen trở thành nạn nhân", Tiến sĩ Neely nói.
Ảnh: CIRES.
Giáo sư, Tiến sĩ Konrad Steffen vào năm 2010. Trạm nghiên cứu Greenland của ông đã trở thành điểm đến cho các nhà báo, các nhà lãnh đạo chính trị và các chức sắc khác để quan sát biến đổi khí hậu.
Nhà khí quyển học Neely gọi người cố vấn cũ của mình là một "nhà khoa học kiêm nhà thám hiểm sự sống vĩ đại hơn cả những gì mà bạn thường được đọc trong sách vở".
Tiến sĩ Steffen có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học khí hậu, và thường công bố nghiên cứu của mình về biến đổi khí hậu trước các nhà lãnh đạo chính trị và công chúng.
Vào mỗi mùa xuân, ông thường trở lại trại nghiên cứu gồm một túp lều để làm phòng thí nghiệm và một túp lều khác để sinh hoạt ăn uống, trong khi phía dưới băng đang dần tan. Đôi khi trại bị đổ và phải dựng lại. Ông Steffen thường tự tay mình làm việc đó. Khi ở đó, ông chỉ ngủ 3-4 giờ mỗi đêm và thường làm việc bằng tay không trong cái lạnh buốt giá.
Một nhà khoa học đồng nghiệp đã gọi Tiến sĩ Steffen là "nhà khoa học khám phá sự sống vĩ đại hơn cả những gì bạn thường được đọc qua sách vở". Ảnh: CIRES.
Ông Steffen sinh năm 1952 và lấy bằng tiến sĩ tại ETH Zurich ở Thụy Sĩ vào năm 1984. Năm 1990, ông trở thành Giáo sư khí hậu học tại Đại học Colorado ở Boulder. Từ năm 2005 đến năm 2012, ông là Giám đốc Viện Hợp tác Nghiên cứu Khoa học Môi trường (CIRES) của trường đại học này trước khi rời đi để làm Giám đốc Viện Nghiên cứu Rừng, Tuyết và Cảnh quan Liên bang Thụy Sĩ. Vào năm 2012, ông cũng là giáo sư tại ETH Zurich và Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne.
Giám đốc CIRES hiện tại, ông Waleed Abdalati, người đã lấy bằng tiến sĩ dưới sự cố vấn của ông Steffen, cho biết trong một tuyên bố từ CIRES: "Tôi cảm thấy có một chút an ủi khi biết ông ấy đang ở nơi ông ấy muốn đến, làm những gì ông ấy muốn làm".
Ông Steffen "luôn nở nụ cười và nói những tử tế". "Và dường như ông ấy có thể làm bất cứ điều gì: chủ trì các hội nghị khoa học, vượt qua những sông băng đang tan, mê hoặc các nhà báo bằng những câu chuyện kỷ niệm của ông ấy khi nghiên cứu trên băng", tuyên bố của CIRES cho biết.
Thủ phạm xóa sổ tê giác lông cổ đại Phân tích ADN cho thấy biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của tê giác lông chứ không phải do săn bắn quá mức. Các nhà sinh vật học từng cho rằng sự hiện diện của con người ở vùng đông bắc Siberia cách đây 14.000 - 15.000 năm đã xóa sổ nhiều loài thú lớn sống trong...