Biến đổi khí hậu: Caribe trong cơn khát
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, các đảo quốc ở vùng Caribe đang đối mặt một cuộc khủng hoảng nước do lượng mưa thay đổi, hạn hán, đô thị hóa nhanh chóng, du lịch sử dụng quá nhiều nước và quản lý cơ sở hạ tầng nước yếu kém.
Trinidad và Tobago đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử nước này, ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp. Cổng thông tin The Conversation của đảo quốc này cho biết chính quyền đã ban hành quy tắc sử dụng nước tiết kiệm, kèm các hình thức phạt hành chính đối với những người vi phạm.
Dominica – nơi nổi tiếng với những khu rừng nhiệt đới trên núi – đang bị suy giảm đáng kể nguồn tài nguyên nước ngọt. Tại Grenada, hạn hán đang ảnh hưởng đến hệ thống nước trên toàn lãnh thổ, khiến 17 hồ chứa khô cạn. Jamaica cũng phải đối mặt những hạn chế về nước và đã phải cắt giảm dịch vụ cung cấp nước trong những năm gần đây ở một số khu vực.
Trong khi đó, Saint Vincent và Saint Kitts phải áp dụng hình thức chia nước theo khẩu phần và ban bố tình trạng báo động đỏ từ ngày 14/5. Barbados cũng ban hành nhiều sắc lệnh tương tự để tiết kiệm nguồn tài nguyên này.
Video đang HOT
Những số liệu chính thức được công bố gần đây cho thấy Caribe là một trong những khu vực trên thế giới thiếu nước nhất, ảnh hưởng đến hoạt động của con người và sức khỏe cộng đồng. Lượng mưa thay đổi và hạn hán đang gây áp lực lên nguồn cung cấp nước, nhưng nhu cầu cũng vượt quá nguồn cung vì đây là một trong những khu vực đô thị hóa nhanh nhất trên hành tinh.
Khoảng 3/4 dân số Caribe sống ở các thành phố. Sự gia tăng công nghiệp hóa và thương mại hóa nông nghiệp đã làm suy giảm chất lượng nước, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng giữ nước của đất.
Nhu cầu ngày càng tăng và những thay đổi về lượng mưa hằng năm đang ảnh hưởng đến khả năng nạp lại của tầng ngậm nước hoặc nước ngầm. Mặt khác, việc khai thác nước ngầm không được kiểm soát cũng góp phần làm cho “cơn khát” của khu vực Caribe thêm nghiêm trọng.
Caribe là khu vực dễ bị thiên tai thứ hai trên thế giới, thường xuyên phải đối mặt với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như bão và lũ lụt, động đất, lở đất… Bên cạnh đó, khi nhiệt độ toàn cầu tăng và mực nước biển dâng cao, nguy cơ thời tiết cực đoan và nước dâng do bão gây xói mòn, lũ lụt và ô nhiễm nước mặn cũng tăng lên.
Máy thu sương góp phần giải 'bài toán' thiếu nước ở Tây Ban Nha
Một dự án được Liên minh châu Âu (EU) hậu thuẫn đang sử dụng các thiết bị thu nước từ sương mù ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha để tạo điều kiện cho việc trồng lại rừng.
Các máy thu nước từ sương tại quần đảo Canary, Tây Ban Nha. Ảnh: Guardian
Tờ Guardian (Anh) cho biết dự án này có tên Life Nieblas (niebla trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là sương mù) và đang được triển khai tại Gran Canaria thuộc quần đảo Canary, Tây Ban Nha cũng như Bồ Đào Nha. Mục tiêu tại Gran Canaria là thu được 215.000 lít sương mù và nước sương mỗi năm để phục hồi 35 ha rừng Doramas với 20.000 cây nguyệt quế - khu vực có nguy cơ sa mạc hóa cao do hỏa hoạn.
Vicenc Carabassa, nhà khoa học dẫn đầu dự án, hiện làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Ứng dụng Lâm nghiệp (Creaf) tại Đại học Barcelona (Tây Ban Nha), cho biết thiết bị thu sương mù - những tấm lưới nhựa được dựng lên theo hướng gió - đã tồn tại nhưng chưa được sử dụng hiệu quả. Khi gió thổi sương mù qua lưới, các giọt nước tích tụ và rơi xuống những thùng chứa bên dưới (video dưới, nguồn: DW).
Ông Carabassa cho biết: "Việc thu sương mù đặc biệt có thể áp dụng trong việc khôi phục laurisilva của quần đảo Canary, loại rừng này vốn tồn tại bằng cách thu thập nước sương mù". Laurisilva là rừng mưa cận nhiệt đới có các loài thường xanh sinh sống. Những giọt nước từ sương mù thường đọng lại trên lá cây.
Để hoạt động tốt, máy thu sương mù cần cả sương mù và gió, những điều kiện tồn tại ở quần đảo Canaries và Bồ Đào Nha, nhưng ít hơn ở Địa Trung Hải, nơi cháy rừng và sa mạc hóa là một vấn đề ngày càng gia tăng.
Ông Carabassa nhấn mạnh: "Chúng tôi vẫn đang cố gắng khám phá đâu là điều kiện tối ưu để máy thu sương mù hoạt động". Ông đồng thời nói thêm rằng việc phục hồi laurisilva có thể giúp bổ sung các tầng ngậm nước đang chịu căng thẳng liên tục ở quần đảo Canary.
Khi quần đảo Canary và các khu vực trên thế giới tìm cách chống lại tác động của biến đổi khí hậu, việc thu thập nước từ sương mù đang trở thành một công nghệ ngày càng khả thi dành cho các cộng đồng đang phải đối mặt với những thách thức về xói mòn đất và nguồn cung cấp nước.
Kể từ năm 2018, ông González Pérez và vợ chỉ dựa vào việc thu thập sương mù để tưới cho 1,5 ha đất nông nghiệp của họ tại đảo Tenerife thuộc quần đảo Canary, nơi trồng cây chanh, mận, cây atisô và nuôi 50 con gà, khi thiếu mưa trong những tháng mùa Hè.
Vào một ngày đẹp trời, máy thu sương của họ có thể tạo được gần 1.800 lít nước. Hệ thống của họ hoàn toàn được chi trả thông qua trợ cấp của chính phủ Tây Ban Nha. Nước thu từ sương mù đáp ứng các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về an toàn nước uống và đã cung cấp cho các cộng đồng bị một nguồn tài nguyên cần thiết.
Liên hợp quốc kêu gọi sớm có giải pháp chính trị cho Haiti Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sớm đạt được giải pháp chính trị ở Haiti. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu tại Saint Vincent & Grenadines ngày 29/2 trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia Mỹ...