Biến điều bất lợi thành cơ hội sống tốt
Nước không phải là đối tượng làm chúng ta phải kinh sợ và bắt buộc phải chống lại để tồn tại, mà hoàn toàn có thể biến nước thành tiền, biến cái được coi là nguy hiểm thành cơ hội sống tốt.
Triều cường ở TP Thủ Đức ( TP.HCM) năm 2021 – Ảnh: CHÂU TUẤN
Tại hội thảo góp ý đồ án quy hoạch chung TP Thủ Đức (TP.HCM) đến năm 2040 mới đây, có một đại biểu đã cảnh báo TP Thủ Đức sẽ mất 54 triệu USD mỗi năm vì ngập, và tổn thất này sẽ tăng lên 84 triệu USD vào năm 2050, bằng 10 – 20% thu ngân sách địa phương.
Đây không phải là con số thống kê chính thức của Chính phủ mà chỉ là phỏng đoán của cá nhân dựa theo cách tính toán riêng, cũng giống như hàng chục kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu của các tổ chức đưa ra với giả định rất khác biệt, do có những quan điểm và tiêu chí dự báo khác nhau.
Tuy nhiên, những kịch bản tiêu cực đó vẫn có ý nghĩa quan trọng nhằm cảnh báo về diễn biến phức tạp của vấn đề nước có thể diễn ra ở Thủ Đức, để cơ quan công quyền và người dân lường định mọi khả năng, xây dựng các phương án ứng phó phù hợp nhất.
Video đang HOT
Thật ra việc ngập nước, triều cường ở ba quận hợp nhất thành thành phố Thủ Đức không phải chuyện bây giờ mới có, mà đã diễn ra từ trước khi có con người đến vùng đất Nam Bộ này, do kiến tạo của dòng chảy mà Thủ Đức vốn chịu ảnh hưởng từ hai con sông Sài Gòn và Đồng Nai.
Chừng 15 năm trở lại đây, tình trạng ngập trở nên nặng hơn là do dân số tăng nhanh, ao hồ sông rạch bị lấp nhiều, các công trình xây dựng cao tầng mọc lên làm lún nền, các trục đường giao thông xây mới với cao trình vượt trội chạy ngang dọc trở thành những con đê nhốt nước nên gây ra cảnh ngập, ô nhiễm.
Người dân TP.HCM chẳng còn lạ gì với Dubai (UAE) – nơi mỗi năm có khoảng 17 triệu người từ khắp nơi trên thế giới đến đây, trong đó có hàng chục ngàn người Việt Nam.
Ngoài chuyện ngó nghiêng các công trình tân kỳ nhất thế giới, du khách thường dành thời gian để chơi với cát.
Cứ vào các buổi chiều lại có hàng chục ngàn người túa ra các sa mạc để chụp ảnh các đồi cát đuổi nhau không có điểm kết, chạy xe địa hình trên các đồi cát mênh mông luôn biến ảo, đêm nằm nghe những hạt cát va vào nhau trong gió tạo ra những bản nhạc không bao giờ trùng lặp.
Được sống trong lều bằng da thú, vây quanh đống lửa thưởng thức thịt cừu nướng, ngắm các vũ công nóng bỏng múa bụng, cưỡi lạc đà đi dạo… là những trải nghiệm kỳ thú.
Người dân xứ này biến thứ cát bỏng, khô rang tưởng như vô giá trị thành tiền, biến cái bất lợi thành cái có lợi.
Thủ Đức cũng hoàn toàn có thể trở thành một thành phố gắn với sông nước, lấy nước làm chủ đạo.
Nước không phải là đối tượng làm chúng ta phải kinh sợ và bắt buộc phải chống lại nó để tồn tại, mà hoàn toàn có thể biến nước thành tiền, biến cái được coi là nguy hiểm thành cơ hội sống tốt.
Muốn thế, TP này cần có một bản quy hoạch “trọng nước” với nhiều không gian mềm. Nơi đây sẽ có các công trình công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ, công nghệ cao, vui chơi giải trí gắn với sông nước, vừa thể hiện bản sắc sông nước mà vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế cao.
Kiến trúc sư Hoàng Tùng, chủ tịch UBND TP Thủ Đức, là người nắm bắt được điều này hơn ai hết bởi luận án tiến sĩ của ông chính là “Quy hoạch đô thị thích ứng với ngập nước” mà ông đã bảo vệ thành công cách nay 3 năm.
Đây chính là cơ hội để ông thi thố sở học mà ông ấp ủ bấy lâu nay để biến nguy thành cơ, biến điều bất lợi thành điều có lợi
TP HCM đối mặt với triều cường có thể lên đến 1,7 m
Đỉnh triều đo được tại trạm Phú An và Nhà Bè có thể lên đến 1,73 m, vượt báo động 3.
Thời gian xuất hiện đỉnh triều từ 5 đến 7 giờ và từ 17 đến 19 giờ.
Sáng 23-10, Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ phát đi bản tin triều cường khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai. Theo đó, mực nước tại các trạm vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai xuống chậm và ở mức cao trong 24 giờ qua.
Theo đơn vị này, mực nước tại các trạm trên sẽ tiếp tục lên theo kỳ triều cường tới đây. Đỉnh triều đợt này có khả năng xuất hiện vào ngày 25 đến 27-10 (tức ngày 1 đến 3-10 Âm lịch).
Triều cường kết hợp với mưa lớn gây ngập nước đường Trần Xuân Soạn (quận 7, TP HCM). Ảnh: ANH VŨ
Dự báo đỉnh triều đo được tại trạm Phú An và Nhà Bè có thể lên mức 1,68-1,73m (cao hơn báo động 3 từ 0,08 - 0,13m). Thời gian xuất hiện đỉnh triều từ 5 đến 7 giờ và từ 17 đến 19 giờ. Tương tự, tại trạm Thủ Dầu Một có thể lên mức 1,75-1,80m (cao hơn báo động 3 trong khoảng 0,15-0,20m). Còn tại trạm Biên Hòa, mực nước có thể lên ở mức 1,95-2,00m (xấp xỉ hoặc thấp hơn báo động 2 khoảng 0,05m).
Theo Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ, mức độ rủi ro thiên tai khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai ở cấp độ 2. Đây là kỳ triều cường cao cần đề phòng ngập úng vùng trũng thấp và ven sông.
TP Hồ Chí Minh: Đợt triều cường cuối tháng 10 lên cao vượt báo động III Theo bản tin dự báo đặc trưng thủy triều 5 ngày của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ ngày 22/10, dự báo mực nước vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai trong những ngày tới tại trạm Phú An - sông Sài Gòn và Nhà Bè (kênh Đồng Điền) lên theo kỳ triều cường đầu tháng 10 âm...