Biển, đảo Việt Nam: Tiềm năng và lợi thế
Nhờ khai thác những lợi thế về đường bờ biển dài trên 3.260km, kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam hiện đang đóng góp khoảng 50% GDP cả nước.
Với trên 3.260 km đường bờ biển và trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng và lợi thế lớn về tài nguyên biển và hải đảo.
Vai trò đặc biệt quan trọng
Biển và hải đảo có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là những quốc gia có biển.
Phong cảnh Vịnh Vĩnh Hy, Ninh Thuận.
Chiếm tới 71% diện tích hành tinh với độ sâu trung bình 3.710m và tổng khối nước 1,37 tỷ km3, biển và đại dương có khả năng cung cấp một nguồn tài nguyên vô cùng lớn cho loài người.
Trong đó, sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất, bao gồm hàng trăm nghìn loài động vật, thực vật và vi sinh vật như: cá, tôm, cua, mực… làm thực phẩm; cá mập, báo biển, gấu biển… cung cấp thịt, mỡ, da và lông quý cho công nghiệp; rong và tảo đủ màu sắc, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm và công nghiệp hóa chất… Các số liệu thống kê cho thấy, sản lượng khai thác thủy sản từ biển và đại dương toàn thế giới liên tục gia tăng, cụ thể: năm 1960: 22 triệu tấn, 1970: 40 triệu tấn, 1980: 65 triệu tấn, 1990: 80 triệu tấn, năm 2000: 94 triệu tấn, con số này duy trì ở mức trên dưới 80 triệu tấn trong những năm gần đây. Theo đánh giá của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), lượng thủy sản đánh bắt tối đa từ biển là 100 triệu tấn.
Bên cạnh sinh vật biển, biển và đại dương cũng là nguồn cung cấp hóa chất và khoáng sản với trữ lượng lớn. Tổng lượng muối tan chứa trong nước biển là 48 triệu km3, trong đó có muối ăn, iốt và 60 nguyên tố hóa học khác. Các loại khoáng sản khai thác chủ yếu từ biển như dầu khí, quặng Fe, Mn, quặng sa khoáng và các loại muối. Năng lượng sạch từ biển và đại dương như năng lượng thủy triều (than xanh), năng lượng sóng… hiện đang được khai thác phục vụ vận tải biển, chạy máy phát điện và nhiều lợi ích khác của con người.
Biển và hải đảo cũng là nơi chứa đựng tiềm năng lớn để phát triển du lịch, tham quan, nghỉ ngơi, giải trí… Các bãi cát rộng, dài; các phong cảnh đẹp tạo thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng.
Ngoài ra, biển và đại dương còn có một vai trò hết sức quan trọng giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại cho các vùng miền, các quốc gia trên thế giới, thông qua phát triển các tuyến giao thông đường thủy. Hiện nay, vận tải biển đã trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.
Cầu tàu tại vịnh, nơi đây là điểm xuất phát của những chuyến tàu đưa du khách khám phá vẻ đẹp của vịnh biển đẹp nhất miền Trung.
Biển đảo Việt Nam: tiềm năng và lợi thế
Video đang HOT
Việt Nam là một quốc gia nằm ven Biển Đông với chỉ số biển cao gấp 6 lần chỉ số biển trung bình toàn cầu. Cụ thể, Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1 km bờ biển (mức trung bình trên thế giới 600 km2 đất liền/1 km bờ biển); hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia rộng hơn 1 triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền).
Hiện cả nước có đến 28 tỉnh, thành phố ven biển, chiếm 42% diện tích đất liền và 45% dân số toàn quốc. Với những đặc điểm trên, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lợi thế và tiềm năng to lớn về tài nguyên biển.
Về nguồn lợi hải sản và tính đa dạng sinh học: trên vùng biển Việt Nam đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Ngoài ra, còn phát hiện khoảng 1.300 loài trên các hải đảo. Đa dạng sinh học biển và các hệ sinh thái đã cung cấp nguồn lợi hải sản to lớn cho nền kinh tế. Năm 2015, sản lượng thủy sản khai thác của cả nước đạt trên 3 triệu tấn; trong 7 tháng đầu năm 2016, con số này đã đạt trên 1,8 triệu tấn.
Ngư dân vận chuyển cá ngừ đại dương từ tàu cá lên bờ.
Về khoáng sản, biển Việt Nam có khoảng 35 loại hình khoáng sản có quy mô trữ lượng khai thác khác nhau. Trong đó, dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta có tầm chiến lược quan trọng. Ngành dầu khí Việt Nam đã đạt mốc khai thác 100 triệu tấn dầu thô năm 2011; mốc 200 triệu tấn dầu thô năm 2012. Năm 2013, xuất khẩu dầu thô đạt mốc 300 triệu tấn. Ngoài ra, biển Việt Nam còn có tiềm năng băng cháy-loại hình tài nguyên mới của thế giới; vùng ven biển còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm…
Về tiềm năng phát triển du lịch biển, với 125 bãi biển lớn nhỏ, nắng ấm quanh năm, không khí trong lành với nhiều cảnh quan đẹp… là điều kiện lý tưởng để xây dựng các khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch cao cấp. Trong đó bãi biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes bầu chọn là 1 trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Việt Nam cũng là 1 trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang. Bên cạnh đó, đảo và vùng ven biển tập trung nhiều di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên; nhiều di tích văn hóa-lịch sử; các lễ hội dân gian của cư dân miền biển; tín ngưỡng, phong tục tập quán liên quan đến biển… Với lợi thế này, ngành du lịch biển Việt Nam hàng năm thu hút khoảng 15 triệu lượt khách, trong đó có 3 triệu khách quốc tế, đạt tốc độ tăng bình quân 13%/năm.
Một lợi thế quan trọng khác là vùng biển Việt Nam thuộc Biển Đông – một trong những con đường giao thương hàng hải quốc tế nhộn nhịp nhất trên thế giới, nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Bờ biển mở ra cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam nên rất thuận lợi cho việc giao lưu thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế biển. Theo báo cáo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, bờ biển nước ta có 10 điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển đạt 50 triệu tấn/năm. Đến nay, Việt Nam đã ký hiệp định hàng hải thương mại với 26 quốc gia. Việt Nam đã phát triển được 30 cảng biển với 166 bến cảng, 350 cầu cảng với tổng chiều dài khoảng 45.000m; xây dựng 18 khu kinh tế ven biển… Mặt khác, vùng biển rộng lớn với nhiều đảo cũng là không gian trọng yếu để bảo đảm an ninh-quốc phòng.
Có thể thấy, từ bao đời nay biển đảo không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân trong nước, mà còn là điều kiện đặc biệt cần thiết để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tầu, du lịch… Hiện tại, kinh tế biển và vùng ven biển có vai trò vô cùng quan trọng, đóng góp khoảng 50% GDP cả nước.
Đi khắp Việt Nam suốt 3 tháng với 50 triệu đồng
Lần đầu tiên đi xa một mình bằng xe máy, Kim Châu (30 tuổi) đã ghé thăm 34 tỉnh, thành phố với chi phí khoảng 50 triệu đồng.
Ngày 6/8/2020, không lên xe đi làm sớm như thường lệ, Kim Châu lúi húi sắp xếp túi hành lý gần 30 kg trên chiếc xe máy Wave đỏ, chuẩn bị xuất phát từ TP HCM đi xuyên Việt. Dù khóc lo lắng cho con, mẹ và bà ngoại Châu không ngăn cản vì thấy được sự quyết tâm của cô.
"Thời gian đó mình vô cùng căng thẳng khi dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và công việc, vì vậy mình muốn đi một lần để trốn thoát khỏi sự ngột ngạt, biết bản thân thực sự muốn gì, chứ không quan trọng bao lâu, bao xa", Châu kể lại.
Hành trang Châu mang theo là vài bộ quần áo, thực phẩm ăn liền, lều trại, thiết bị quay go pro... Sau khi đến Nha Trang (Khánh Hòa), dự tính đường đi miền Bắc sẽ khó khăn hơn Châu đã gửi bớt những đồ không cần thiết về Sài Gòn để tránh cồng kềnh.
Trước đó, nhiều người cho rằng Châu sẽ chỉ đi đến Vũng Tàu rồi sẽ quay về nhưng từ đây, cô đã tiếp tục lái xe qua các tỉnh miền Trung, hướng về các tỉnh miền núi phía Bắc trước khi dừng chân tại Hà Nội, gửi xe máy và bay về TP HCM vì dịch Covid-19. Trong 102 ngày xuyên Việt, cô được khám phá những vùng đất lần đầu tiên đặt chân đến như vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận), Y Tý (Lào Cai), cực Tây A Pa Chải (Điện Biên) hay cắm trại ở cực Đông trên đất liền Mũi Đôi (Khánh Hòa).
"Càng đi càng thấy đất nước mình đẹp quá, con người ở mọi vùng miền đều thân thiện. Vì vậy nên chuyến đi dự trù 2 tháng đã thành 3 tháng", Châu cười và nói. Trên gần 6.000 km đường đi, Châu cũng đôi lần gặp phải sự trêu ghẹo, thủng xăm xe, lạc đường vì mất sóng điện thoại hay ở trong homestay một mình vì vắng bóng khách du lịch... Sự cố nặng nhất là ngã xe trên đường đi Hà Giang, khiến đầu gối cô bị tổn thương không thể đi xe máy nên phải ở lại homestay 2 tuần.
Tuy nhiên, Châu cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ, quan tâm từ những người cô gặp trên đường đi. Trong lần bị ngã xe, gia đình chủ homestay là người Tày mời cô cùng ăn trưa, ăn tối hay gói bánh chưng gù. Ngoài ra, họ cũng đề xuất giảm giá phòng để giúp cô tiết kiệm chi phí.
Check-in tại cực Đông Mũi Đôi (Khánh Hòa)
Lặn biển tại Nha Trang (Khánh Hòa)
Hai bà cháu người Dao dẫn cô tới điểm chụp ảnh trên đèo Mẻ Pia 14 tầng (Cao Bằng)
Sông Nho Quế (Hà Giang)
Châu được mời tham dự một đám cưới người HMông ở địa phương.
Trên đỉnh Lảo Thẩn (Y Tý, Bát Xát, Lào Cai)
Châu tự "đóng gói" xe máy gửi về nhà để tiết kiệm chi phí.
Hay lần khác khi đến vịnh Vĩnh Hy, nơi Châu tưởng chừng như không có gì để tham quan, cô được gặp một người bạn mới tên Dương, là người địa phương cho thuê cano. Khi Dương ngỏ ý có thể giúp được gì không, với "sự cảnh giác của con gái Sài Gòn", Châu từ chối lập tức vì ngỡ bị trêu ghẹo. Sau khi trò chuyện và hỏi thăm, cô đồng ý cùng anh đi thăm lặn ngắm san hô, tham quan Công viên Đá, vườn nho Ninh Thuận...
"Trong chuyến đi do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mình không thấy được không khí của du lịch nhưng là lần đầu tiên mình cảm nhận được tình cảm giữa người và người một cách sâu sắc nhất. Đặc biệt, những người làm du lịch cũng rất yêu và sẵn sàng giới thiệu cho du khách biết về vùng đất họ lớn lên hoặc đang ở lại", Châu chia sẻ.
Lưu giữ hành trình qua video.
Trong chuyến đi, Châu thường lựa chọn ở homestay phòng tập thể để tiết kiệm. Chi phí trung bình là 500.000 đồng/ngày cho việc ăn uống, ở homestay, đổ xăng xe... Cô cũng chia sẻ, để thực hiện một chuyến đi an toàn thì nên lập kế hoạch chi tiết các điểm đến, hỏi ý kiến những người có kinh nghiệm trước đó. Ngoài ra khi đi một mình cũng cần lái xe đúng tốc độ, chấp hành luật giao thông. Vì là con gái và đi một mình, cô cũng không di chuyển hay tham quan khi trời tối, trong hành lý luôn đầy đủ đồ cắm trại.
Giữa tháng 11/2020, Châu về TP HCM an toàn và tập trung vào công việc kinh doanh homestay, với bài học sau chuyến đi "luôn đối xử với người khác bằng cái tâm và tình yêu vùng đất mình đang sống". Cô cho biết sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, có thể cô sẽ tiếp tục hành trình đi phượt.
Những con đường đẹp hút hồn du khách, muốn đi lại nhiều lần Điểm đến có khi không đẹp bằng đường đi đến đó, vì vậy mà người thích phượt thường tự chọn cách tự đi để thưởng thức cảnh đẹp trên đường, hơn là bay một lèo đến điểm du lịch. Đường đi từ Mũi Né đến Bàu Trắng luôn là con đường đẹp mà dân phượt ưa thích Hiếm có con đường nào mà...