Biến dạng vòng 1 vì… tự tiêm filler
Chuyên gia cảnh báo, chất làm đầy (filler) có nhiều loại, nếu không hiểu biết về chất này thì nguy cơ rất cao, bao gồm bầm tím vùng tiêm, nhiễm trùng, hoại tử tổ chức tại chỗ tiêm…
Áp xe, chảy dịch mủ do tự tiêm filler nâng ngực
Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nữ, 22 tuổi, bị áp xe vú đa ổ do tiêm chất làm đầy không rõ nguồn gốc. Cô phải nhập viện trong tình trạng sốt, biến dạng, sưng nề, viêm loét, chảy dịch mủ… vùng ngực.
Kết quả xét nghiệm hình ảnh bệnh nhân cho thấy đây là trường hợp áp xe vú đa ổ hai bên, bội nhiễm với vi khuẩn S. aureus mà nguyên nhân chính là do tự tiêm filler không an toàn.
Theo lời khai với bác sĩ, để làm đẹp, cô tự tiêm chất làm đầy (filler) vào ngực nhằm mục đích nâng ngực trước thời điểm nhập viện 2 tuần.
Bộ ngực căng tròn là mơ ước của nhiều phụ nữ (hình minh họa).
Trao đổi về vấn đề này cùng Báo Sức khỏe và Đời sống, TS. BS Nguyễn Huy Cảnh, Phó chủ nhiệm khoa Y Học thực nghiệm, Bệnh viện Quân y 108, cho biết, chất làm đầy (filler) được sử dụng ngày càng nhiều trong thẩm mỹ. Có rất nhiều loại filler hiện đang được sử dụng trên thị trường. Đa số dựa trên khả năng phân huỷ của filler người ta chia filler thành 3 nhóm làm có thể phân huỷ sinh học, nhóm không phân huỷ sinh học, nhóm kết hợp của 2 nhóm trên trong cùng một sản phẩm.
Vị chuyên gia chuyên về phẫu thuật thẩm mỹ phân tích, với thành phần cấu tạo khác nhau, nên có tính lý, hoá sinh cũng khác nhau. Có loại tiêu nhanh, có loại tiêu chậm, có loại không tiêu, có loại chỉ tiêu một phần. Và mỗi một sản phẩm dùng với một mục đích khác nhau: Có loại dùng để làm trẻ hoá, có loại dùng với mục đich làm đầy. Do vậy, việc lựa chọn đúng sản phẩm, đúng chỉ định cần phải có một hiểu biết khá sâu về filler.
Để sử dụng hiệu quả thì bác sĩ ngoài việc nắm chắc kiến thức về các loại filler, cách thức sử dụng, hiệu quả của từng loại filler đối với mỗi vùng mà còn phải nắm được những cấu trúc, đặc điểm giải phẫu của vùng cần can thiệp… nên phải được đào tạo tương đối chuyên sâu về vấn đề này.
Video đang HOT
Tự bản thân không thể tiêm filler
TS. BS. Nguyễn Huy Cảnh nhấn mạnh, không ai có thể tự tiêm filler cho mình một cách hiệu quả, đặc biệt là vấn đề tiêm filler vào vùng ngực; dù việc sử dụng filler bơm làm đầy vòng 1 được thực hiện tương đối phổ biến.
Phần lớn người ta hay sử dụng mỡ tự thân, ít khi dùng các loại filler khác (do khối lượng bơm vào lớn và giá thành rất đắt). Riêng loại filler bơm vào ngực với khối lượng lớn, giá thành rẻ phải cân nhắc. Vì đây có thể là silicone dạng lỏng, loại này gây ra nhiều biến chứng đã được cảnh báo.
Để tiêm filler vùng ngực, phải dựa vào hình thể, tình trạng của ngực và các tổ chức phần mềm xung quanh để tính toán lượng filler cần bù, cũng như xác định các vị trí để tiêm và phải tiêm đúng khoang, đúng lớp, đúng vị trí mới đảm bảo an toàn và có hiệu quả. Việc này không thể tự bản thân làm được.
Vị chuyên gia khuyến cáo, nếu không biết rõ về loại filler được tiêm, không biết hiệu quả của nó khi tiêm vào ngực, không biết kỹ thuật tiêm, không đánh giá được cần tiêm ở lớp nào, khoang nào thì biến cố xảy ra khi tiêm là rất lớn, trong khi chưa thấy hiệu quả ở đâu thì không nên tiêm, đặc biệt là không tự tiêm.
Nguy cơ khi cố tình thực hiện hoặc thực hiện ở những trung tâm thẩm mỹ không được đào tạo cũng như không có kinh nghiệm có thể làm bầm tím vùng tiêm, nhiễm trùng, hoại tử tổ chức tại chỗ tiêm…
Cấy mỡ tự thân: Lấy mỡ vùng nào giữ lâu nhất, filler liệu có cửa?
Cấy mỡ tự thân là thuật ngữ đã được truyền thông rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thắc mắc được đặt ra giữa biện pháp tiêm mỡ và tiêm filler. Liệu chị em nên chọn phương án làm đẹp nào hơn?
ThS.Bs Cao Ngọc Duy
ThS.Bs PTTM, Phó trưởng Khoa hàm mặt, BV đa khoa Đức Giang
Cách đây khoảng 5 năm trở về trước, biện pháp thẩm mỹ được biết đến nhiều nhất mới chỉ dừng lại ở việc nâng mũi, nâng ngực, hút mỡ. Vài năm gần đây, thuật ngữ tiêm chất làm đầy dần được chị em tiếp cận nhiều hơn. Hai biện pháp tiêm được đặt câu hỏi thắc mắc nhiều nhất ở Việt Nam chính là tiêm filler và tiêm mỡ tự thân.
Tiêm filler chỉ là 1 công đoạn ngắn gọn chỉ 10-15 phút, tuy nhiên, tiêm mỡ tự thân lại có thể kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Bây lâu nay có thể bạn nghĩ, có tiền thì nên đầu tư tiêm mỡ, nhưng thực hư thế nào hãy cùng gặp ThS.Bs Cao Ngọc Duy - Phó trưởng Khoa hàm mặt, BV đa khoa Đức Giang để giải đáp mọi thắc mắc.
1. Phạm trù tiêm mỡ lên mặt không còn xa lạ với chị em phụ nữ, tuy nhiên, so với tiêm filler thì tiêm mỡ vẫn còn chiếm tỉ lệ khá ít. Theo bác sĩ, hiện nay biện pháp tiêm mỡ nào được áp dụng nhiều nhất?
Phương pháp cấy mỡ cũng có từ khá lâu, từ cấy mỡ thô, đơn giản (lấy mỡ ra, lọc mỡ và cấy ngược lại) đến cấy mỡ kĩ thuật cao (xử lý mỡ triệt để hơn, cấy mỡ có kèm tế bào gốc, tiểu cầu, hay 1 số thành phần thuốc kèm thêm để làm tăng tác dụng và hiệu quả của cấy mỡ cũng như thời gian mỡ cấy tồn tại). Tuy nhiên phương pháp cấy mỡ nhiều công đoạn, cần nhiều máy móc phương tiện hỗ trợ, thời gian thực hiện lâu, thời gian hậu phẫu dài, thời gian để đẹp và hoàn thiện lâu.
Thêm nữa, hiệu quả cũng chỉ tương đương hoặc nhỉnh hơn 1 chút so với tiêm filler (hiện tại filler có nhiều chế phẩm của nhiều hãng rất đa dạng và phong phú, thực hiện nhanh, dễ dàng, không tím, không sưng, không đau, không mất thời gian hồi phục, đẹp ngay sau tiêm...). Nên thực tế phương pháp cấy mỡ đúng là ít được sử dụng rộng rãi. Thích hợp với khách hàng nào nhiều mỡ muốn được hút mỡ vùng này và chuyển sang vùng khác. Thông thường, mỡ vùng bụng và đùi là hay lấy để cấy nhất.
2. Kĩ thuật tiêm mỡ có giống như tiêm filler không? Filler khi tiêm vào người sẽ có độ cứng nhất định, vậy mỡ thì sao ạ?
3. Filler sau 1 thời gian sẽ tan dần, vậy mỡ tự thân thì sao ạ?
4. Theo bác sĩ, chị em nên hút mỡ từ bộ phận nào để tiêm thì tỉ lệ mỡ sống cao nhất?
5. Mỡ sau khi được hút phải xử lý trong bao lâu và như thế nào để không trở thành "đồ hỏng"?
6. Ví dụ với 1 số chị em bị lõm thái dương nhưng cơ thể quá gầy, không đủ lượng mỡ để tiêm thì có thể kết hợp tiêm filler và tiêm mỡ tự thân cùng lúc không?
7. Theo bác sĩ, cái khó của việc làm đẹp này nằm ở khâu nào? Đã bao giờ có biến chứng gì xảy ra của việc tiêm mỡ lên mặt không ạ?
Cái khó của phương pháp này là phải có bộ máy móc lấy mỡ lọc mỡ xử lý mỡ hoàn chỉnh, để tăng hiệu quả của mỡ cấy chứ không đơn thuần là hút mỡ ra bơm mỡ vào. Và phải kiểm soát tốt lượng mỡ cấy chứ không sẽ không đạt hiệu quả mong muốn của khách hàng. Lời khuyên của mình vẫn là các bạn có ý định cấy mỡ nên tới gặp bác sĩ đúng chuyên ngành để hiểu rõ hơn ưu nhược điểm của phương pháp này, để cân nhắc xem cấy mỡ hay tiêm filler tốt hơn.
Cô gái đi tiêm môi nhận cái kết đắng hơn cả bồ hòn, hậu quả sau 3 lần "dao kéo" nhìn mà hãi! Việc tiêm môi ở những cơ sở kém uy tín ẩn chứa các nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu điều đó. Chuyện tiêm môi, sửa mũi, đục chỗ này khoét chỗ kia lắm khi để lại tai vạ kinh khủng tới nỗi được đưa cả vào phim kinh dị. Chuyện sửa sang nhan sắc hên xui...