Biến chuyển nhân sự thời hậu COVID-19
Dù muốn hay không, COVID-19 vẫn ảnh hưởng đáng kể đến tương lai lao động của nhiều ngành nghề. Việc nắm bắt bức tranh thị trường tuyển dụng sắp tới theo đó rất quan trọng, giúp bạn trẻ vạch ra những bước chuẩn bị, giải pháp cần thiết.
Các bạn sinh viên (trái) trong một ngày hội tư vấn nghề nghiệp – Ảnh: LÝ NGUYÊN
Theo chị Nguyễn Phương Mai (giám đốc điều hành Công ty nhân sự Navigos Search, thuộc Navigos Group) thì COVID-19 đã có những ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội ở phạm vi toàn cầu.
Những sự kiện này chỉ mang lại tác động trong khoảng thời gian nhất định, và ảnh hưởng đến một số ngành nghề chứ không phải toàn bộ thị trường lao động. Chúng ta hi vọng về cơ hội phục hồi của thị trường khi dịch bệnh được kiểm soát.
Chị Nguyễn Phương Mai
Ngành nào bị ảnh hưởng nặng nhất?
“Dịch bệnh này có những tác động trực tiếp và dễ nhìn thấy nhất ở các lĩnh vực như sản xuất và dịch vụ. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất. Chính sách “ cách ly xã hội”, hạn chế di chuyển và tiếp xúc cũng ảnh hưởng lớn đến các ngành dịch vụ như du lịch, khách sạn, giáo dục…” – chị Phương Mai phân tích.
Cụ thể, theo số liệu từ VietnamWorks, số lượng công việc đăng tuyển của các ngành sau hiện có dấu hiệu giảm so với cùng kỳ năm ngoái: hàng không – du lịch giảm 28%, nhà hàng – khách sạn giảm 21%, giáo dục – đào tạo giảm 11%… Hầu hết các doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực này đã trì hoãn hoặc thậm chí hủy luôn kế hoạch tuyển dụng trước đó.
Còn chị Nguyễn Thanh Hương (giám đốc nhân sự toàn quốc, ManpowerGroup Việt Nam) cho biết theo thông kê “Sự thay đổi xu hướng nhân sự trong giai đoạn COVID-19″ đươc tung ra cuôi thang 3-2020 của ManpowerGroup, các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) do đại dịch bao gồm: du lịch – khách sạn, giải trí, bán lẻ, nhà hàng, ngành sản xuất không thiết yếu, dịch vụ kinh doanh phi kỹ thuật…
Ngược lại, các vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay trong khu vực APAC bao gồm giám sát viên tuyến đầu, điều phối viên hậu cần, kỹ sư mạng, kỹ thuật viên truyền thông, an ninh mạng, quản lý tài khoản dịch vụ – kỹ thuật…
Do VN áp dụng chính sách cách ly xã hội để ngăn chặn sự bùng phát nên các ngành sản xuất sản phẩm thiết yếu, thương mại điện tử, hậu cần… đang có nhu cầu tăng tuyển dụng cao.
Chị Lê Nguyễn Ngọc Thanh (giám đốc văn phòng TP.HCM, Adecco Việt Nam) bổ sung: “Theo tôi đươc biêt, các lĩnh vực như ngành hàng không trong nước từ cuối tháng 1 đến nay có thể giảm doanh thu khoảng 25.000 tỉ đồng; ngành du lịch có thể thiệt hại đến 117.000 tỉ đồng nếu dịch kéo dài đến hết quý 2; các ngành nông lâm – thủy hải sản cũng chịu ảnh hưởng trong việc xuất khẩu hàng hóa do các quốc gia đóng cửa biên giới.
Các doanh nghiệp sản xuất như may mặc, da giày, điện, điện tử, sản xuất và lắp ráp ôtô… đang chịu áp lực rất lớn vì hầu hết các nguyên nhiên vật liệu hay thiết bị đầu vào được nhập từ Trung Quốc. Lao động trong các mảng này dĩ nhiên sẽ bị ảnh hưởng”.
Cách thức như nhau, khác về mức độ
Đó là khẳng định của chị Phương Mai khi nói về sự khác nhau về tác động và thiệt hại mà COVID-19 gây ra cho thị trường lao động các quốc gia đã phát triển và đang phát triển.
Theo đánh giá sơ bộ của ILO (Tổ chức Lao động quốc tế), thế giới có thể mất đi 25 triệu việc làm vì đại dịch này. Dịch bệnh này gây ra những hạn chế chung ở tất cả các quốc gia, không phân biệt dù đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển. Lao động ở những ngành có mức độ tiếp xúc cao với dịch bệnh, những ngành không thể áp dụng chính sách “làm việc tại nhà”… đều đối mặt với nguy cơ thất nghiệp hoặc giảm giờ làm.
Theo cơ cấu lao động, VN có tỉ lệ “lao động giản đơn” cao, chiếm 35% lao động có việc làm, bên cạnh một phần là bộ phận “lao động phi chính thức”; đây là những nhóm dễ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
“Các quốc gia đã và đang phát triển gặp phải những thách thức như nhau, chỉ khác nhau ở mức độ bị ảnh hưởng dựa trên cơ cấu lao động. Ngoài ra, sự khác nhau cũng sẽ nằm ở khả năng phục hồi sau dịch bệnh. Điều này sẽ dựa vào khả năng kiểm soát và “dập dịch” của quốc gia đó và những chính sách kinh tế – xã hội để phản ứng lại với những tác động từ COVID-19″ – chị Phương Mai phân tích.
Đồng quan điểm, chị Thanh Hương nhận định hiện nay hầu hết các quốc gia chịu tác động của COVID-19 đều buộc phải áp dụng chính sách cách ly xã hội. Điều đó buộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa không thiết yếu, vui chơi giải trí, du lịch, khách sạn… tạm thời đóng cửa hoặc phải có biện pháp hỗ trợ nhân viên làm việc từ xa. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và gây ra tình trạng thất nghiệp tại hầu hết các quốc gia không phân biệt đã hay đang phát triển.
Để tăng cơ hội “sống sót”
Trả lời câu hỏi này, chị Thanh Hương đưa lời khuyên cho các bạn trẻ: “Ngoài việc tập trung vào kỹ năng chuyên môn thuộc các ngành đang có nhu cầu tuyển dụng cao trên toàn cầu, họ cần có khả năng học hỏi không ngừng”.
Thực chất không chỉ trong đại dịch COVID-19 mà ngay cả khi thế giới đang trong giai đoạn phát triển bình thường, người lao động cần thiết luôn trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm. Theo nghiên cứu “Cuộc cách mạng kỹ năng 4.0 – Robots cần bạn” của ManpowerGroup, tốc độ phát triển của công nghệ ngày càng vượt bậc dẫn đến việc các kỹ năng hiện tại của con người dần trở nên lỗi thời. Nếu người lao động tích cực trau dồi kỹ năng, họ mới có cơ hội lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng.
Còn theo chị Phương Mai, COVID-19 diễn ra và những tác động của nó lên đời sống, kinh tế và xã hội chính là một ví dụ điển hình về việc con người đang sống trong thời kỳ V.U.C.A (khái niệm để mô tả thế giới biến đổi không ngừng).
Do đó, chị khuyên giới trẻ chuẩn bị cho bản thân kiến thức phong phú, kỹ năng phù hợp cho tương lai và thái độ linh hoạt. “Điều quan trọng nhất vẫn là thái độ của các bạn trẻ trước những thay đổi. Các bạn trẻ cần có sự linh hoạt trong nhận thức, thoải mái trước những thay đổi, tò mò với những điều mới, không ngại thử thách và luôn hướng đến giải pháp” – chị Phương Mai nói.
CÔNG NHẬT
Hết hạn cách ly xã hội, Huế thắt chặt vòng ngoài để nới lỏng dần vòng trong
Quan điểm của lãnh đạo Thừa Thiên - Huế là, khi hết hạn cách ly xã hội, công tác chống dịch phải được kiểm soát chặt chẽ nhưng đảm bảo thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Tại cuộc họp giao ban trực tuyến ngày 15/4, ngày cuối cùng của đợt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, trước đó, tỉnh đã chủ động xây dựng kịch bản cho thời gian tiếp theo đợt cách ly này để có thể thực hiện ngay.
Theo quan điểm của tỉnh là sức khỏe và tính mạng của dân phải được đặt lên hàng đầu, công tác phòng chống dịch vẫn phải được kiểm soát chặt chẽ, nhưng phải đảm bảo thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho sinh hoạt của người dân. Ban chỉ đạo đang nghiên cứu các giải pháp "nới lỏng" dần việc giãn cách xã hội nhưng có kiểm soát chặt chẽ.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu các giải pháp trong thời gian tới phải bám sát quan điểm thắt chặt vòng ngoài để nới lỏng dần vòng trong. " Khi làm tốt việc ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào thì chúng ta có thể tự tin "nới lỏng" dần các hoạt động, sản xuất kinh doanh trên địa bàn", ông Thọ cho biết.
Ông cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người dân từ tỉnh thành khác trở về, duy trì hiệu quả các chốt kiểm soát y tế, bắt buộc người đến Huế phải khai báo y tế, cách ly tại nhà đủ 14 ngày; giám sát chặt chẽ người ở các khu cách ly tập trung, hết thời hạn cách ly phải có kết quả âm tính và được giám sát ở địa phương trong 14 ngày tiếp theo.
Ông Phan Ngọc Thọ cho rằng, việc cân nhắc các giải pháp "nới lỏng" trong thời gian tới là cực kì quan trọng. Cái gì cần duy trì, cái gì cần "nới lỏng", phải có quyết sách phù hợp, tạo sự đồng thuận cao trong người dân. Vẫn phải duy trì quy định đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, giữ khoảng cách tiếp xúc, cấm tụ tập đông người.
" Sẽ có một số hoạt động kinh doanh, dịch vụ được "nới lỏng", nhưng phải có điều kiện và nằm trong tầm kiểm soát. Riêng các ngành hàng kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí phải tiếp tục ngừng hoạt động trong một thời gian nữa. Khuyến khích các cơ sở dịch vụ ăn uống, cà phê kinh doanh theo phương thức bán hàng online, ship hàng mang về", Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế gợi mở.
Ngoài vấn đề "nới lỏng" giãn cách xã hội, cuộc họp cũng thảo luận việc thành lập Ban chỉ đạo chi trả gói an sinh xã hội; chuẩn bị những điều kiện sẵn sàng sản xuất kinh doanh sau dịch...; thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Chính phủ, không lơ là, chủ quan...
Video: Nhìn lại 14 ngày Việt Nam thực hiện cách ly xã hội
NGUYỄN VƯƠNG
TP HCM, Hà Nội cách ly xã hội đến 22/4 Thủ tướng chấp thuận đề xuất của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 quốc gia, cách ly xã hội đến ngày 22/4 đối với TP HCM, Hà Nội và 10 tỉnh thành có nguy cơ lây lan cao. "Nhóm tỉnh thành này không phải là bất biến, mà có thể thay đổi. Tuần sau Chính phủ sẽ họp, xem xét lại việc cách...