Biến chứng về mắt của bệnh nhân tiểu đường
PGS.TS Phạm Văn Tần, Trưởng khoa Khám bệnh và Điều trị ngoại trú, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa, triệu chứng đặc trưng là tăng đường huyết mãn tính cùng với rối loạn chuyển hóa carbonhydrate, chất béo, protein do thiếu insulin.
Ở Việt nam, bệnh tiểu đường ngày càng nhiều. Bệnh thường diễn biến âm thầm lặng lẽ, có thể đến lúc biến chứng xuất hiện thì người bệnh mới được phát hiện hoặc được phát hiện khi đi khám vì một bệnh khác. Biến chứng tại mắt do tiểu đường có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng bao gồm:
- Mắt đỏ, chảy nước mắt, cộm, vướng ,ngứa mắt do khô mắt ,biến đổi thành phần nước mắt
- Hạn chế hoặc liệt vận động nhãn cầu do tổn thương dây thần kinh số III, số IV, số VI. Biểu hiện lâm sàng là người bệnh nhìn một thành hai (khi hai mắt cùng mở) còn gọi là triệu chứng song thị, làm người bệnh đi lại, sinh hoạt rất khó khăn, có thể kèm theo lệch đầu, vẹo cổ. Mắt không liếc về một phía của cơ bị liệt, có thể kèm theo sụp mi. Mắt bị lác gọi là lác liệt.
- Đục thể thủy tinh: gây nhìn mờ.
- Bệnh lý võng mạc tiểu đường: Đáy mắt người bệnh có thể có tân mạch (xuất hiện mạch máu mới), phù, xuất tiết và nặng hơn nữa là xuất huyết võng mạc và có thể dẫn đến xuất huyết dịch kính, bong võng mạc. Khi có tổn thương võng mạc dịch kính do tiểu đường, thị lực giảm ít hay nhiều là tùy thuộc mức độ tổn thương.
Tiểu đường là một bệnh toàn thân cho nên biến chứng ở nhiều bộ phận, cơ quan của cơ thể: tim, thận, gan, mắt, chân tay có thể bị liệt, hoại tử toàn thân… Để tránh những biến chứng của tiểu đường, người bệnh cần tuân thủ y lệnh của bác sỹ chuyên khoa nội tiết:dùng thuốc điều trị , vận động hợp lý , chế độ ăn uống, ăn kiêng phù hợp. Bệnh nhân cần đến thầy thuốc nhãn khoa khám sớm để phát hiện bệnh chứng, điều trị kịp thời.
Bệnh lý võng mạc tiểu đường cần điều trị bằng thuốc, laser tùy từng giai đoạn, hình thái. Đôi khi phải phẫu thuật cắt dịch kính do xuất huyết quá nặng, điều trị nội khoa không có kết quả.
Ảnh minh họa.
Biện pháp phong ngừa biến chứng mắt của bệnh tiểu đường
- Cố gắng giữ đường huyết và huyết áp ổn định thật tốt (chỉ số HbA 1c
- Nên khám mắt tối thiểu mỗi năm một lần. Bác sĩ nhãn khoa sẽ khám thị lực, đo thị trường, soi đáy mắt để có quyết định điều trị thích hợp. Chụp võng mạc huỳnh quang cũng giúp xác định tình trạng võng mạc của người bệnh.
- Phải đi khám mắt và báo ngay cho bác sĩ điều trị ngay khi có những thay đổi bất thường ở mắt.
Video đang HOT
- Khi đã có những tổn thương ở mắt cần chú ý đến vấn đề vận động thể lực sao cho phù hợp với tình trạng bệnh.
- Nếu có thai, nên khám nhãn khoa mỗi 3 tháng một lần. Nếu bạn dự định có thai, nên đề nghị bác sĩ nhãn khoa khám đáy mắt cho bạn trước.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường
- Đi tiểu nhiều:Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mãng trắng.
- Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của tiểu đường ở trẻ nhỏ.
- Thèm ăn và trở nên ăn nhiều. Thường xuyên khát nước.
- Sụt cân nhanh. Thường xuyên nhiễm trùng hoặc các vết thương không lành
- Nhìn mờ. Tê hoặc ngứa ran ở tay và chân. Da khô, ngứa.
Theo Liên đoàn tiểu đường quốc tế, 40% bệnh nhân bị nghẽn hơi thở (từ 15- 20 giây) khi ngủ có nguyên nhân từ bệnh tiểu đường, trong khi đó, có khoảng 23% bệnh nhân tiểu đường chắc chắn mắc bệnh nghẽn thở, gây ngáy khi ngủ.
- Nhiễm nấm men: Tiến sĩ Collazo-Clavell giải thích, bệnh tiểu đường là một trạng thái ức chế miễn dịch nên rất nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng, phổ biến nhất là nấm men (candida), vì loại nấm này phát triển mạnh trong môi trường nhiều đường. Đặc biệt, phụ nữ dễ bị nhiễm candida ở âm đạo.
- Ở nữ, bên ngoài bộ phận sinh dục thường ngứa ngáy và dẫn đến nhiễm trùng.
- Ứ đọng tiểu khi đi đi tiểu, bị tiêu chảy hoặc táo bón.
- Cơ thể bị phù lên.
- Giai đoạn đầu có thể bị xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
- Người có thể béo phì hoặc gầy yếu đi nhanh chóng.
Lưu ý: Khi bạn có những biểu hiện trên, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra và tiến hành xét nghiệm khi có những triệu chứng trên.
Theo Vnmedia
Cholesterol cao ảnh hưởng thế nào với cơ thể
Cholesterol là loại chất béo sáp cần thiết cho sự phát triển các tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, quá nhiều cholesterol lại có thể gây xơ vữa động mạch, đau tim...
Cholesterol giúp cơ thể sản sinh các hormone, axit mật và vitamin D. Nó di chuyển theo máu đi tới tất cả bộ phận của cơ thể.
Cholesterol được tìm thấy trong trứng, các sản phẩm sữa, thịt và thịt gia cầm. Lòng đỏ trứng và thịt nội tạng (gan, thận, lá lách và não) chứa nhiều cholesterol. Cá thường chứa ít cholesterol hơn các loại thịt khác nhưng một số động vật có vỏ chứa nhiều cholesterol. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật (rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, các loại hạt) thì không chứa chất này.
Thực phẩm chứa nhiều Cholesterol như trứng, các sản phẩm sữa, thịt và thịt gia cầm. Ảnh: nevermindthebuspass.
Hàm lượng chất béo không phải là thước đo về hàm lượng cholesterol. Ví dụ gan và các tạng khác ít chất béo nhưng nhiều cholesterol. Ruột cũng chứa nhiều cholesterol.
Hậu quả của cholesterol tăng cao
Cholesterol cần thiết cho sự phát triển cơ thể. Tuy nhiên, quá nhiều cholesterol lại có thể gây ra những vấn đề sức khỏe. Tăng cholesterol có thể do di truyền hoặc do ăn uống không lành mạnh và thiếu tập luyện. Việc dự phòng bao gồm hạn chế những thực phẩm chứa nhiều cholesterol, tập luyện thường xuyên và tư vấn bác sĩ về những thắc mắc và các loại thuốc. Dưới đây là những chứng bệnh gây ra do cholesterol tăng cao.
Xơ vữa động mạch
Cholesterol tăng cao không kiểm soát được có thể gây xơ vữa động mạch, xuất hiện khi các mảng bám tích tụ trong thành động mạch. Mảng bám là chất được tạo thành bởi cholesterol, chất béo và canxi. Mảng bám tích tụ trong thành động mạch sẽ khiến cho động mạch bị cứng và hẹp lại, có thể gây tắc nghẽn làm máu và oxy không thể lưu thông. Kết quả là sẽ gây đột quỵ và đau tim.
Cholesterol tăng cao không kiểm soát được có thể gây xơ vữa động mạch, do các mảng bám tích tụ trong thành động mạch, từ đó dẫn tới nhiều hệ lụy như máu không lưu thông được tới não, tim...
Các dấu hiệu và triệu chứng của xơ vữa động mạch có thể bao gồm đau ngực, khó thở, tê hoặc đau các chi. Tuy nhiên, ở một số người không có bất cứ triệu chứng nào.
Đau tim
Khi cholesterol hình thành trong thành động mạch, cản trở lưu thông oxy và máu, một người sẽ có nguy cơ bị đau tim. Trong khi đau tim, các mảng bám vỡ ra và hình thành cục máu đông, có thể ngăn không cho động mạch nhận máu, oxy và các cơ tim bắt đầu chết. Nếu lưu thông máu được phục hồi đúng lúc, qua hồi sức tim phổi, tim có thể hoạt động trở lại. Các dấu hiệu và triệu chứng của đau tim có thể gồm khó thở, đau ngực, đổ mồ hôi, ngất xỉu, buồn nôn, nôn và đau bắt đầu từ ngực, tỏa đến vai, cánh tay, lưng và thậm chí cả răng, hàm. Những người từng có những dấu hiệu và triệu chứng này nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Đau thắt ngực
Đau thắt ngực, được đặc trưng bởi sự co thắt ngực và đau, là kết quả của việc hạn chế lưu thông máu các động mạch bị tắc bởi có quá nhiều cholesterol xấu. Các động mạch bị tắc và hẹp lại vì sự lắng đọng các chất béo, gây cản trở lưu thông máu tới tim. Đau thắt ngực có thể dẫn tới bệnh tim mạch.
Đột quỵ
Khi các động mạch tới não bị tắc nghẽn hoặc hẹp do hàm lượng cholesterol cao, máu và oxy không thể tới não. Nếu các tế bào não không nhận đủ oxy và máu, chúng bắt đầu chết và gây đột quỵ. Các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ gồm nói khó hoặc líu lưỡi, đi lại khó khăn, liệt hoặc tê một bên mặt hoặc cơ thể, nhìn mờ, nhìn đôi hoặc có điểm đen. Một số người bị đau đầu đột ngột và dữ dội có thể gây nôn, chóng mặt hay kém nhận thức. Đột quỵ đòi hỏi phải có can thiệp y tế ngay lập tức.
Bệnh động mạch ngoại biên
Cholesterol cao có thể làm tăng khả năng mắc bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh này là do các động mạch ở chân bị tắc nghẽn do tích tụ mảng bám. Kết quả là chân của bạn không nhận đủ oxy hoặc máu và hình thành bệnh động mạch ngoại biên, vốn là bệnh gây đau đớn của các động mạch chân. Bên cạnh những ảnh hưởng tới chân, động mạch ngoại biên có thể đe dọa đau tim và gây ra các vấn đề tim mạch khác.
Huyết áp cao
Trong khi cholesterol tốt không gây tăng huyết áp thì cholesterol xấu lại gây ra tình trạng này. Trên thực tế, cholesterol tốt có thể giúp đạt được huyết áp bình thường. Hàm lượng cao cholesterol xấu có thể dính vào thành động mạch cũng như các mạch máu khác. Nó làm tắc nghẽn lưu thông máu, khiến tim phải làm việc vất vả gấp đôi. Ngoài ra, cũng có một lực máu mạnh hơn trên thành động mạch, dẫn đến tăng huyết áp.
Hà Hiền (theo medical.unon)
Xuất huyết bất thường Tôi 24 tuổi, tôi hay bị tình trạng ra huyết trắng sau khi hành kinh xong. Gần đây thêm tình trạng hay ra máu nhưng màu đen, ra rất nhiều và kéo dài khoảng hai tuần. Mỗi lần bị như vậy, tôi thấy trong người rất uể oải. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp trường hợp của tôi. Xin cảm ơn. (ngannguythi@...) Bạn...