Biến chủng R.1 nguy hiểm đã lan tới 35 nước
Thống kê mới nhất cho thấy R.1, biến chủng SARS-CoV-2 mà các nhà khoa học lo ngại là có thể dễ lây nhiễm hơn các biến thể khác và giảm hiệu quả vắc xin Covid-19, đã xuất hiện ở 35 nước trên thế giới.
R.1 bị quan ngại có thể làm giảm hiệu quả của kháng thể tạo ra từ việc tiêm vắc xin (Ảnh: Reuters).
Newsweek đưa tin, chủng R.1 hiện đã được phát hiện ở 35 quốc gia và 2 vùng lãnh thổ của Mỹ. Trước đó, truyền thông Mỹ cho hay, biến chủng này đã xuất hiện tại 47 bang của Mỹ.
Lần đầu bị phát hiện ở Nhật Bản, R1 có chứa đột biến có thể giúp nó vượt qua rào cản kháng thể có ở những người đã tiêm chủng đầy đủ. R.1 đã gây ra một “ổ dịch” 45 người ở một nhà dưỡng lão tại bang Kentucky, Mỹ với phần lớn số ca bệnh là người đã tiêm vắc xin trước đó.
Tính đến ngày 22/9, có 10.567 ca bệnh liên quan tới R.1 bị phát hiện trên khắp thế giới, theo trang Outbreak.info và nền tảng chia sẻ dữ liệu virus GISAD. Mỹ và Nhật Bản là 2 nước ghi nhận nhiều ca bệnh liên quan tới chủng R.1 nhất, lần lượt là 2.259 và 7.519.
Video đang HOT
Con số hơn 10.000 ca là rất nhỏ nếu so sánh với số ca bệnh gây ra bởi các chủng khác, ví dụ như Delta, chủng SARS-CoV-2 đang chiếm thế áp đảo toàn cầu hiện tại. Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn cảnh báo R.1 nên được theo dõi kỹ càng, viện dẫn nguy cơ nó có thể gây ra.
Cựu giáo sư đại học Y Harvard (Mỹ) William A. Haseltine cho rằng, các đột biến tìm thấy trên R.1 có thể khiến mầm bệnh lây lan dễ hơn, cũng như “tăng khả năng chống lại kháng thể”. Theo Newsweek , điều này có nghĩa là 5 đột biến trên R.1 có nguy cơ giúp nó né tránh những kháng thể được tạo ra bằng cách tiêm vắc xin và ở những người đã bị mắc Covid-19 và đã bình phục.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), R.1 chứa đột biến W152L ở gai protein. Đột biến này nhắm mục tiêu vào các kháng thể và có thể làm giảm hiệu quả của chúng.
Hiện Tổ chức Y tế Thế giới WHO vẫn tiếp tục theo dõi các chủng virus và phân loại chúng dựa trên tốc độ lây lan. Hồi đầu tuần này, các chủng Eta, Iota và Kappa đã bị hạ cấp từ “biến thể cần quan tâm” xuống “biến thể được theo dõi” vì chúng đã bị yếu thế hơn trong việc lây lan nếu so với các chủng khác.
Hai cựu cố vấn Mỹ phản đối tiêm tăng cường tràn lan
Hai nhà khoa học hàng đầu FDA từ chức cuối tháng 8, sau đó đăng bài phản đối chính sách tiêm vaccine tăng cường diện rộng.
Philip Krause và Marion Gruber, hai chuyên gia hàng đầu tại Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), tuyên bố nộp đơn từ chức hai tuần trước. Đến ngày 13/9, họ đăng bài viết trên tạp chí y khoa The Lancet, phê bình gay gắt việc tiêm vaccine tăng cường tràn lan, cho rằng các bằng chứng khoa học hiện chưa thể chứng minh hầu hết mọi người cần tiêm mũi vaccine mRNA thứ ba.
"Bằng chứng hiện tại không cho thấy nhu cầu mũi tiêm tăng cường trong phần lớn dân số, bởi hiệu quả chống ca nghiêm trọng trong đa số người tiêm hai mũi vẫn cao", bài viết của nhóm tác giả, trong đó có Krause và Gruber, cho hay.
Một nhà thầu dân sự được tiêm vaccine Covid-19 tại Dịch vụ Y tế Dự phòng ở bang Kentucky, Mỹ hôm 9/9. Ảnh: AFP .
"Những loại vaccine có nguồn cung hạn chế này sẽ cứu được nhiều người nhất nếu được cung cấp cho những người nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo và chưa được tiêm bất kỳ loại vaccine nào. Ngay cả khi mũi tiêm tăng cường mang lại một số lợi ích, nó cũng không lớn hơn lợi ích của việc cung cấp bảo vệ ban đầu cho những người chưa được tiêm chủng", bài viết nêu thêm.
Bài chỉ trích gay gắt này cho thấy phần nào căng thẳng nội bộ trong chính quyền Tổng thống Joe Biden sau quyết định đột ngột của Nhà Trắng về kế hoạch tiêm mũi tăng cường.
Tháng trước, chính quyền Biden thông báo dự định bắt đầu tiêm mũi tăng cường vaccine mRNA của BioNTech/Pfizer và Moderna cho người Mỹ từ ngày 20/9, sau bằng chứng hiệu quả vaccine suy giảm sau vài tháng sau mũi thứ hai. Thông báo được đưa ra trước khi Pfizer nộp đơn lên FDA xin cấp phép tiêm mũi thứ ba.
Hiện hai công ty đều đã nộp đơn xin cấp phép mũi tiêm tăng cường và một hội đồng chuyên gia sẽ họp vào 17/9 để đưa ra khuyến nghị chính thức cho FDA về việc có nên cấp phép tiêm mũi tăng cường cho Pfizer hay không. Đơn xin cấp phép của Moderna có thể sẽ được thảo luận những tuần tới.
Thông báo của Nhà Trắng gây tranh cãi trong nội bộ chính quyền. Krause và Gruber nghỉ việc tại bộ phận vaccine của FDA hai tuần trước, nói rằng họ thất vọng với cách FDA xử lý vấn đề này và một số quyết định quan trọng khác. Họ sẽ rời cơ quan những tuần tới.
"Như đã lưu ý trong bài viết, quan điểm của các tác giả không đại diện cho quan điểm của cơ quan", FDA cho biết trong một thông cáo. "Chúng tôi đang trong quá trình cân nhắc đơn xin phê duyệt mũi tiêm tăng cường của Pfizer, và FDA không bình luận về các vấn đề đang chờ xử lý. Chúng tôi mong đợi một cuộc thảo luận thiết thực và minh bạch vào ngày 17/9 về đơn xin cấp phép đó".
Pfizer khẳng định vẫn cam kết chia sẻ tất cả dữ liệu có sẵn với FDA và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) thông qua các quy trình đánh giá minh bạch, nghiêm ngặt, trong khi Moderna hiện chưa bình luận.
Trước đó, giáo sư Sarah Gilbert, nhà khoa học tạo ra vaccine AstraZeneca, hôm 10/9 cũng cho rằng tiêm tăng cường chỉ cần thiết với người già và người suy giảm miễn dịch.
"Chúng ta cần tiêm vaccine cho những nước mà tỷ lệ tiêm chủng còn thấp", Gilbert nói. "Chúng ta phải nỗ lực hơn. Mũi tiêm đầu tiên có tác động lớn nhất".
Nhật Bản cho phép sử dụng Ronapreve để chữa trị cho bệnh nhân ngoại trú Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) vừa quyết định cho phép sử dụng hỗn hợp kháng thể đơn dòng Ronapreve để chữa trị cho các bệnh nhân COVID-19 ngoại trú tại một số cơ sở y tế. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại một sự kiện ở Tokyo. Ảnh:...