Biến chứng nguy hiểm của hẹp khí quản, cách điều trị và phòng ngừa
Hẹp khí quản là khi đường kính của khí quản, ống dẫn khí chính từ cổ họng đến phổi bị thu hẹp.
Hẹp khí quản có thể do bẩm sinh, do nhiễm trùng, chấn thương… Đây là căn bệnh gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh lý hẹp khí quản
Có nhiều nguyên nhân gây ra hẹp khí quản, gồm:
Đặt nội khí quản: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây hẹp khí quản.
Phẫu thuật khí quản: Cắt bỏ một phần khí quản do ung thư, chấn thương,… có thể dẫn đến sẹo hẹp.
Một số các nguyên nhân ít gặp hơn:
Hẹp khí quản bẩm sinh: Một số trẻ em sinh ra đã có khí quản bị hẹp do bất thường bẩm sinh.
Khối u lành tính hoặc ác tính xâm lấn khí quản.
Nhiễm trùng: Viêm thanh quản, khí quản do vi khuẩn, virus … có thể dẫn đến sẹo hẹp.
Biến chứng sau xạ trị vùng đầu mặt cổ.
Hẹp khí quản là khi đường kính của khí quản, ống dẫn khí chính từ cổ họng đến phổi bị thu hẹp.
Triệu chứng hẹp khí quản
Triệu chứng hẹp khí quản bao gồm:
Ho, đặc biệt là ho khan.
Video đang HOT
Chứng xanh tím biểu hiện ở da và niêm mạc mũi, miệng.
Khó thở, nhất là khi gắng sức.
Khò khè, tiếng thở rít.
Tức ngực.
Mệt mỏi.
Nói khàn giọng, khó nuốt.
Thường xuyên có những đợt nhiễm trùng đường hô hấp trên tái đi tái lại hoặc viêm phổi.
Biến chứng của bệnh hẹp khí quản
Hẹp khí quản có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Suy hô hấp: Sẹo hẹp nặng có thể dẫn đến suy hô hấp, đe dọa tính mạng.
Nhiễm trùng đường hô hấp: Sẹo hẹp tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển, gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Giảm chất lượng cuộc sống: Khó thở, ho, mệt mỏi do sẹo hẹp khí quản ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Hẹp khí quản điều trị thế nào?
Nong khí quản: Sử dụng bóng hoặc stent để nong rộng chỗ hẹp khí quản
Phẫu thuật: Cắt bỏ đoạn khí quản bị hẹp và nối lại bằng đoạn khí quản Ghép khí quản.
Đặt stent khí quản: Đặt stent kim loại hoặc silicon vào khí quản để giữ cho đường thở thông thoáng.
Hỗ trợ điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc giãn phế quản, chống viêm, chống đông,… để hỗ trợ điều trị.
Phòng ngừa bệnh hẹp khí quản được không?
Để phòng ngừa bệnh hẹp khí quản, người bệnh cần thay đổi lối sống tích cực bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, cai thuốc lá, thuốc lào; Tránh các yếu tố nguy cơ như: hạn chế thời gian đặt nội khí quản, lựa chọn kích thước ống nội khí quản phù hợp, kiểm soát tốt các bệnh lý nền.
Khi mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm thanh quản, khí quản cần điều trị kịp thời.
Đau họng có nguy hiểm không?
Đau họng là một biểu hiện thường gặp trong rất nhiều bệnh, tuy nhiên cũng chính vì vậy nhiều người chủ quan dẫn đến phải vào viện trong tình trạng cấp cứu vì những biến chứng của viêm họng.
Diễn biến đau họng
Đau họng do nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp do những viêm nhiễm tại họng gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm... Bệnh đau họng gồm nhiều dạng khác nhau như viêm vùng hầu họng, viêm lưỡi gà, viêm thanh quản (gồm cả 2 dây thanh âm).
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng đau họng cũng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung khi đau họng, người bệnh thường thấy vùng họng có cảm giác ngứa, rát, khô, thậm chí đau. Một số trường hợp, niêm mạc họng và khẩu cái còn đỏ, sưng, phù, có mủ. Đặc biệt, mỗi khi người bệnh nói chuyện hay ăn uống, những dấu hiệu này còn nặng hơn.
Một số người bệnh còn có triệu chứng đi kèm như ho, ớn lạnh, sốt, sung huyết niêm mạc mũi, chảy nước mũi, hắt xì hơi, khàn tiếng, sưng hạch bạch huyết vùng cổ, khó nuốt, giảm ngon miệng.
Các triệu chứng đau họng thường sẽ hết trong vòng 3-5 ngày sau khi được điều trị hoặc cơ thể tự điều chỉnh được.
Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt như độc tố vi khuẩn cao, cơ thể suy giảm sức đề kháng, các nhiễm trùng vùng họng lan rộng toàn bộ vùng cổ gây nên viêm tấy lan tỏa vùng cổ ngực, có trường hợp lan xuống trung thất. Hoặc các nhiễm trùng nặng có thể gây nên tình trạng nhiễm độc... đây cũng là cấp cứu trong tai mũi họng.
Có thể gây nhiễm trùng huyết...thậm chí tử vong
Theo ghi nhận, người ta thấy sự xuất hiện của vi khuẩn gây bệnh trong những trường hợp này là tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, vi khuẩn kị khí và ái khí, trong đó có liên cầu bêta tan huyết nhóm A.
Khi viêm họng gây biến chứng: biểu hiện bệnh nhân đau họng ngày càng tăng, há miệng khó khăn dần dần dẫn đến khít hàm. Đau họng liên tục trong khi vẫn đang được sử dụng kháng sinh, mức độ đau tại họng giảm trong một hai ngày đầu sau đó lại tăng lên ngày một nặng.
Đặc điểm đau họng trong áp xe quanh amidan là đau lan lên tai khi nuốt, đau nhức vùng góc hàm. Người bệnh cảm thấy nuốt khó, nước bọt chảy nhiều, bẩn, hơi thở hôi, thối. Khi nhiễm trùng lan rộng làm bệnh nhân có thay đổi giọng nói, giọng như ngậm hạt thị, đầy khó nghe do eo họng bị thu hẹp.
Giai đoạn muộn khi khối áp xe lan ra vùng cơ cắn sẽ gây ra hiện tượng khít hàm. Khó thở xuất hiện khi khối áp xe lấp kín họng miệng, lan dần xuống họng thanh quản. Khó thở thường nhanh nông, mạch nhỏ, khó bắt.
Toàn thân biểu hiện tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc nhiễm trùng kèm theo nhiễm độc: Sốt cao 39-40C, rét run, da xanh xám.
Viêm tấy vùng cổ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể lan vào khoang sau tạng, áp xe lan vào trung thất, phổi, nhiễm trùng huyết...thậm chí tử vong do đó rất nguy hiểm.
Bị đau họng khi nào gặp bác sĩ?
Hầu hết, đau họng lành tính, nhưng người bệnh không chủ quan. Vậy đau họng nên làm gì?
Trước hết, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên về tai mũi họng để tìm đúng nguyên nhân cho mau hết bệnh, đặc biệt khi có các đặc điểm sau:
Đau họng càng lúc càng nặng.
Bệnh không giảm sau 3 ngày.
Sốt trên 39 độ C nhưng kéo dài trên 2 ngày.
Khó thở.
Từng hoặc đang mắc bệnh hen phế quản, các bệnh về tim, tiểu đường, HIV, đang mang thai... dễ gặp nguy hiểm nếu xảy ra biến chứng do viêm họng.
Điều trị đau họng
Nếu có dấu hiệu bất thường nên đi khám để được điều trị kịp thời.
Về điều trị cũng tùy trường hợp bệnh nhân cụ thể, hầu hết, người bệnh đau họng có thể được bác sĩ tư vấn điều trị tại nhà, không cần nhập viện và có thể hỏi kỹ bác sĩ để hỗ trợ thêm các phương pháp như:
Súc họng với nước muối ấm được pha loãng. Uống nước ấm như trà mật ong, nước chanh, trà từ thảo mộc để giảm đau họng. Sử dụng viên ngậm. Siro giảm ho, đau họng. Hạn chế nói chuyện.
Trường hợp nặng bác sĩ điều trị nội khoa kết hợp với ngoại khoa (rạch rộng dẫn lưu mủ). Điều trị nội khoa bằng kháng sinh kết hợp theo kháng sinh đồ, chống cả vi khuẩn hiếu khí và kị khí đường tiêm truyền, hạ sốt, giảm đau, chống viêm. Thời gian điều trị kéo dài ít nhất 10 ngày.
Để phòng các biến chứng, bệnh nhân cần đi khám và điều trị viêm họng theo đúng chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa. Không nên tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc sử dụng không đúng thuốc, không đúng cách dùng cũng như thời gian uống mà bác sĩ đã kê đơn. Nếu người bệnh phát hiện được giai đoạn trung gian giữa viêm amidan cấp và áp xe quanh amidan là hiện tượng viêm tấy quanh amidan, điều đó có ý nghĩa rất quan trọng, tránh cho bệnh nhân phải can thiệp thủ thuật, thời gian điều trị được rút ngắn. Ở giai đoạn viêm tấy quanh amidan chỉ cần sử dụng kháng sinh, chống viêm liều cao đường uống hoặc tiêm đồng thời hạ sốt, giảm đau, bệnh nhân trong khoảng một tuần thường là khỏi.
Trời nắng nóng, nhiều trẻ nhập viện bệnh đã nặng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh Cứ vào mùa nắng nóng, các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy và các bệnh truyền nhiễm khác lại có xu hướng gia tăng. Điều đáng quan ngại là tình trạng tự ý mua thuốc ở nhà điều trị làm cho bệnh của trẻ càng trầm trọng hơn, nhiều trẻ khi đến viện đã có biến chứng suy hô hấp phải thở...