Biến chủng nCoV Ấn Độ lan tràn tại Anh
Chủng nCoV Ấn Độ tăng nhanh trong các ca nhiễm mới ở Anh, có thể trở thành biến chủng chủ đạo ở nước này trong vài ngày tới.
Biến chủng B.1.617, được phát hiện đầu tiên vào tháng 10/2020 tại Ấn Độ, đang lây nhiễm tại Anh với tốc độ đáng lo ngại. Ngày 17/5, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock xác nhận cả nước có 2.323 người dương tính với B.1.617.2, một trong ba biến thể của B.1.617, tăng hơn 1.000 ca chỉ trong 4 ngày.
Tính từ ngày 7/5, khi Anh coi B.1.617.2 là biến thể đáng lo ngại, số ca dương tính liên quan đến chủng virus này đã tăng gấp đôi. Theo Bộ trưởng Hancock, B.1.617.2 là chủng virus chủ đạo tại hai thị trấn Bolton và Blackburn, phía bắc nước Anh, với số bệnh nhân tăng ở mọi nhóm tuổi.
Anh có thể xem xét gia hạn các biện pháp chống dịch để ứng phó nguy cơ làn sóng mới do biến chủng Ấn Độ. Nội bộ chính phủ bắt đầu lo lắng Anh khó đạt mục tiêu dỡ bỏ mọi quy định giãn cách xã hội từ ngày 21/6.
Video đang HOT
Bệnh nhân Covid-19 được đưa đến Bệnh viện Hoàng gia London, Anh vào ngày 10/1. Ảnh: Reuters.
“Không có bằng chứng cho thấy số ca nhiễm B.1.617.2 sẽ tăng chậm lại”, Paul Hunter, chuyên gia y học tại Đại học East Anglia, nhận định.
Hunter dự đoán số ca nhiễm B.1.617.2 “chỉ trong vài ngày tới” có thể áp đảo số ca dương tính với biến chủng B.1.1.7, được phát hiện tại Anh vào năm 2020 và hiện là chủng virus chủ đạo trên cả nước.
Trong bài viết trên Tạp chí Y khoa Anh hôm 17/5, một nhóm chuyên gia y tế cũng nhấn mạnh biến chủng nCoV mới là thách thức cực kỳ nghiêm trọng.
“Biến chủng lây lan nhanh và ngày một đáng chú ý tại nhiều khu vực trên cả nước. So với B.1.1.7, biến chủng B.1.617.2 có khả năng lây nhiễm cao hơn và có thể lây giữa những người đã được tiêm vaccine”, các nhà khoa học viết, lưu ý biến thể của B.1.617 vẫn còn nhiều bí ẩn như cơ chế lây nhiễm hoặc mức độ bảo vệ của vaccine trước biến chủng.
Đội ngũ cố vấn khoa học cho chính phủ Anh đã tính đến kịch bản xấu nhất với B.1.617.2. Trong trường hợp biến chủng này có khả năng lây nhiễm cao hơn B.1.1.7 khoảng 40-50%, số người nhập viện vì Covid-19 sẽ nghiêm trọng hơn giai đoạn đỉnh dịch vào tháng 1.
Anh từng ghi nhận hơn 4.500 ca nhập viện vì Covid-19 vào ngày 12/1, mức cao kỷ lục từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại nước này.
Biến thể virus có thể đảo ngược những tiến bộ chống dịch của nhân loại
Trong bối cảnh thế giới tiệm cận mốc 100 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 25 triệu ca ở Mỹ, nỗi lo về các biến thể mới của virus corona cũng tăng dần.
Các nhà khoa học tại Trung tâm Y sinh Jeffrey Cheah tại Cambridge, Anh. Đây là nơi các nhà nghiên cứu tìm hiểu về các biến thể virus corona và cố gắng xác định xác định xem các vắc xin hiện có có thể phòng ngừa chúng hiệu quả như thế nào - Ảnh: NYT
Theo báo New York Times (NYT), sự xuất hiện và lây lan nhanh chóng của các biến thể virus corona mới thời gian qua đang khiến giới chuyên môn quốc tế lo ngại chúng có thể làm chậm lại, hoặc thậm chí đảo ngược các tiến bộ đã đạt được của công cuộc chống đại dịch COVID-19 toàn cầu.
Một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay là hiệu quả phòng ngừa của các vắc xin COVID-19 hiện đạt tới mức nào khi đương đầu với các chủng biến thể virus corona đã tìm thấy ở Anh, Nam Phi, Brazil và Mỹ.
Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ gần đây cảnh báo biến thể virus corona đầu tiên phát hiện tại Anh cho tới tháng 3 năm nay có thể trở thành mầm bệnh chủ yếu tại Mỹ, và chắc chắn sẽ là nguyên nhân làm tăng mạnh số ca mắc mới và số người chết trong thời gian tới.
Biến thể virus ở Anh hiện đã có mặt tại ít nhất 22 quốc gia. Trong tối 23-1, ĐH Michigan (Mỹ) thông báo sẽ dừng mọi hoạt động thể dục thể thao trong trường sau khi phát hiện nhiều ca mắc biến thể mới trong số những người có liên quan tới khoa giáo dục thể chất.
Mặc dù những hiểu biết về mức độ nguy hiểm của các biến thể virus corona mới hiện còn rất khiêm tốn, song theo một số dữ liệu hiện tại, có vẻ như một số biến thể có tốc độ lây lan nhanh hơn so với phiên bản virus corona đầu tiên.
Trong cuộc họp báo ngày 22-1, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói biến thể virus corona tìm thấy ở Anh cũng có thể gây nguy cơ tử vong cao hơn, dù ông cũng thừa nhận việc đưa ra đánh giá đó ngay lúc này dường như vẫn là quá sớm.
Các cố vấn khoa học của ông Boris Johnson luôn kêu gọi tránh đưa ra những thông tin có thể gây hoang mang dư luận trong lúc chờ thêm những kết quả nghiên cứu khoa học đầy đủ hơn.
Nguồn cơn của phong trào lười lao động trong giới trẻ Trung Quốc Một phong trào mới đang xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc để phản kháng văn hóa làm việc gây tranh cãi 996 -l ao động từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày/tuần. Nhiều công ty Trung Quốc khuyến khích nhân viên làm việc theo văn hóa 996. Ảnh: The Wall Street Journal Trên mạng xã hội Weibo, một...