Để khuyến khích người dân đi xét nghiệm, các bộ trưởng ở Anh đang cân nhắc kế hoạch phát 500 bảng (gần 16 triệu đồng) cho người có kết quả dương tính với COVID-19 .
Xuất hiện đề xuất phát 500 bảng Anh cho người có xét nghiệm dương tính với COVID-19 . Ảnh: AFP
Theo tờ Dailymail, đề xuất này nếu được thông qua sẽ có tổng kinh phí lên tới 450 triệu bảng/tuần. Đề xuất táo bạo này được đưa ra để khuyến khích nhiều người đi xét nghiệm và tự cách ly nhằm ngăn chặn virus SARS -CoV-2 lây lan.
Đề xuất được trình bày chi tiết trong tờ trình chính sách và ý tưởng này có thể là của Bộ trưởng Y tế Matt Hancock.
Hỗ trợ tài chính cho người có xét nghiệm dương tính với COVID-19 (Khoản thanh toán hỗ trợ truy vết và xét nghiệm) chỉ dành cho người có thu nhập thấp, không thể làm việc từ nhà và đã nhận phúc lợi.
Hiện nay, hỗ trợ tài chính không dành cho nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ, thương nhân đơn lẻ, người làm ăn riêng và bố mẹ có con cái phải tự cách ly.
Theo một bản rà soát chính thức, cứ bốn người đủ điều kiện nhận hỗ trợ tài chính thì chỉ có một người nhận được vì quy trình rất phức tạp.
Bản rà soát cho đưa ra 4 lựa chọn để mở rộng chương trình hỗ trợ tài chính. Lựa chọn hào phóng nhất là chi 500 bảng cho bất kỳ ai xét nghiệm dương tính.
Kế hoạch 500 bảng này sẽ tốn gấp 12 lần mô hình hỗ trợ hiện nay, được tính dựa trên con số 60.000 ca mắc/ngày.
Phát ngôn viên Bộ Y tế không bác bỏ thông tin đề xuất đang được thảo luận và cho biết: “Chúng ta đang sống ở một trong những giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch và phận sự của tất cả chúng ta là hỗ trợ bảo vệ cơ quan y tế bằng cách ở nhà và tuân thủ quy định”.
Các nguồn tin chính phủ không loại trừ ý tưởng phát 500 bảng này nhưng cho rằng sẽ còn mất thời gian mới nhất trí được đề xuất.
Tăng chi tiền mặt cho người mắc COVID-19 hoặc người phải cách ly cũng có thể bị Bộ Tài chính phản đối. Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Anh nói ông muốn dùng ngân sách tháng 3 để khôi phục trật tự tình hình tài chính công.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết lệnh phong tỏa có thể kéo dài tới tận mùa hè, khiến một số nghị sĩ yêu cầu có thời gian biểu nới lỏng phong tỏa.
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở London , Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, một số bệnh viện Anh đang phải căng mình đối phó với số lượng lớn bệnh nhân nhập viện do COVID-19 trong làn sóng lây nhiễm mới nhất.
Trong ngày 21/1, Anh có thêm 1.290 ca tử vong vì COVID-19. Trước đó, trong ngày 20/1, Anh có thêm tới 1.820 ca tử vong do COVID-19 – con số cao kỷ lục. Tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở Anh đã tăng gần 15% trong tuần qua, do tỷ lệ lây nhiễm tăng cao trong cả tháng 12 dẫn đến số ca nhập viện và tử vong gia tăng.
Phát biểu với báo giới, Thủ tướng Johnson đã bày tỏ quan ngại về các số liệu mà ông cho là “kinh khủng” nói trên. Ông đồng thời cảnh báo tình hình có thể sẽ tiếp tục xấu đi do nước Anh đang chứng kiến những hậu quả của làn sóng lây lan biến thể mới của virus SARS -CoV-2 bùng phát ngay trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh vừa qua.
Sau khi tạm nới lỏng các hạn chế đối với hầu hết các vùng trên cả nước vào dịp Giáng sinh, đầu tháng này, Thủ tướng Johnson đã áp đặt một đợt phong tỏa mới đồng thời thúc đẩy chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 để sớm đưa nước này trở lại bình thường. Kể từ khi chiến dịch tiêm chủng được triển khai vào đầu tháng 12/2020, đến nay hơn 4 triệu người ở Anh đã được tiêm vaccine. Chính phủ Anh đặt mục tiêu đến mùa Thu tới có thể tiêm phòng cho tất cả người trưởng thành ở nước này.
Châu Âu tin Trung Quốc sẽ là cường quốc số một thế giới
Khảo sát mới cho thấy khoảng 60% người châu Âu tin Trung Quốc sẽ thế vị trí cường quốc số một thế giới của Mỹ, dù Biden lên làm tổng thống.
Kết quả khảo sát của tổ chức nghiên cứu thuộc Hội đồng Đối ngoại châu Âu (ECFR), thực hiện với 15.000 người ở 11 quốc gia, chỉ ra cứ 10 người có 6 người nghĩ rằng Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia hùng mạnh hơn Mỹ trong 10 năm tới.
"Cuộc khảo sát của chúng tôi cho thấy thái độ của người châu Âu với Mỹ đã thay đổi rất nhiều. Hầu hết các quốc gia thành viên chủ chốt giờ đều cho rằng hệ thống chính trị Mỹ đã bị phá vỡ, Trung Quốc sẽ hùng mạnh hơn Mỹ trong vòng 10 năm tới và châu Âu không thể dựa vào Mỹ để bảo vệ họ", báo cáo của nhóm nghiên cứu công bố hôm nay cho biết.
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden tại lễ tưởng niệm các nạn nhân Covid-19 ở thủ đô Washington hôm 19/1. Ảnh: AFP.
Cuộc khảo sát có tên "Khủng hoảng quyền lực Mỹ: Cách châu Âu nhìn nhận về nước Mỹ dưới thời Biden" được thực hiện hồi tháng 11 và 12 năm ngoái tại 11 quốc gia gồm Đan Mạch, Pháp, Anh, Đức, Hungary, Italy, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Điển, sau khi kết quả bầu cử cho thấy Joe Biden đánh bại Donald Trump.
Cuộc khảo sát cũng chỉ ra 53% người được hỏi tin rằng chiến thắng của Biden sẽ tạo ra những khác biệt tích cực đối với đất nước của họ và 57% nói chính quyền của ông sẽ có lợi hơn cho Liên minh châu Âu (EU). Đa số người tham gia khảo sát cũng tin EU nên tự chủ hơn khi đối phó với Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo EU và Trung Quốc đã bước sang giai đoạn đàm phán cuối cùng về Hiệp định Đầu tư Toàn diện (CAI), bất chấp những lời kêu gọi nên cân nhắc thận trọng hơn từ tân tổng thống Mỹ. Nhiều nhà phê bình cũng cáo buộc thỏa thuận này làm tổn hại các giá trị của châu Âu, khi giải quyết thách thức nhân quyền liên quan tới cách xử lý vấn đề Hong Kong và Tân Cương của Trung Quốc.
Câu hỏi lớn nhất lúc này là liệu các chính sách của Biden có thay đổi thực trạng mối quan hệ Mỹ - Trung, cũng như liên minh truyền thống xuyên Đại Tây Dương giữa Washington và Brussels sau khi chúng bị "xuống cấp" nghiêm trọng dưới thời Trump.
Dù Biden kêu gọi Mỹ và châu Âu thiết lập "mặt trận chung" chống Trung Quốc, khảo sát cho thấy dư luận châu Âu có thể sẽ là trở ngại cho tham vọng này.
"Những hoài nghi về Mỹ và những tác động từ chính sách ưu tiên lợi ích quốc gia của Trump đã khiến nhiều người châu Âu bắt đầu thay đổi suy nghĩ về bản chất của liên minh xuyên Đại Tây Dương", báo cáo chỉ ra.
Khi được hỏi họ muốn quốc gia của họ làm gì nếu Mỹ vướng vào một cuộc xung đột, đa số người trả lời từ 11 quốc gia nói rằng thích ở vị trí trung lập.
"Châu Âu không ủng hộ Trung Quốc. Nhưng họ dường như muốn chọn con đường riêng hơn là đi theo chính sách đối phó Trung Quốc của Mỹ", báo cáo cho biết.
Châu Âu sẽ đoạn tuyệt với chủ nghĩa dân túy? Bất chấp những lo sợ ban đầu về đại dịch COVID-19 cùng những hoảng loạn gắn với cuộc chia ly đầy biến động của Anh, Liên minh châu Âu (EU) đang có được tính gắn kết chặt chẽ hơn so với nhiều năm trước đây. Lãnh đạo EU thảo luận tại một kỳ Hội nghị thượng đỉnh trong năm 2020. Ảnh: EPA Khi...
Tin mới nhất
Thế giới tuần qua: Biến thể COVID-19 dồn sóng lây nhiễm mới; Bế tắc chính trị tiếp diễn tại Myanmar
09:43:25 07/03/2021
Nguy cơ tái bùng phát làn sóng dịch bệnh COVID-19 từ các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang tại Myanmar là hai mối quan tâm hàng đầu của dư luận thế giới trong tuần qua.
EU tìm cách đảm bảo nguồn cung nguyên liệu sản xuất vaccine từ Mỹ
09:20:39 07/03/2021
Hãng tin AFP dẫn một nguồn tin châu Âu ngày 6/3 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ khởi động đàm phán với Washington vào ngày 8/3 nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu từ Mỹ để sản xuất vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, ...
Phần Lan hoãn bầu cử địa phương do COVID-19
09:12:56 07/03/2021
Bộ trưởng Tư pháp Phần Lan Anna-Maja Henriksson ngày 6/3 tuyên bố nước này sẽ hoãn cuộc bầu cử hội đồng các địa phương, dự kiến diễn ra vào tháng tới, sang giữa tháng 6 do sự gia tăng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô ...
Trợ lý Tổng thống Nga nhiễm virus SARS-CoV-2
08:59:00 07/03/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 6/3, hãng tin Nga RIA Novostin dẫn thông báo của Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết, Trợ lý của Tổng thống Nga Vladimir Putin về lĩnh vực kinh tế Maxim Oreshkin được xác định nhiễm virus SARS...
COVID-19 tới 6h sáng 7/3: Gần 2,6 triệu ca tử vong; Nhiều tiểu bang Mỹ 'nới lỏng' khẩu trang
08:54:58 07/03/2021
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 7.100 ca tử vong mới, nâng tổng số người chết lên gần 2,6 triệu ca. Một số tiểu bang Mỹ đã nới lỏng các hạn chế, trong đó có quy định đeo khẩu trang.
Thủ tướng Đức cảnh báo về những bước thụt lùi về bình đẳng giới
07:25:11 07/03/2021
Thủ tướng Merkel nhấn mạnh cuộc khủng hoảng y tế do COVID-19 gây ra đã tác động tới phụ nữ một cách bất công, trong khi họ không được ở những vị trí có quyền ra quyết định.
Kazakhstan: Có thể quay trở lại kế hoạch sản xuất 86 triệu tấn dầu thô trong năm 2021
06:30:53 07/03/2021
Trong ngày mùng 6/3, Bộ trưởng Năng lượng Nurlan Nogayev cho biết Kazakhstan có thể quay trở lại kế hoạch ban đầu là sản xuất 86 triệu tấn dầu thô trong cả năm 2021, sau khi nhận được sự đồng ý về việc tăng sản lượng dưới thỏa thuận mới...
'Hawaii của Trung Quốc' thu hút khách giữa đại dịch
06:12:12 07/03/2021
Không thể đi du lịch nước ngoài tự do như trước, một lượng lớn người dân Trung Quốc tìm đến nghỉ dưỡng, mua sắm ở các điểm đến trong nước. Đảo Hải Nam thu về nguồn lợi lớn từ đó.
COVID-19 tại ASEAN hết 6/3: Ca tử vong vượt 54.000; dịch tại Philippines 'nóng' trở lại
01:28:07 07/03/2021
Đến hết ngày 6/3, các nước ASEAN đã ghi nhận trên 54.000 ca tử vong và trên 2,5 triệu người bệnh. Tình hình tại Philippines căng thẳng trở lại, với ca nhiễm mới vượt qua ngưỡng 3.000/ngày.
Nước Nga vinh danh các nữ tình báo phụng sự Tổ quốc
01:24:46 07/03/2021
Hướng tới Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, tại thủ đô Moskva của LB Nga đã khai mạc một triển lãm nhỏ nhưng rất đáng chú ý “Nữ tình báo phụng sự Tổ quốc”. Đây là triển lãm vinh danh các nữ điệp viên Liên Xô trước đây, nước Nga ngày nay.
Sputnik V - Vaccine ngừa COVID-19 phổ biến thứ hai trên thế giới
01:22:20 07/03/2021
Vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 của Nga là loại vaccine phổ biến thứ hai trên thế giới được các cơ quan quản lý dược phẩm quốc gia các nước phê duyệt sử dụng. Thông tin này đã được công bố trên trang Twitter chính thức của Sputnik V.
Chương trình cấp phép xuất khẩu - 'chiêu' giữ vaccine của EU
01:18:16 07/03/2021
Liên minh châu Âu (EU) đang lên kế hoạch kéo dài cơ chế cấp phép xuất khẩu đối với vaccine ngừa COVID-19 cho tới cuối tháng 6 năm nay.
Người Mỹ tích lũy được 1.800 tỷ USD tiền tiết kiệm trong 11 tháng
01:09:59 07/03/2021
Đại dịch COVID-19 đã thổi bay hàng triệu việc làm ở Mỹ, nhưng nó lại có tác động không ngờ tới là tăng tỷ lệ tiền tiết kiệm của người Mỹ, đặc biệt là những người giàu có khi họ buộc phải ở nhà và không thể đi du lịch hay vui chơi giải t...
Đại dịch COVID-19 làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giới
01:00:23 07/03/2021
Đại dịch COVID-19 có nguy cơ đảo ngược những tiến bộ đạt được về giới bình đẳng mà nguyên nhân là do phụ nữ đảm nhận phần lớn việc chăm sóc trẻ em trong trường hợp bị phong tỏa và phải làm những công việc tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Syria: Nhiều nhà máy lọc dầu bị tấn công khiến ít nhất 4 người thiệt mạng
00:25:52 07/03/2021
Hàng loạt vụ tấn công bằng tên lửa nhằm vào các nhà máy lọc dầu ở miền Bắc Syria đã xảy ra đêm 5/3, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và hơn 20 người khác bị thương.
Siêu máy tính Nhật Bản chứng minh đeo hai khẩu trang không hiệu quả hơn một trước COVID-19
23:56:32 06/03/2021
Các mô phỏng qua siêu máy tính của Nhật Bản cho thấy việc đeo hai khẩu trang cũng chỉ đem lại lợi thế hạn chế đối với việc ngăn chặn virus lây lan nếu so sánh với một khẩu trang vừa vặn khuôn mặt.
Singapore ủng hộ nỗ lực của ASEAN giúp cải thiện tình hình ở Rakhine, Myanmar
23:54:53 06/03/2021
Singapore ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để giúp cải thiện tình hình ở bang Rakhine của Myanmar và sẵn sàng gửi thêm các lô hàng cứu trợ người tị nạn Rohingya tại Bangladesh.
Thái Lan cấm tụ tập tại những địa phương có nguy cơ lây nhiễm cao
23:52:12 06/03/2021
Ngày 6/3, trang web công báo của Chính phủ Thái Lan có tên gọi là Ratchakitcha đã đăng tải lệnh cấm các cuộc tụ tập công cộng hay biểu tình mà có thể làm lây lan dịch bệnh COVID-19 ở các tỉnh có nguy cơ cao.
Thủ tướng Pakistan vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm
23:49:35 06/03/2021
Ngày 6/3, Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội.
Iran chỉ trích Mỹ tiếp tục áp đặt trừng phạt
23:47:30 06/03/2021
Ngày 5/3, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã chỉ trích Mỹ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước CH Hồi giáo trong bối cảnh COVID-19 hoành hành.
Tiếp diễn biểu tình tại Myanmar
23:43:50 06/03/2021
Biểu tình phản đối đảo chính vẫn tiếp diễn tại Myanmar. Trong ngày 6/3, nhiều người dân đã tụ tập trên những đường phố lớn tại các thành phố Yangon, Lashio ở miền Bắc hay thành phố Loikaw ở miền Trung sẽ bày tỏ sự phản đối. Các lực lượn...
Lý do Trung Quốc yêu cầu người nhập cảnh xét nghiệm COVID-19 qua hậu môn
23:40:48 06/03/2021
Giới chức Trung Quốc đã yêu cầu người nhập cảnh một số thành phố ở nước này phải lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 qua hậu môn. Lý do được đưa ra đã gây tranh cãi cả trong và ngoài Trung Quốc.
Hiện tượng tay sưng đỏ sau khi tiêm vaccine COVID-19 của Moderna
23:39:06 06/03/2021
Một số trường hợp tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng dược phẩm Moderna (Mỹ) phản ánh rằng tay họ có vết tấy đỏ sau khi tiêm từ 7-10 ngày.
Bầu cử quốc hội tại Côte d'Ivoire
23:36:27 06/03/2021
Sáng 6/3 (theo giờ địa phương), cử tri Côte dIvoire đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội của nước này. Đây là liều thuốc thử quan trọng về sự ổn định của đất nước sau cuộc bầu cử tổng thống bị phủ bóng đen bạo lực hồi năm n...
Triệt phá mạng lưới buôn người đa quốc gia tại châu Âu
23:34:43 06/03/2021
Lực lượng chức năng châu Âu ngày 5/3 thông báo đã triệt phá thành công một mạng lưới buôn người đa quốc gia có phương thức hoạt động vô cùng tinh vi.
Lầu Năm góc cân nhắc duy trì Lực lượng Vệ binh quốc gia tại Đồi Capitol
23:32:20 06/03/2021
Lầu Năm Góc đang cân nhắc tiếp tục duy trì việc triển khai Lực lượng Vệ binh quốc gia nhằm bảo vệ trụ sở Quốc hội Mỹ sau vụ bạo loạn xảy ra hôm 6/1.
Saudi Arabia nới lỏng một số biện pháp chống dịch
23:29:29 06/03/2021
Ngày 6/3, Saudi Arabia thông báo sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với hoạt động giải trí và sự kiện.
Thêm một nghị sĩ kiện cựu Tổng thống Mỹ D. Trump vì vụ bạo loạn tại Quốc hội
23:22:06 06/03/2021
Ngày 5/3, Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Eric Swalwell của bang California đã đệ đơn kiện cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, con trai ông - Donald Jr, Luật sư Rudy Giuliani và một nghị sĩ Cộng hòa với cáo buộc kích động vụ bạo loạn tại trụ sở Quố...
Italy yêu cầu các công ty dược phẩm tôn trọng hợp đồng cung ứng vaccine
23:16:21 06/03/2021
Ngày 5/3, Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio cho rằng các chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cần phải được đẩy nhanh trên toàn châu Âu và việc các công ty dược phẩm không cung cấp vaccine như cam kết là không thể chấp nhận được.