Biến chứng não do sởi gây ra những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, tuy ít gây tử vong nhưng những biến chứng của nó lại rất nguy hiểm, trong đó có biến chứng não do sởi. Tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về biến chứng não do sởi gây ra.
Khi mắc bệnh sởi, bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em dễ bị các biến chứng do sự tấn công của vi khuẩn do bội nhiễm hoặc do virus. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất là biến chứng não do sởi.
1. Điểm danh những biến chứng não do sởi gây ra
Một trong những biến chứng não do sởi nguy hiểm là biến chứng viêm não, viêm màng não, tủy cấp. Đây là biến chứng có thể gây tử vong và để lại các di chứng nặng nề.
- Viêm não cấp tính:
Tình trạng này thường khởi phát 6 ngày sau khi phát ban, với các đặc trưng là bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện sốt, đau đầu, nôn, cứng gáy, dấu hiệu kích thích màng não, lơ mơ, co giật và hôn mê.
Khi người bệnh sởi bị biến chứng viêm não cấp, dịch não tủy có hiện tượng tăng lympho bào và tăng protein. Tình trạng này rất đáng lo ngại vì theo các thống kê, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân viêm não cấp tính do sởi là khoảng 15%, tỷ lệ để lại những tổn thương cho hệ thần kinh thương đối với người bệnh là 25%.
- Viêm màng não:
Viêm màng não là một dạng biến chứng thần kinh nguy hiểm bởi nó có thể gây tử vong và có nhiều khả năng để lại di chứng cho người bệnh. Viêm màng não được phân loại khác nhau. Sự phận loại này dựa vào nguyên nhân gây bệnh, có thể là viêm màng não thanh dịch do virus sởi hoặc viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm.
Dù nguyên nhân gây biến chứng viêm màng não là do virus hay do bội nhiễm thì bệnh nhân cần hết sức cảnh giác với biến chứng não do sởi này vì mức độ nguy hiểm của nó có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng.
Video đang HOT
Viêm màng não là một biến chứng não do sởi nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người bệnh – Ảnh Internet.
- Viêm tủy cấp:
Biến chứng viêm tủy cấp cũng nguy hiểm không kém so với viêm não cấp tính và viêm màng não. Theo đó, viêm tuỷ cấp bao gồm những tổn thương cấp tính ở tuỷ sống, đó có thể là tổn thương chất trắng hay chất xám của tuỷ sống hoặc cũng có thế là tổn thương toàn bộ ở một đoạn tuỷ hay vài đoạn kế cận nhau.
Đa số các bệnh nhân gặp biến chứng viêm tủy cấp đều được hồi phục một phần chức năng thần kinh bị tổn thương. Quá trình hồi phục cơ thể có thể kéo dài từ 6 tháng tới 1 năm tùy vào mức độ của biến chứng.
Đáng chú ý là có khoảng 1/3 số bệnh nhân để lại di chứng ở các mức độ khác nhau: từ rối loạn chức năng mức độ nhẹ như khó khăn khi vận động, đại tiểu tiện không chủ động đến những di chứng mức độ nặng như khi bệnh nhân phải di chuyển trên xe lăn và sinh hoạt hàng ngày phải phụ thuộc vào người giúp đỡ.
2. Biến chứng não do sởi gây viêm chất trắng bán cấp xơ hóa hiếm gặp
Biến chứng viêm chất trắng bán cấp xơ hóa là một biến chứng não do sởi hiếm gặp, khó tiên lượng và để lại những di chứng nặng nề.
Biến chứng viêm chất trắng bán cấp xơ hóa hiếm gặp nó có thể kéo dài từ vài tháng đến 1 năm và làm bệnh nhân tử vong – Ảnh Internet
Biến chứng này có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, thường gặp ở độ tuổi từ 2 – 20 tuổi. Biến chứng viêm chất trắng bán cấp xơ hóa xuất hiện muộn sau vài năm mắc sởi do virus sởi có thể sống tiềm tàng nhiều năm trong cơ thể bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bất thường.
Sự nguy hiểm của biến chứng viêm chất trắng bán cấp xơ hóa hiếm gặp nó có thể kéo dài từ vài tháng đến 1 năm và làm bệnh nhân tử vong do tăng trương lực cơ và co cứng mất não.
3. Viêm não toàn bộ xơ hóa bán cấp
Một biến chứng não do sởi khác là viêm não toàn bộ xơ hóa bán cấp. Đây là một biến chứng thoái hóa hệ thần kinh trung ương do não nhiễm virus sởi dai dẳng. Biến chứng viêm não toàn bộ xơ hóa bán cấp khởi phát từ từ, không có dấu hiệu cấp tính, hành vi và trí tuệ giảm sút từ từ, sau đó xuất hiện mất điều hòa vận động, giật rung cơ.
Viêm não toàn bộ xơ hoá bán cấp là một rối loạn thần kinh tiến triển, thông thường bệnh nhân sẽ tử vong trong vòng mấy tháng hoặc nhiều năm sau khi bị sởi. Biến chứng này gây thoái triển tinh thần, rung giật cơ và động kinh.
Chẩn đoán viêm não toàn bộ xơ hóa bán cấp bao gồm EEG, CT hoặc MRI, xét nghiệm DNT và xét nghiệm huyết thanh sởi. Điều trị biến chứng này là điều trị hỗ trợ.
Người đàn ông bị mất ý thức vì căn bệnh lạ
Bị co giật, mất ý thức, yếu người, bác sĩ tưởng bệnh nhân bị động kinh vô căn, nhưng điều trị không hiệu quả, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc phải căn bệnh hiếm.
Cấy trí tuệ nhân tạo vào não, được chăng?Vô hiệu hóa túi phình động mạch não khổng lồ mà không cần phẫu thuậtCứu sống bệnh nhân xuất huyết màng não phức tạpThực hư thông tin "ung thư não đụng dao, kéo sẽ nhanh chết"
Đó là trường hợp bệnh nhân Nguyễn Võ B. (37 tuổi) vừa được các bác sĩ Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM) phối hợp với các chuyên gia ở Pháp phát hiện mắc phải căn bệnh cực hiếm sau khi bị mất ý thức, co giật nửa thân người mà trước đó các bác sĩ nghĩ bị động kinh vô căn.
Tưởng bệnh nhân bị động kinh vô căn
Theo đó, cách nhập viện khoảng 2 tuần, anh B. có 1 cơn mất ý thức đột ngột, khi tỉnh dậy bệnh nhân thấy yếu bên phải. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng cơn co giật toàn cơ thể. Trong lúc nằm viện, bệnh nhân có những cơn giật cục bộ ngắn ở miệng, nửa người phải, không ghi nhận sốt, sau cơn bệnh nhân đều tỉnh táo.
Các bác sĩ ở đây tiến hành chụp MRI sọ não thì chưa ghi nhận tổn thương, các xét nghiệm khác bình thường. Bệnh nhân được chẩn đoán động kinh vô căn, điều trị thuốc chống động kinh và xuất viện.
Bệnh nhân Nguyễn Võ B. (37 tuổi) mắc bệnh viêm não tự miễn NMDA. Ảnh: BVCC
Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân bắt đầu giật cục bộ vùng mặt, nửa thân với tần suất cao hơn, chọc dò thắt lưng không ghi nhận tình trạng viêm nhiễm. Bệnh nhân xin chuyển lên bệnh viện lớn ở TP.HCM, nhưng tại đây bệnh nhân vẫn còn co giật nhiều và ý thức bắt đầu suy giảm, không nói được, kèm những triệu chứng loạn động miệng. Bệnh nhân được chuyển về bệnh viện quận Thủ Đức với chẩn đoán theo dõi viêm não Herpes (đang chờ kết quả), điều trị với Acyclovir ngày 4 và 3 loại thuốc chống động kinh.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Khánh - Bệnh viện quận Thủ Đức, cho biết khi kết quả vi rút Herpes âm tính, kèm với tam chứng sa sút trí tuệ, động kinh, loạn động miệng diễn tiến nhanh trong 1 tháng, các bác sĩ nghĩ đến bệnh viêm não tự miễn NMDA, và bắt đầu khởi động điều trị Methylprednisolon liều tấn công bằng tĩnh mạch trong 7 ngày sau đó giảm liều qua đường uống, kết hợp điều trị chống động kinh. Số cơn co giật giảm, nhưng loạn động miệng vẫn còn và ý thức chưa cải thiện.
"Sau 5 ngày ngưng Methylprednisolon tĩnh mạch, chúng tôi quyết định thay huyết tương sử dụng albumin, lọc cách ngày. Bệnh nhân được điều trị tại khoa ICU (hồi sức tích cực) thở máy. Số cơn co gồng toàn thân vẫn còn, ý thức ngôn ngữ chưa cải thiện, loạn động miệng có giảm tần suất. Trong thời gian này, kết quả kháng thể NMDA trong huyết thanh và trong dịch não tủy gửi đi Pháp sau 2 tuần, cho kết quả dương tính, khẳng định chẩn đoán ban đầu của chúng tôi", bác sĩ Khánh chia sẻ.
"Sau 5 ngày sử dụng IVIg (thuốc globulin miễn dịch đường tĩnh mạch, điều trị đặc hiệu cho các bệnh tự miễn), theo phác đồ trên thế giới và hiệu chỉnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, bệnh nhân được chuyển về Khoa nội thần kinh điều trị tiếp với thở oxy qua khí quản mở, viêm phổi bệnh viện tạm ổn với các kháng sinh. Sau 2 tuần điều trị, đến hôm nay (3.11), số cơn co giật giảm dần, loạn động miệng không còn thấy, nhưng bệnh nhân chưa nói, chưa tiếp xúc được", bác sĩ Khánh cho biết thêm.
Bệnh viêm não tự miễn NMDA là gì?
Theo bác sĩ Khánh, hệ miễn dịch của cơ thể tự sản sinh ra kháng thể (một loại vũ khí bảo vệ cơ thể) chống lại chính một cấu trúc rất nhỏ trên bề mặt tế bào thần kinh ở não bộ của bản thân bệnh nhân (thụ thể N-methyl-D-aspartate, viết tắt là NMDA). Tác động này làm tổn hại hệ thần kinh, đưa đến các biểu hiện tâm thần kinh của bệnh.
Năm 2005, bác sĩ Josep Dalmau và cộng sự tại Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ đã báo cáo về các ca bệnh đầu tiên. Ở thời điểm này, người ta gọi là viêm não hệ viền cận ung thư vì bệnh thường được mô tả ở các phụ nữ trẻ bị u quái buồng trứng (teratoma) (một loại bướu bên trong có chứa mô thần kinh, răng, tóc...). Cắt bỏ u quái và điều trị miễn dịch thì bệnh nhân hồi phục tốt. Sau này, khi nghiên cứu nhiều bệnh nhân hơn, các nhà nghiên cứu thấy rằng bệnh xảy ra cả ở nam giới và chỉ khoảng 50% bệnh nhân nữ có bướu quái buồng trứng.
Biểu hiện của bệnh đa dạng, nhưng tựu chung lại có các triệu chứng tâm thần (bồn chồn, lo âu, ảo thị, ảo thanh, hành vi bất thường, kích động,...) trong 2 tuần đầu, dễ lầm với một bệnh lý tâm thần không tổn thương não. Sau đó qua 1 đến 2 tuần tiếp theo, bệnh diễn tiến làm bệnh nhân có cơn động kinh (gồng cứng tứ chi, co giật), rối loạn ý thức (không nói chuyện, không tiếp xúc), loạn động miệng (miệng nhai liên tục kể cả khi không có thức ăn, nhai đến gãy răng, bầm môi). Bệnh diễn tiến làm bệnh nhân suy hô hấp, cần hỗ trợ thở máy. MRI sọ não ghi nhận có tổn thương các nhân xám và vỏ não ở giai đoạn này. Xét nghiệm dịch não tủy và huyết thanh có thể có kháng thể NMDA (hiện xét nghiệm phải gửi qua Anh, Pháp).
Để điều trị căn bệnh hiếm này, cần phối hợp nhiều phương thức điều trị miễn dịch như: sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (corticoid); truyền tĩnh mạch globulin miễn dịch; thay huyết tương. Nếu bệnh nhân có bướu quái sẽ được cắt bướu quái tại bệnh viện chuyên khoa sản. Ngoài ra, bệnh nhân cần chế độ chăm sóc đặc biệt, dinh dưỡng đầy đủ, điều trị các nhiễm trùng mắc phải trong quá trình nằm viện, thở máy, chống co giật, chống sảng. Chi phí điều trị rất cao so với thu nhập của người Việt Nam. Hiện Bảo hiểm y tế ở Việt Nam chưa chi trả cho bệnh này.
Cảnh giác với các vết muỗi đốt Ai cũng từng bị muỗi đốt. Thông thường, vết đốt của muỗi khiến bạn ngứa ngáy, khó chịu nhưng sẽ hết và không nguy hiểm. Nhưng có một số vết muỗi đốt có thể lây lan virus và gây ra các bệnh nghiêm trọng... Khi bị muỗi đốt, nước bọt từ muỗi gây ra phản ứng dị ứng làm cho vùng cắn bị...