Biến chủng Delta khiến hình mẫu chống dịch Australia “trật bánh”
Đợt bùng phát dịch Covid-19 mới nhất do biến chủng nguy hiểm Delta khiến nỗ lực dập dịch hoàn toàn của Australia bị trật bánh, trong bối cảnh chiến dịch tiêm vắc xin còn hạn chế.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vắc xin bên ngoài một trung tâm tiêm chủng ở Sydney, Australia ngày 1/7 (Ảnh: AFP).
Ba ngày sau khi xuất hiện ca nhiễm Covid-19 biến chủng Delta hiếm gặp ở Sydney, khoảng 40 người vẫn tụ tập trong một bữa tiệc sinh nhật. Nhưng họ đã vô tình bỏ qua một mối đe dọa tiềm ẩn: một trong những vị khách dự tiệc từng tiếp xúc ca nhiễm Covid-19 hiếm đó. Bệnh nhân F0 này là một tài xế ở sân bay, nhiễm biến chủng Delta từ một phi công Mỹ.
Hai tuần sau, 27 người tham gia bữa tiệc đều nhiễm bệnh, trong đó có một em bé 2 tuổi, cùng 14 người tiếp xúc gần, trong khi 7 người khác không nhiễm bệnh đều là những người được tiêm vắc xin Covid-19 .
Thực tế từ bữa tiệc trên cho thấy thách thức to lớn mà Australia đang đối mặt dù nước này được đánh giá là hình mẫu chống dịch rất thành công với chính sách phong tỏa chặt chẽ, xét nghiệm rộng rãi và truy vết hiệu quả.
Đối với Australia và mọi quốc gia khác đang theo đuổi cách chống dịch gọi là “dập dịch hoàn toàn”, bao gồm cả Trung Quốc và New Zealand, bữa tiệc ở Sydney giống như một lời cảnh báo: Nếu không tiêm vắc xin, hình mẫu chống dịch cũng khó có thể được giữ vững.
Chủ nhiệm bộ môn dịch tễ học tại Đại học Deakin ở Melbourne Catherine Bennett nhận định: “Đây là sự khởi đầu cho sự kết thúc của kiểu chống dịch dập dịch. Chúng ta có thể kiểm soát dịch lần này, nhưng mọi việc sẽ ngày càng khó khăn hơn”.
Với việc đóng biên nghiêm ngặt, xét nghiệm rộng rãi và truy vết hiệu quả, Australia từng dập dịch nhanh chóng trong khi hầu hết các nước khác phải liên tục gồng mình chống dịch lây lan không ngừng và thường là rất thảm khốc.
Australia không ghi nhận nạn nhân tử vong nào vì Covid-19 trong năm 2021. Trong khi New York (Mỹ) và London (Anh) quay cuồng trong thảm kịch Covid-19, Sydney và hầu hết các thành phố trên khắp Australia đều có thể tận hưởng cuộc sống gần như hoàn toàn bình thường: sân vận động, nhà hàng, trường học và nhà hát đều mở cửa.
Giới chính trị gia Australia, từ Thủ tướng Scott Morrison đến giới chức địa phương, đều ra sức muốn bảo vệ cuộc sống như vậy. Đối với họ, việc dập dịch hoàn toàn, bằng bất cứ giá nào, là một chính sách chiến thắng.
Biến chủng Delta lây lan mạnh
Nhưng mọi việc đang bị đảo lộn khi biến chủng Delta xuất hiện. Biến chủng Delta lây lan tại Australia thông qua các chuyến bay và những người đến trường học, bệnh viện, tiệm làm tóc, và thậm chí là cả trung tâm tiêm chủng đại trà. Một nửa dân số của đất nước 25 triệu dân này hiện được yêu cầu phải ở nhà khi số ca nhiễm mới mỗi ngày đều ở mức khoảng 200. Biên giới tiếp tục bị đóng sau 16 tháng cấm biên vì đại dịch.
Video đang HOT
Giờ đây, các quan chức nước này đang nỗ lực tìm cách chống lại một biến chủng mà họ xác định là “kẻ thù đáng gờm”. Các quan chức y tế đã cảnh báo rằng, trong hầu hết các hộ gia đình, một người nhiễm biến chủng Delta thường lây nhiễm cho tất cả mọi người. Delta đã buộc các quan chức nước này phải hành động nhanh hơn và nỗ lực hơn nữa.
Các diễn biến này được cho là bước ngoặt quá đột ngột đối với một quốc gia dành phần lớn thời gian trong năm qua để ăn mừng thành quả chống dịch rất thành công.
Ngày 2/7, Australia tiếp tục tăng gấp đôi cách tiếp cận cứng rắn với đại dịch. Thực tế này đã từng xảy ra trong quá khứ. Trong đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, Australia cũng đóng cửa biên giới suốt một năm và mở cửa muộn hơn phần còn lại của thế giới.
Trên khắp thế giới, nhiều nước cũng lâm vào tình cảnh tương tự bởi biến chủng Delta đã xuất hiện tại ít nhất 85 quốc gia. Chủng virus này hiện đang chiếm ưu thế ở Anh và Ấn Độ, nơi nó xuất hiện lần đầu tiên, và là nguồn cơn của đợt bùng phát dịch ở miền nam Trung Quốc vào tháng trước.
Nhiều quốc gia lo ngại về một “trận chiến” kéo dài. Ngày 28/6, các quan chức Trung Quốc thông báo có kế hoạch xây dựng một trung tâm cách ly khổng lồ ở Quảng Châu với 5.000 phòng dành cho du khách quốc tế. Australia cũng quyết định giảm lượng người nhập cảnh sẽ kéo dài đến cuối năm hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào tốc độ tiêm vắc xin.
Các giới chức và các nhà kinh tế học đang lo ngại cái giá phải trả về mặt xã hội cho những biện pháp khắc nghiệt này ngày càng tăng. 34.000 người Australia đang chờ được trở về giờ sẽ phải đợi lâu hơn nữa. Các doanh nghiệp vừa bắt đầu hồi sinh lại đối mặt thêm nhiều tháng đầy bấp bênh.
Melbourne, nơi phải trải qua tình trạng phong tỏa thường xuyên hơn bất kỳ thành phố nào khác tại Australia, đang chứng kiến các dấu hiệu cho viễn cảnh sắp tới. Tại khu thương mại trung tâm thành phố, mặt tiền các cửa hàng đều trống trải. Một số người vẫn lo ngại đến mức hiếm khi rời khỏi nhà, ngay cả khi không có ca nhiễm cộng đồng nào.
Đã có những ý kiến lo ngại rằng chiến dịch tiêm chủng của Australia đang diễn tiến chậm. Cho tới nay, chưa đến 8% dân số Australia được tiêm đầy đủ.
Nguy cơ Covid-19 trỗi dậy ở Mỹ sau kỳ nghỉ quốc khánh
Các nhà khoa học cảnh báo kỳ nghỉ lễ quốc khánh ở Mỹ (4/7) có thể đẩy nhanh tốc độ lây nhiễm của biến chủng Delta, nhất là tại những khu vực ít tiêm chủng.
Mỹ chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ nhân ngày quốc khánh 4/7. Khác với năm ngoái, dịp lễ năm nay cho phép người dân thưởng thức các cuộc diễu hành đầy màu sắc, những chương trình hòa nhạc sôi động và nhiều màn bắn pháo hoa rực rỡ, theo Financial Times .
Mỹ đã nỗ lực chống dịch hiệu quả trong thời gian qua. Song các chuyên gia vẫn lo ngại người dân di chuyển ồ ạt vào dịp lễ, khiến biến chủng Delta lây lan nhanh, đặc biệt tại những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Các nhà khoa học cảnh báo việc người dân Mỹ tập trung ăn mừng ngày quốc khánh có nguy cơ làm gia tăng lây lan biến chủng Delta, đặc biệt ở những vùng có tỷ lệ tiêm vaccine thấp. Ảnh: Palm Beach Post.
"Nếu biến chủng Delta siêu lây nhiễm xuất hiện trong một buổi tụ tập đông người, cùng với tâm lý chủ quan của người Mỹ, chúng ta hoàn toàn có thể thấy số ca mắc mới gia tăng", Gregory Poland, trưởng nhóm nghiên cứu vaccine tại Phòng khám Mayo ở bang Minnesota, cho biết.
Biến chủng Delta tại Mỹ
Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đề xuất việc tổ chức một bữa tiệc mừng ngày 4/7, quy tụ 1.000 khách tại bãi cỏ của Nhà Trắng. Ông còn dự kiến thăm bang Michigan vào ngày 3/7, một hoạt động trong chuyến công du tới các bang mang chủ đề "Cùng đưa nước Mỹ trở lại".
Chia sẻ với phóng viên hôm 2/7, ông Biden cho biết ông không lo lắng về một đợt bùng phát dịch, song khuyến khích người dân đi tiêm phòng. Chính quyền của ông Biden cũng thừa nhận họ không đạt được mục tiêu đề ra trước đó: Tiêm chủng cho 70% dân số vào ngày quốc khánh.
"Tôi lo ngại những người chưa tiêm phòng có thể nhiễm biến chủng mới và phát tán biến chủng này cho những người xung quanh", Tổng thống Biden nói. "Ngày 4/7 năm nay khác với năm ngoái. Và ngày 4/7 năm sau sẽ tốt đẹp hơn".
Số ca mắc Covid-19 ở Mỹ đã giảm mạnh kể từ đỉnh dịch hồi đầu năm. Song nhiều người lo ngại biến chủng Delta có thể phá hủy nỗ lực này. Ở một vài bang, số ca mắc mới có liên quan đến biến chủng Delta đang tăng trở lại.
Theo phân tích của Financial Times , biến chủng Delta hiện chiếm phần lớn trong số các trường hợp mắc Covid-19 được giải mã trình tự gene ở Mỹ. Ước tính cứ 5 bệnh nhân Covid-19 thì có 3 trường hợp liên quan đến biến chủng này.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng đưa ra số liệu tương tự, cho thấy khả năng lây lan nhanh của Delta.
Dù vậy, nhiều nghiên cứu của chính phủ Anh cho rằng ba loại vaccine đã được phê duyệt ở Mỹ có tính hiệu quả cao trước biến chủng Delta. Theo số liệu của CDC, Mỹ đã hoàn thành việc tiêm chủng cho khoảng 156 triệu người dân.
Điều mà giới chức Mỹ lo lắng là biến chủng Delta có thể lây lan nhanh tại những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Theo Giám đốc Rochelle Walensky của CDC, khoảng 1.000 hạt ở nước này có tỷ lệ tiêm chủng dưới 30%.
"Khi biến chủng Delta tiếp tục lan rộng trên toàn quốc, chúng tôi dự đoán các khu vực này sẽ gia tăng số ca mắc. Điều này sẽ không xảy ra nếu chúng tôi có thể tiêm chủng cho nhiều người hơn", bà Walensky cho biết hôm 1/7.
Chiến dịch tiêm chủng ở Mỹ đang chậm dần, buộc giới chức phải nghĩ cách để vận động người dân. Tại nhiều tiểu bang, người tiêm vaccine sẽ được thưởng đồ ăn hoặc thức uống miễn phí, thậm chí có cơ hội dành được hàng triệu USD.
Rủi ro theo khu vực
Cùng lúc này, Nhà Trắng dự định triển khai nhiều đội ứng phó khẩn cấp, nhằm hỗ trợ các địa phương xét ngiệm và truy dấu mầm bệnh.
Theo phân tích của Financial Times , bang Missouri đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao nhất, khi 90% ca mắc mới liên quan đến biến chủng Delta. Số ca nhập viện cũng tăng đột biến, buộc bang này phải di chuyển bệnh nhân đến các cơ sở dự phòng.
Alexander Garza, chỉ huy đội ứng phó đại dịch của khu vực St Louis, cho biết: "Bang Missouri giống như 'đại bản doanh' của biến chủng Delta (ở Mỹ)". Theo ông Garza, 37% ca nhập viện ở St Louis là người dưới 45 tuổi.
Ông Garza cũng cho biết các cuộc tụ họp đông người vào dịp nghi lễ là "môi trường lý tưởng" cho virus lây lan, đặc biệt khi người dân không tiêm vaccine.
Tại Missouri, khoảng 56% dân số đã được tiêm một mũi vaccine, trong khi số liệu này ở New York là hơn 70%.
Mỹ hiện có đủ lượng vaccine cần thiết và chính quyền nhiều bang đang nới lòng các biện pháp hạn chế. Song một số quan chức y tế vẫn khuyến cáo người dân tiếp tục hành động cẩn trọng trước biến chủng siêu lây nhiễm.
Một cuộc diễu hành nhân ngày quốc khánh Mỹ. Ảnh: AP .
Tại hạt St Louis và Los Angeles, giới chức tuần này đã đặc biệt khuyến cáo người dân phải đeo khẩu trang dù họ đã tiêm chủng hay chưa. Quy định này có phần mâu thuẫn với chính sách nới lỏng của CDC Mỹ.
Barbara Ferrer, giám đốc y tế công tại hạt Los Angeles, nói việc đeo khẩu trang sẽ giảm bớt tỷ lệ lây nhiễm, dù vaccine đã chứng minh tính hiệu quả trước biến chủng Delta.
Học giả cấp cao về bệnh truyền nhiễm Amesh Adalja tại Trung tâm An ninh Y tế của Đại học Johns Hopkins cho biết các bang chưa tiêm chủng sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề sau kỳ nghỉ lễ quốc khánh.
"Biến chủng Delta không phải là rủi ro mang tính hệ thống, mà là rủi ro theo khu vực", ông Adalja nói thêm.
Chủng Delta bẻ cong chiến lược chống dịch Australia Ba ngày sau khi Sydney ghi nhận ca nhiễm biến chủng Delta, khoảng 40 người vẫn tụ tập mừng sinh nhật, bao gồm một khách từng tiếp xúc gần ca F0. Hai tuần sau, 27 người tham gia bữa tiệc nhận kết quả dương tính với nCoV, trong đó có một bé 2 tuổi, cùng 14 trường hợp tiếp xúc gần. 7 người...