Biến chứng đáng ngại của bệnh lậu
Lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục, nên bất cứ ai có quan hệ tình dục với người mắc bệnh đều có thể bị bệnh lậu.
Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi. Nếu không được điều trị, bệnh lậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản.
Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhea, song cầu trong tế bào. Lậu lây truyền do tiếp xúc với dương vật, âm đạo, miệng, hay hậu môn. Lậu có thể truyền từ mẹ sang con khi sinh đẻ. Một số ít trường hợp có thể mắc lậu do dùng chung chậu, khăn hoặc qua quần áo nhiễm lậu cầu khuẩn. Vi khuẩn lậu có thể sinh sôi nảy nở nhanh trong môi trường nóng và ẩm ướt của đường sinh sản như cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng và cả đường tiết niệu (niệu đạo). Vi khuẩn lậu cũng có thể phát triển ở miệng, họng, mắt và hậu môn.
Triệu chứng khi bị bệnh lậu
Ở nam: Thời kỳ ủ bệnh trung bình 3-5 ngày, có thể sớm nhất 1 ngày, chậm nhất là 2 tuần. Thời gian này không có triệu chứng gì nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác. Triệu chứng sớm nhất là cảm giác khó chịu dọc niệu đạo kèm đái buốt, đái dắt, ứa mủ, đái ra mủ, toàn thân có thể sốt, mệt mỏi, đôi khi thấy đau hay sưng ở tinh hoàn.
Ở nữ: Lỗ niệu đạo sưng đỏ, chảy mủ, ngứa âm đạo, tiểu nhiều lần, tiểu cấp, tiểu buốt, cổ tử cung sưng đỏ… rất dễ bị viêm vùng chậu và các loại bệnh như: viêm ống dẫn trứng, viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ… Bệnh lậu nếu không được phát hiện và điều trị sớm, rất dễ chuyển thành bệnh mạn tính và biến chứng, ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe vĩnh viễn và nghiêm trọng cho cả nam và nữ.
Hình ảnh vi khuẩn và biểu hiện bệnh lậu.
Bệnh lậu có nguy hiểm?
Video đang HOT
Bệnh lậu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, bao gồm các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Với phụ nữ: Bệnh lậu là một nguyên nhân thường gặp gây viêm tiểu khung, có thể dẫn đến sự tạo thành túi mủ trong ổ bụng và gây đau kéo dài, mạn tính ở vùng tiểu khung. Viêm tiểu khung có thể làm cho tiến triển mạn tính gây xơ hóa hẹp vòi trứng, dẫn đến vô sinh hoặc tăng nguy cơ bị chửa ngoài tử cung. Chị em cũng cần lưu ý rằng mắc lậu mạn tính rất dễ gây vô sinh do lây nhiễm gây viêm cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng…
Phụ nữ có thai bị bệnh lậu có nguy cơ cao bị sẩy thai, nhiễm trùng ối hoặc chuyển dạ sớm. Trong quá trình chuyển dạ, nếu mẹ mắc bệnh lậu có thể truyền vi khuẩn gây bệnh sang cho bé. Bệnh lậu sẽ ảnh hưởng đến mắt của trẻ sơ sinh, nếu không được điều trị, bé có thể bị mù. Ngoài ra, bệnh lậu từ mẹ có thể gây một số bệnh cho bé như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng khớp gối và chứng viêm màng não.
Với nam giới: Viêm tuyến tiền liệt là ảnh hưởng đầu tiên của bệnh lậu. Chít hẹp niệu đạo: tiểu buốt, tiểu dắt là biểu hiện của bệnh viêm niệu đạo, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến chít hẹp ở niệu đạo ở nam giới, một số người có thể bị hẹp ống dẫn tinh, thậm chí tắc nghẽn, từ đó dẫn đến vô sinh. Mắc các bệnh viêm nhiễm khác như: viêm tinh hoàn (bụng dưới có cảm giác đau, sờ vào thấy mào tinh hoàn sưng to, có cảm giác đau dữ dội), viêm quy đầu, viêm bao quy đầu… hoặc các viêm nhiễm khác ở cơ quan sinh dục. Bệnh lậu có thể gây viêm tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh… có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng vô sinh ở nam giới.
Với cả hai giới, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lậu cũng có thể lan vào máu và gây nhiễm trùng cơ hội toàn thân. Nhiễm khuẩn lậu có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Vi khuẩn có thể xâm nhập máu. Tình trạng viêm khớp, viêm da và các cơ quan khác có thể xảy ra nếu bị lậu nhưng không được điều trị. Bệnh lậu không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ mắc hoặc lây truyền HIV.
Lưu ý: Để phòng ngừa các biến chứng do bệnh lậu gây ra, người bệnh cần phải phát hiện được bệnh sớm để từ đó có biện pháp chữa trị thích hợp, kịp thời. Không nên ngại ngùng hay giấu giếm bệnh mà tự ý mua thuốc về chữa trị, sẽ làm cho bệnh lậu thêm nặng hơn. Khi có những biểu hiện nghi ngờ là mắc bệnh lậu, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.
BS. Tâm Anh
Theo SK&ĐS
Tuổi nào mới nên bắt đầu làm "chuyện ấy"?
Mặc dù việc quan hệ tình dục có thể được bắt đầu ở độ tuổi dậy thì, nhưng đây không phải độ tuổi thích hợp để làm "chuyện ấy".
Ảnh minh họa.
Ngày càng nhiều học sinh "yêu" sớm
Một nghiên cứu của Tiến sĩ tâm lý học Trần Thành Nam (giảng viên trường ĐHQGHN) và đồng nghiệp chọn mẫu tại một số trường ở nội và ngoại thành Hà Nội cho thấy, đến hết lớp 9 có khoảng 10% học sinh đã từng quan hệ tình dục; tính đến hết lớp 12 thì con số là 39%.
Trong số học sinh THPT thừa nhận từng có quan hệ tình dục thì có đến 29.5% các em nam cho biết không sử dụng bao cao su trong lần quan hệ gần nhất; và chỉ có 8% các em học sinh nữ nói rằng mình có sử dụng ít nhất một hình thức "phòng tránh thai" nào đó (bao gồm nhiều hình thức không khoa học như uống nước chanh; quan hệ đứng và vệ sinh vùng kín ngay sau khi quan hệ bằng chanh).
Theo các chuyên gia, tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở thanh thiếu niên Việt ngày càng trẻ hóa. Đáng ngại, có những trường hợp sau khi bị phát tán hình ảnh hay clip trên mạng đã gặp sang chấn tâm lý dẫn tới hành vi tự tử (trường hợp đau lòng của nữ sinh lớp 11 ở Nghệ An). Đây thực sự là điều khiến các bậc phụ huynh khá đau đầu.
Chia sẻ về vấn đề này, BSCKII Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, nam giới, việc xuất tinh sớm và thường xuyên sẽ làm hao hụt đáng kể số lượng và chất lượng tinh trùng mặc dù việc quan hệ tình dục có thể được bắt đầu ở độ tuổi dậy thì.
Lý giải điều này, BS Lợi cho biết, mặc dù ở tuổi dậy thì (nam có tinh trùng, nữ xuất hiện kinh nguyệt mỗi tháng) cả nam, nữ đều có thể làm chuyện ấy nhưng chưa hoàn thiện về mặt cơ thể.
"Làm "chuyện ấy" quá sớm khiến các em có thể có con ngoài ý muốn và buộc phải phá thai, gây ám ảnh, sợ hãi cho các em suốt quãng thời gian sau này", BS Lợi nhận định.
Đặc biệt, ở nam giới, việc xuất tinh sớm và thường xuyên sẽ làm hao hụt đáng kể số lượng và chất lượng tinh trùng. Đồng thời, nam giới càng quan hệ sớm càng dễ bị rối loạn cương dương và suy sinh dục khi trưởng thành.
Ngoài ra, BS Lợi cũng nhấn mạnh, thanh thiếu niên quan hệ sớm còn có nguy cơ mắc các bệnh xã hội như viêm niệu đạo, HIV, lậu, sùi mào gà. Trong đó, nhiều bệnh không thể chữa khỏi.
Ông cho biết, từng gặp những nam sinh đến viện trong tình trạng bí tiểu, tiểu buốt. Đáng buồn khi hỏi "tiền sử" tình trường thì các em thường quanh co, chỉ đến khi bác sĩ chỉ ra những hậu quả khôn lường các em mới thú nhận nhưng đều rất "lơ mơ" về các biện pháp an toàn trong quan hệ tình dục.
Về mặt tâm lý, việc quan hệ ở độ tuổi quá trẻ khiến các em rơi vào trạng thái lo sợ do thường xuyên phải giấu giếm, căng thẳng. Khi mắc các bệnh lây nhiễm, do ngại chia sẻ, đa số bệnh nhân không được chữa trị kịp thời và khiến tình trạng tăng nặng hoặc gặp các biến chứng nguy hiểm khi nhập viện.
Tuổi nào mới nên bắt đầu?
Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng, Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội giải thích thêm, đối với con trai từ 10-19 tuổi sẽ trải qua các bước phát triển về bộ máy sinh sản.
Xuất tinh lần đầu của các chàng trai thường ở 13-15 tuổi và xảy ra ban đêm khi đang ngủ (mộng tinh). Còn ở con gái, từ 9-14 tuổi, khi bắt đầu có kinh nguyệt, nhu cầu tình dục cũng xuất hiện.
Tuy nhiên, độ tuổi thích hợp để quan hệ tình dục là 20 tuổi đối với nam giới, 18 tuổi đối với nữ giới. Đây là giai đoạn cơ thể hoàn chỉnh về giải phẫu cũng như tâm sinh lý, không nên "yêu" quá sớm để tránh những hệ quả đáng tiếc.
Hơn nữa, tuổi phù hợp cho quan hệ tình dục là độ tuổi được phép kết hôn theo pháp luật Việt Nam: nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi. Lúc này bạn trẻ có đủ năng lực về nhận thức, sự ổn định về tâm lý và xã hội.
Đặc biệt, theo BS Nguyễn Bá Hưng, quan hệ tình dục không an toàn tuổi vị thành niên do ý thức về tự bảo vệ và an toàn tình dục chưa có sự chuẩn bị, các bạn dễ mắc những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, sang chấn bộ phận sinh dục và vấn đề tâm lý. Những yếu tố này ảnh hưởng đến sức khỏe nam giới trong tương lai cả về chức năng tình dục và chức năng sinh sản.
Theo infonet
Đừng chủ quan với kinh nguyệt không đều bởi nó đang tố cáo "cô bé" mắc những chứng bệnh khó nói Nhiều chị em nghĩ rằng, kinh nguyệt đột nhiên biến mất thì đó mới là điều bất thường. Do đó, nếu kinh nguyệt vẫn có mà không đều thì nó vẫn là điều bình thường không đáng lo ngại. Kinh nguyệt không đều và bất thường có thể gây ra sự khó chịu cho nhiều phụ nữ. Sự khó chịu này không chỉ...