Biến chứng Covid-19 ở trẻ em càng hiếm càng nguy hiểm

Theo dõi VGT trên

Trẻ em nếu dương tính với Covid-19 có thể xuất hiện triệu chứng viêm khắp cơ thể, thậm chí kéo dài vài tuần sau khi trẻ bị nhiễm virus.

Biến chứng Covid-19 ở trẻ em càng hiếm càng nguy hiểm - Hình 1

Các nghiên cứu cho biết rằng, trẻ em thường là những trường hợp nhẹ nếu nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, Phó chủ tịch Ủy ban các bệnh truyền nhiễm thuộc Học viện Nhi khoa Mỹ, TS. Sean O’Leary cho biết quốc gia này đã ghi nhận tới 90 ca tử vong của trẻ em vì dịch COVID-19 với thời gian ngắn chỉ vài tháng.

Thực tế, trẻ nhỏ thông thường sẽ ở trong nhà, đặc biệt khi tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp thì trẻ nhỏ càng ở trong nhà nhiều hơn, điều này khiến khả năng tiếp cận người của trẻ không cao.

Tuy nhiên, thời điểm trường học mở cửa, năm học mới đến là lúc các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng cho tình hình sức khỏe con em mình.

1. Triệu chứng nhiễm COVID-19 ở trẻ

Dấu hiệu khi trẻ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 xảy ra cũng tương tự đối với người trưởng thành. Thông thường, các triệu chứng khi trẻ mắc bệnh cũng là ho, sốt, cảm thấy khó thở.

Đối với một số trẻ còn xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như: trẻ bị cảm lạnh, xuất hiện tình trạng đau họng ở trẻ, trẻ có thể bị nghẹt mũi, đau đầu, đau cơ, bị lạnh, thậm chí có tình trạng còn mất vị giác,khứu giác, bị tiêu chảy và xuất hiện cảm giác buồn nôn.

Trong khi đó, BS. Daniel Cohen thuộc khoa nhi ở New York của Mỹ cho biết rằng, trẻ cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng khó thở, phát ban và đặc biệt tình trạng phát ban của trẻ diễn ra rất nhanh.

Biến chứng Covid-19 ở trẻ em càng hiếm càng nguy hiểm - Hình 2

Cần kiểm tra sức khỏe của trẻ trong mùa dịch Covid-19 đang diễn ra – Ảnh Internet

Không chỉ vậy, trẻ còn bị thiếu năng lượng, khó có thể tỉnh táo như bình thường và bị uể oải. Các bậc phụ huynh cần kịp thời thông báo cho bác sĩ biết rằng trẻ đang gặp phải những tình trạng nào, khó thức dậy, thường xuyên ngủ gật, trẻ bị kiệt sức hoặc có triệu chứng chán ăn.

Video đang HOT

2. Biến chứng COVID-19 bất thường ở trẻ

Những trường hợp trẻ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể gặp triệu chứng viêm khắp cơ thể. Đối với nhiều trường hợp trẻ còn bị viêm kéo dài thậm chí kéo dài cả vài tuần sau đó khi bị nhiễm COVID-19. Đối với tình trạng này còn được gọi là hội chứng đa hệ.

Hội chứng đa hệ là tình trạng nghiêm trọng, trong đó một số các bộ phận cơ thể của trẻ như: tim, thận, mạch máu, não bộ, da, mắt đều xuất hiện triệu chứng bị viêm.

Đối với triệu chứng này, khi xảy ra sẽ khiến trẻ bị sưng bàn tay, chân, kèm theo đó là cảm giác bị đau. Thực tế, biểu hiện triệu chứng này khi trẻ nhiễm Covid-19 là bất thường và hiếm gặp có thể xuất hiện vài ngày đến vài tuần sau khi trẻ tiếp xúc với người bị mắc Covid-19.

Những trẻ bị mắc hội chứng đa hệ (MIS-C) sẽ xảy ra tình trạng sốt kéo dài hơn 24 giờ. Kèm theo các triệu chứng khác như, tiêu chảy, nôn mửa, hiện tượng trẻ bị phát ban, mắt đỏ, môi lưỡi đều bị sưng hoặc đỏ, trẻ mệt mỏi một cách bất thường.

Biến chứng Covid-19 ở trẻ em càng hiếm càng nguy hiểm - Hình 3

Biến chứng Covid-19 ở trẻ có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm – Ảnh Internet

Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc MIS-C: Trẻ khó thức dậy, lú lẫn, đau ngực, đau bụng và môi hơi xanh. Đối với tình trạng trẻ mắc hội chứng đa hệ hầu hết đều có liên quan đến COVID-19 và trẻ cần nhanh chóng nhập viện và chăm sóc đặc biệt.

Đây là hội chứng hiếm nhưng có thể khá nặng đối với trẻ em. Vì vậy, bác sĩ đưa ra lời cảnh báo rằng phụ huynh cần để ý tới trẻ, các dấu hiệu càng hiếm ở trẻ càng không được chủ quan, coi thường.

3. Phòng ngừa COVID-19 cho trẻ nhỏ

- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và CDC Mỹ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần tập cho con thói quen rửa tay sạch sẽ là biện pháp phòng ngừa Covid-19.

Lưu ý, hướng dẫn các bé rửa tay ít nhất 20 giây bằng xà phòng hoặc sử dụng các chất khử trùng có chứa cồn 60%. Cần dặn trẻ rửa tay sau khi trở về nhà, trước và khi ăn cơm hoặc sau khi đi vệ sinh.

- Đối với cha mẹ, muốn bảo vệ trẻ cần vệ sinh nhà cửa, khử trùng thường xuyên, làm sạch các bề mặt tiếp xúc nhiều như: tay nắm cửa, công tắc đèn, điều khiển từ xa,….

- Hướng dẫn trẻ và cần cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài, khi ở nơi công cộng.

- Nếu không bắt buộc phải ra ngoài hoặc không cần thiết thì nên cho trẻ ở nhà để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Nghiên cứu mới chỉ ra nguồn lây nhiễm COVID-19 quan trọng nhưng ít người biết tới

Dễ nhiễm COVID-19 nhưng lại không thể hiện triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, trẻ em có thể đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan COVID-19.

Tờ SCMP dẫn nguồn một nghiên cứu mới tại Trung Quốc chỉ ra, trẻ em có xu thế biểu hiện ít triệu chứng hơn khi nhiễm COVID-19 và những trường hợp như vậy cũng sẽ khó bị phát hiện hơn so với người lớn. Đây có thể là một trong những yếu tố cần phải cân nhắc khi các chính phủ và các bậc phụ huynh đánh giá nguy cơ của việc cho trẻ tới trường trong mùa dịch.

Theo một bài báo công bố trên tạp chí The Lancet giữa tuần trước, nghiên cứu được tiến hành trên 36 ca nhiễm COVID-19 là trẻ em tại tỉnh Triết Giang đã phát hiện ra, 10 em - tương đương với 28%, không có triệu chứng, 7 em có triệu chứng rất nhẹ.

Một nghiên cứu khác cũng công bố trong tháng này trên tạp chí The New England Journal of Medicine đưa ra các kết quả tương tự. Cụ thể, trong 171 trẻ em bị nhiễm COVID-19 tại Vũ Hán, 27 em - tương đương tỷ lệ 15,8% không có triệu chứng. 12 em khác có dấu vết viêm phổi khi chụp X-quang nhưng không có triệu chứng lây nhiễm.

"Tỷ lệ lớn các trẻ em có triệu chứng kín cho thấy những khó khăn trong việc xác định bệnh nhân nhi không có thông tin dịch tễ rõ ràng, dẫn tới một tình huống nguy hiểm trong lây nhiễm cộng đồng", các tác giả trong nghiên cứu Triết Giang cho hay.

Nghiên cứu mới chỉ ra nguồn lây nhiễm COVID-19 quan trọng nhưng ít người biết tới - Hình 1

Trẻ em mắc COVID-19 thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ (ảnh: SCMP)

Tuần trước, Trung Quốc tuyên bố "về cơ bản đã dừng" được lây nhiễm COVID-19 trong nước sau hai tháng áp dụng phong toả và các biện pháp cách ly quy mô lớn trên toàn đất nước. Một số tỉnh như Quế Châu, Thanh Hải và Vân Nam đã bắt đầu mở lại trường học và ngày càng có nhiều tỉnh khác chuẩn bị "nối bước". Tuy nhiên, giới chức giáo dục tại thủ đô Bắc Kinh và tỉnh Quảng Đông lại vẫn chưa đưa ra ngày xác định cho trường học tái hoạt động. Tại Hong Kong - nơi các ca nhiễm virus từ nước ngoài trở về đang tăng mạnh, trường học sẽ không mở cửa lại cho tới ngày 20/4.

Trong bối cảnh đại dịch tiếp tục bùng phát trên toàn cầu, với ít nhất 655.000 người lây nhiễm và hơn 30.000 người tử vong - nhiều quốc gia đã đóng cửa trường học và ký túc xá cũng như áp dụng các biện pháp khoảng cách xã hội và cả cách ly hoàn toàn nhằm ngăn chặn sự lây lan.

Chuyên gia y tế người Canada Alyson Kelvin và Scott Halperin nhận định, nghiên cứu Triết Giang chỉ ra vai trò tiềm tàng của trẻ em trong việc lây lan virus.

"Phát hiện quan trọng nhất từ những phân tích đó là bằng chứng rõ ràng cho thấy, trẻ em dễ bị mắc [COVID-19] nhưng thường không có triệu chứng rõ rệt, khiến gia tăng khả năng trẻ em có thể là tác nhân gây ra lây nhiễm", Kelvin và Halperin bình luận trong bài nghiên cứu.

Nghiên cứu do Song Qifa từ Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh tật Ninh Ba và Chen Dong của Bệnh viên Trung tâm Ô Châu, thực hiện. Họ xem xét một nhóm trẻ em có độ tuổi từ 1 tới 16 và bị ốm từ giữa tháng 1 tới cuối tháng 2.

Những trẻ em trong nghiên cứu đều đến từ các thành phố của Ninh Ba và Ôn Châu và chiếm khoảng 5% tổng số trường hợp nhiễm COVID-19 tại thời điểm đó. Các em từng có tiếp xúc gần với một thành viên bị nhiễm trong gia đình hay bị phơi nhiễm trong khu vực, hoặc cả hai.

Gần một nửa các em có triệu chứng nhẹ và số còn lại có triệu chứng vừa phải; tất cả đều hồi phục sau trung bình là 14 ngày tại bệnh viện. Những người có triệu chứng vừa phải chủ yếu là sốt và ho khan.

Các nhà nghiên cứu tìm ra, so sánh với các bệnh nhân người lớn trong thành phố, mức độ nghiêm trọng của việc ho, sốt và viêm phổi vì mắc COVID-19 nhẹ hơn đáng kể ở trẻ em. Trẻ em mắc COVID-19 cũng có triệu chứng nhẹ hơn so với những bệnh nhân đồng lứa mắc SARS trong dịch 2002-03.

Còn trong nghiên cứu về Vũ Hán do các học giả từ Vũ Hán, Bắc Kinh và Hong Kong tiến hành, họ cũng phát hiện hầu hết trẻ em mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ hơn so với người trưởng thành.

"Lây nhiễm không triệu chứng là điều thường xảy ra. Việc xác định nguồn lây nhiễm tiềm năng của những bệnh nhân không có triệu chứng là yếu tố quan trọng nhằm phát triển các biện pháp kiểm soát đại dịch tiếp diễn", nghiên cứu đề xuất.

Theo các chuyên gia Canada, cần phải có thêm nghiên cứu về vai trò của trẻ em trong chuỗi lây nhiễm. Mặc dù vậy, họ cũng nhấn mạnh, nếu đúng trẻ em giữ vai trò quan trọng trong lây lan virus, các chính phủ cần phải đưa điều này vào các chính sách làm chậm lại tốc độ lây lan và bảo vệ những người dễ bị tổn thương.

Nghiên cứu mới chỉ ra nguồn lây nhiễm COVID-19 quan trọng nhưng ít người biết tới - Hình 2

Nhiều quốc gia và lãnh thổ tạm thời đóng cửa trường học để ngăn chặn lây nhiễm COVID-19 (ảnh: SCMP)

Tuy nhiên, một số chuyên gia khác bày tỏ sự lo ngại về việc đóng cửa trường học, đặc biệt là khi nhiều học sinh có điều kiện khó khăn không thể tiếp cận với học trực tuyến.

"Các biện pháp đóng cửa trường học nên cân nhắc các bằng chứng dịch tễ và tránh làm gia tăng sự bất bình đẳng, đồng thời cung cấp giáo dục không cần công nghệ số, các biện pháp chăm sóc trẻ em thay thế và y tế", hai tác giả Richard Armitage và Laura Nellums từ Đại học Nottingham viết trên tạp chí The Lancet. "Các chính quyền nên áp dụng những chiến lược nhằm giảm lây nhiễm trong trường học trước khi hoặc thay vì đóng cửa như thu hẹp quy mô lớp học, gia tăng khoảng cách và tăng cường vệ sinh, khử trùng..."

Minh Đức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ba không khi ăn đậu phụBa không khi ăn đậu phụ
11:54:12 21/02/2025
Món khoái khẩu của nhiều người Việt vô tình nuôi sán trong ganMón khoái khẩu của nhiều người Việt vô tình nuôi sán trong gan
11:30:07 21/02/2025
3 lưu ý quan trọng khi uống cà phê tránh tích thêm mỡ bụng3 lưu ý quan trọng khi uống cà phê tránh tích thêm mỡ bụng
11:32:38 21/02/2025
Thời điểm tốt nhất trong ngày để uống nướcThời điểm tốt nhất trong ngày để uống nước
11:12:03 21/02/2025
Nuôi sống thành công trẻ sinh non bị viêm ruột hoại tửNuôi sống thành công trẻ sinh non bị viêm ruột hoại tử
11:26:51 21/02/2025
Hàng loạt ca viêm kết mạc vào bệnh viện ở TPHCM, bác sĩ cảnh báo "nóng"Hàng loạt ca viêm kết mạc vào bệnh viện ở TPHCM, bác sĩ cảnh báo "nóng"
15:38:20 21/02/2025
3 dấu hiệu ở mắt cảnh báo ung thư gan3 dấu hiệu ở mắt cảnh báo ung thư gan
09:37:08 22/02/2025
Virus mới ở Trung Quốc có thể lây sang người giống Covid-19, nguy hiểm thế nào?Virus mới ở Trung Quốc có thể lây sang người giống Covid-19, nguy hiểm thế nào?
09:55:01 22/02/2025

Tin đang nóng

Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn LaNhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn La
08:44:08 22/02/2025
Nhan sắc thật của Lâm Tâm Như khiến 70 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của Lâm Tâm Như khiến 70 triệu người sốc nặng
06:23:47 22/02/2025
Người đàn ông chiếm đoạt tờ vé số trúng thưởng của cụ bà 83 tuổiNgười đàn ông chiếm đoạt tờ vé số trúng thưởng của cụ bà 83 tuổi
10:16:43 22/02/2025
Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!
06:33:46 22/02/2025
Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?
06:25:29 22/02/2025
Ngay khi biết chồng được thăng chức tăng lương, tôi làm một bữa thịnh soạn ăn mừng, nào ngờ anh tức giận hất đổ mâm cơmNgay khi biết chồng được thăng chức tăng lương, tôi làm một bữa thịnh soạn ăn mừng, nào ngờ anh tức giận hất đổ mâm cơm
06:57:53 22/02/2025
Những đạo diễn thành công ngay phim đầu tayNhững đạo diễn thành công ngay phim đầu tay
06:24:28 22/02/2025
Sao nam Vbiz đang bị truy lùng chỉ vì 1 phát ngôn: Hot tới mức dính tin hẹn hò đồng giới lẫn yêu Hoa hậu!Sao nam Vbiz đang bị truy lùng chỉ vì 1 phát ngôn: Hot tới mức dính tin hẹn hò đồng giới lẫn yêu Hoa hậu!
08:09:58 22/02/2025

Tin mới nhất

Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình

Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình

10:41:55 22/02/2025
Bác sĩ kết luận bé H. bị viêm dạ dày - loét hành tá tràng, HP dương tính. Ngay lập tức, trẻ được yêu cầu nhập viện nội trú và điều trị theo phác đồ. Bác sĩ tư vấn cả gia đình của bé H. nên làm test vi khuẩn HP để có kế hoạch điều trị ph...
Loại rau Việt được coi là 'vua thảo mộc', dược tính cực cao, ăn vào bổ đủ đường

Loại rau Việt được coi là 'vua thảo mộc', dược tính cực cao, ăn vào bổ đủ đường

10:39:01 22/02/2025
Trong lá ngải cứu chứa đựng một lượng lớn các vitamin và khoáng chất quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch, lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
Có nên dùng lá trầu không chữa đau mắt đỏ?

Có nên dùng lá trầu không chữa đau mắt đỏ?

10:15:05 22/02/2025
Tuy vậy, tôi khuyến cáo không nên sử dụng tùy tiện những cách này do tinh dầu nóng trong lá trầu không có thể gây bỏng giác mạc, loét giác mạc và nhiễm khuẩn nặng hơn.
Cảnh báo biến chứng của cúm mùa: Ai dễ mắc bệnh?

Cảnh báo biến chứng của cúm mùa: Ai dễ mắc bệnh?

10:02:58 22/02/2025
Thông thường, triệu chứng cúm sẽ xuất hiện và khỏi sau khoảng 1 tuần. Nhưng nhiều trường hợp biến chứng viêm phổi, thường gặp ở trẻ nhỏ, người có tuổi, người mắc bệnh mạn tính, bệnh mạch vành, suy tim hay tiểu đường.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: 'Lọc máu mà ngừa được đột quỵ thì tôi thất nghiệp'

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: 'Lọc máu mà ngừa được đột quỵ thì tôi thất nghiệp'

09:57:34 22/02/2025
Như vậy lọc máu là kỹ thuật chuyên sâu và hiện đại được chỉ định cho những trường hợp mắc các bệnh lý nghiêm trọng thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Thường xuyên buồn ngủ có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Thường xuyên buồn ngủ có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

09:51:23 22/02/2025
Mặc dù có nhiều loại bệnh tim khác nhau nhưng tất cả chúng đều có thể khiến máu lưu thông kém và khiến các sản phẩm trao đổi chất (chủ yếu là axit lactic) tích tụ trong các mô, có thể kích thích các đầu dây thần kinh và gây mệt mỏi.
Bạn có nhận đủ acid béo omega-3 trong chế độ ăn uống không?

Bạn có nhận đủ acid béo omega-3 trong chế độ ăn uống không?

09:47:25 22/02/2025
Acid béo là thành phần của chất béo có trong thực phẩm. Tùy thuộc vào cấu trúc hóa học của chúng, acid béo có thể được chia thành các nhóm khác nhau: acid béo bão hòa, không bão hòa đơn và không bão hòa đa.
Vì sao phải uống thuốc đúng thời điểm?

Vì sao phải uống thuốc đúng thời điểm?

09:41:29 22/02/2025
Theo đó, một số loại thuốc có hiệu quả hơn khi uống vào những thời điểm nhất định trong ngày, trong khi một số khác sẽ tăng nguy cơ tác dụng phụ bất lợi nếu uống không đúng thời điểm.
Bài tập cho người bệnh lao thanh quản

Bài tập cho người bệnh lao thanh quản

09:32:02 22/02/2025
Đứng trên thảm, hai chân dang rộng hơn vai, xoay bàn chân phải ra ngoài sao cho các ngón chân hướng về phía cạnh ngắn của tấm thảm, bàn chân trái đặt nằm ngang.
Ăn ít có thực sự giúp kéo dài tuổi thọ?

Ăn ít có thực sự giúp kéo dài tuổi thọ?

09:26:19 22/02/2025
Theo lời khuyên của các chuyên gia, trước hết, mọi người nên kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể và tuân thủ nguyên tắc 70% đến 80% no . Theo đó, no 70% làm cảm giác chưa no hẳn, ham muốn ăn giảm, tốc độ ăn cũng chậm lại đáng kể.
Cỏ 'nghìn rễ' mọc dại khắp Việt Nam, ở nước ngoài hái bán là ra tiền

Cỏ 'nghìn rễ' mọc dại khắp Việt Nam, ở nước ngoài hái bán là ra tiền

09:21:32 22/02/2025
Cỏ sữa lá nhỏ vốn là một loại cỏ dại phổ biến ở các vùng nông thôn. Nó còn có tên gọi là "cỏ nghìn rễ" vì bộ rễ phát triển tốt, sinh sôi nhanh. Chúng thậm chí có thể xuất hiện trong các khe nứt trên sàn xi măng cũ, ở ven tường.
Bước tiến mới trong sàng lọc ung thư cổ tử cung

Bước tiến mới trong sàng lọc ung thư cổ tử cung

09:14:53 22/02/2025
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa hai phương pháp xét nghiệm khi phân tích 15 chủng HPV nguy hiểm nhất. Nghiên cứu này khẳng định rằng xét nghiệm tự lấy mẫu có độ chính xác tương đương với phương pháp truyền thống.

Có thể bạn quan tâm

Éo le: Đi khám xưng "chị - em" với bác sĩ, cô gái bị chấn chỉnh thẳng mặt, netizen cãi nhau kịch liệt

Éo le: Đi khám xưng "chị - em" với bác sĩ, cô gái bị chấn chỉnh thẳng mặt, netizen cãi nhau kịch liệt

Netizen

12:20:55 22/02/2025
Mới đây, một cô gái 26 tuổi đã nhận được nhiều sự chú ý khi chia sẻ về câu chuyện trong một lần đi khám của mình. Cô gái tâm sự rất ngạc nhiên khi bị bác sĩ chỉnh lại cách xưng hô khi khám bệnh.
Không phải Park Bom, Lee Min Ho từng hôn một thành viên 2NE1 đến 50 lần và nhận cú tát điếng người

Không phải Park Bom, Lee Min Ho từng hôn một thành viên 2NE1 đến 50 lần và nhận cú tát điếng người

Nhạc quốc tế

12:10:11 22/02/2025
Thừa nhận không hề quen biết Park Bom nhưng Lee Min Ho từng có tới 50 lần hôn một thành viên khác của 2NE1 đó là Dara.
Binz bị "bóc trần" điểm yếu theo cách không ngờ tới

Binz bị "bóc trần" điểm yếu theo cách không ngờ tới

Nhạc việt

12:05:22 22/02/2025
Sau nhiều năm, Binz đã để lộ điểm yếu của mình theo cách không ngờ. Tuy chưa thể bằng được những Anh Tài có chuyên môn về vũ đạo nhưng nỗ lực của Binz vẫn đáng ghi nhận.
Sử dụng alpha arbutin làm trắng da như thế nào cho đúng?

Sử dụng alpha arbutin làm trắng da như thế nào cho đúng?

Làm đẹp

11:48:38 22/02/2025
Mặc dù được đánh giá là lành tính, nhưng alpha arbutin vẫn có thể xảy ra một số tác dụng phụ nhỏ như kích ứng da, phát sinh mụn trứng cá mức độ nhẹ, viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc trở nên mẫn cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
Dồn dập các vụ côn đồ đường phố, tự cho mình quyền 'mạnh được, yếu thua'

Dồn dập các vụ côn đồ đường phố, tự cho mình quyền 'mạnh được, yếu thua'

Pháp luật

11:33:48 22/02/2025
Liên tiếp các vụ côn đồ đường phố xảy ra ở nhiều nơi dù đã được lực lượng chức năng xử nghiêm theo hướng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt khẩn cấp nhưng kiểu hành xử tự hung hãn vẫn cứ tái diễn khiến người dân bức xúc, bất bình.
Cubarsi muốn học theo phong cách chơi của Van Dijk

Cubarsi muốn học theo phong cách chơi của Van Dijk

Sao thể thao

11:28:43 22/02/2025
Thần đồng bóng đá của Barca và Tây Ban Nha, Pau Cubarsi, vừa tiết lộ hình mẫu lý tưởng của anh. Theo đó, Virgil van Dijk chính là idol của cầu thủ 18 tuổi này.
Ba Lan đề nghị Kiev hợp tác với Tổng thống Mỹ

Ba Lan đề nghị Kiev hợp tác với Tổng thống Mỹ

Thế giới

11:22:25 22/02/2025
Nghị sĩ Stanislav Balabanov của đảng ITN trong liên minh cầm quyền ở Bulgaria giải thích: Mục đích của tuyên bố là để trấn an người dân Bulgaria và nhấn mạnh rằng sẽ không có một binh lính Bulgaria nào được đưa đến Ukraine .
Cô gái bất ngờ nổi rần rần nhờ góc ban công 3m2 ngập tràn hoa tươi, cư dân mạng cảm thán: "Tuyệt đối điện ảnh"

Cô gái bất ngờ nổi rần rần nhờ góc ban công 3m2 ngập tràn hoa tươi, cư dân mạng cảm thán: "Tuyệt đối điện ảnh"

Sáng tạo

11:06:08 22/02/2025
Góc ban công có diện tích siêu nhỏ (chỉ 3m2) nhưng may mắn lại sở hữu vị trí thuận lợi khi luôn đón được lượng ánh sáng lý tưởng, vô cùng thích hợp cho việc trồng hoa.
Nữ thạc sĩ Cambridge xin vào sở thú làm công việc 'bốc mùi', 8h sáng đến 5h chiều chỉ quanh quẩn chăm thú

Nữ thạc sĩ Cambridge xin vào sở thú làm công việc 'bốc mùi', 8h sáng đến 5h chiều chỉ quanh quẩn chăm thú

Lạ vui

11:05:16 22/02/2025
Mã Nhã, 25 tuổi, từng tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ Nam Kinh. Sau khi du học Anh, cô gái tài năng lần lượt tốt nghiệp ngành Khoa học sinh học tại Imperial College London và Viện Thú y thuộc Đại học Cambridge.
Vợ sao nam Vbiz nổi đóa trước thềm đám cưới, đáp trả căng: "Nghiệp từ miệng mà ra!"

Vợ sao nam Vbiz nổi đóa trước thềm đám cưới, đáp trả căng: "Nghiệp từ miệng mà ra!"

Sao việt

11:03:12 22/02/2025
Vào tối 21/2, Ngọc Trà gây hoang mang khi đăng tải dòng trạng thái bày tỏ rõ sự bức xúc trên mạng xã hội. Cô ẩn ý nhắc tới việc bị một người chọc phá, kiếm chuyện gây ảnh hưởng tới cuộc sống.
Chuyện tình "mưa dầm thấm lâu" của anh chàng khiếm thị với nữ ca sĩ hơn 14 tuổi

Chuyện tình "mưa dầm thấm lâu" của anh chàng khiếm thị với nữ ca sĩ hơn 14 tuổi

Tv show

10:50:43 22/02/2025
Lá thư tỏ tình với đàn chị hơn 14 tuổi dù chỉ ít dòng nhưng anh chàng đã phải mất mấy tiếng đồng hồ để ngồi soạn, chọn từng câu từng chữ...