Biến chứng bất thường của bệnh sởi: 3 virus tấn công một lúc
Mọi năm, bệnh nhân thường đã khỏi bệnh sởi, lúc đó hệ miễn dịch bị suy giảm, rồi mới bị viêm phổi hoặc tiêu chảy. Nhưng năm nay, 2 virus, thậm chí 3 virus tấn công một lúc.
Tính đến ngày 17/4, cả nước đã ghi nhận hơn 8.500 trường hợp mắc sởi, trong đó 112 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, chỉ có 25 trẻ tử vong trực tiếp do sởi còn các trường hợp khác là đồng nhiễm một hoặc nhiều bệnh lý khác. Sự biến chứng bất thường, “khác lạ” của bệnh sởi đang làm các bậc phụ huynh lo lắng, hoang mang.
Dịch sởi rất bất thường
Con trai chị Nguyễn Thị T (13 tháng tuổi, Hải Dương) vào viện điều trị bệnh tim. Sau một tuần điều trị thì cháu ra viện, nhưng chỉ đến ngày hôm sau đã phải nhập viện vì ho, sốt cao. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị sởi. Chỉ khoảng 2 hôm sau thì cháu bị suy hô hấp, chụp phổi cho thấy phổi trắng xóa. Cháu phải thở máy và đang tiên liệu rất xấu.
Trước đó, cháu Bùi Kiều Trinh, 10 tháng tuổi (trú tại Hà Nội) cũng bị sốt nổi ban nên vào khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai điều trị. Chỉ trong 1 ngày, cháu bị khó thở, chụp phim cho thấy phổi cháu tổn thương nghiêm trọng. Các bác sĩ đã cấp tập cho bé thở ôxy, điều trị tích cực nhưng tình trạng vẫn xấu đi, phải chuyển sang thở máy.
“Cháu bé bị viêm phổi do virus sởi tấn công trực tiếp nên diễn biến bệnh xấu đi quá nhanh. Trong khi viêm phổi do bệnh cảm thì không cấp tính” – TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) lý giải.
Theo TS Dũng, điều bất thường của bệnh sởi năm nay là ngay sau khi bị sởi, virusviêm phổi đã tấn công bệnh nhân. Còn mọi năm, bệnh nhân thường đã khỏi bệnh sởi, lúc đó hệ miễn dịch bị suy giảm, rồi mới bị viêm phổi hoặc tiêu chảy. Nhưng năm nay, 2 virus, thậm chí 3 virus tấn công một lúc.
Điều tra 6 ca tử vong tại Bệnh viện Nhi do sởi cũng cho thấy, trên một trẻ mắc cùng lúc 2-3 loại virus hoặc vi khuẩn. TS Lê Thanh Hải – Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư khẳng định, đó là lý do khiến cho trẻ không còn sức chống chọi lại với bệnh tật, dẫn đến suy hô hấp, suy tim, suy đa phủ tạng và tử vong rất nhanh.
TS Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhận định: “Năm nay dịch sởi rất bất thường so với vụ dịch 2009-2010 vì có nhiều ca biến chứng viêm phổi nặng, là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong”.
Tuy nhiên, để truy tìm nguyên nhân tại sao bệnh sởi lại biến chứng viêm phổi nhiều đến vậy thì cần có thêm nhiều nghiên cứu, truy tìm các bằng chứng khoa học. “Hiện chưa phát hiện ra độc lực mới của virus sởi. Cũng có thể do trùng lặp ngẫu nhiên giữa sởi với các bệnh đường hô hấp do các vi khuẩn và virus khác, khiến làm tăng nguy cơ tử vong trên trẻ mắc sởi” – TS Phu nhận định.
Video đang HOT
Do bệnh viện quá tải nên 3 bệnh nhi phải chung 2 giường ghép.
Cấp tập dập dịch
Ngoài sự biến chứng nói trên, nhiều trẻ tử vong tại Bệnh viện Nhi là do vừa mắc sởi, vừa mang sẵn nhiều bệnh bẩm sinh và bệnh chuyển hóa khác như bại não, suy tim, suy dinh dưỡng… “Cơ thể các cháu đã yếu lại càng suy sụp hơn khi mang virus sởi. Do đó cũng khó chống chọi lại bệnh tật” – TS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư nhận định. Do đó, cha mẹ khi thấy con đang bị bệnh lại đồng nhiễm thêm bệnh sởi thì cần đề phòng biến chứng. Ông Kính cũng lo ngại về việc nhiễm vi khuẩn đa kháng sinh tại bệnh viện, khiến cho “vũ khí” kháng sinh bị vô hiệu hóa, không thể cứu chữa cho trẻ.
Để đối phó với sự suy giảm miễn dịch nhanh chóng, đồng nhiễm nhiều virus một cách bất thường của bệnh nhi mắc sởi, Bộ đã yêu cầu Hội đồng chuyên môn họp bàn và bổ sung phác đồ điều trị sởi cho phù hợp. Đó là sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch cho trẻ mắc sởi khi trẻ có các biểu hiện suy hô hấp, nhằm “vực” nhanh sức đề kháng của trẻ.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện là cần thiết lập khu khám riêng, điều trị sởi riêng, có biển cảnh báo, phân luồng điều trị để tránh lây chéo bệnh sởi. Tuy nhiên, cảnh báo này dường như khá muộn màng. Tại Bệnh viện Nhi T.Ư trước thời điểm này, tất cả các bệnh nhi đến khám đều đổ dồn vào một cổng và ngồi chung với nhau.
Nếu như một trẻ mang virus sởi thì sẽ có cơ hội lây sang nhiều trẻ khác. Những virus, vi khuẩn khác cũng có khả năng lây truyền. Ngoài ra, mỗi trẻ còn kèm theo 2-3 người lớn đi cùng, trở thành kênh lây truyền “hữu hiệu” virus nói chung và virus sởi nói riêng. Đây là một trong những lý do khiến cho bệnh sởi lây lan nhanh chóng trong Bệnh viện Nhi T.Ư.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, hiện Bộ Y tế đã đề ra nhiều biện pháp để “hạ hỏa” bớt cho Bệnh viện Nhi, bằng cách tăng cường hoạt động của các bệnh viện vệ tinh như Thanh Nhàn, Xanh-pôn, Đống Đa, Hà Đông, Sơn Tây… Hiện nay, nếu bệnh nhi bị bệnh muốn nhập viện thì chỉ cần vào các bệnh viện vệ tinh thì khả năng khám chữa bệnh cũng sẽ tương đương như Bệnh viện Nhi T.Ư.
Tuy nhiên, giám đốc các bệnh viện vệ tinh chia sẻ, chỉ cần con bệnh hơi nặng, phụ huynh đã nằng nặc đòi chuyển con lên Bệnh viện Nhi T.Ư, “nếu giữ lại, con tôi có mệnh hệ gì thì bệnh viện phải chịu trách nhiệm”. Các bác sĩ không dám giữ. Còn nếu giữ thì họ bỏ viện, tự vượt tuyến. Bộ trưởng Kim Tiến cũng chia sẻ, nếu như không thuyết phục được người nhà bệnh nhân tự nguyện, thì khó có thể ép họ lên tuyến trên hay xuống tuyến dưới.
Ngày 17/4, sau khi Thủ tướng ra Công điện về phòng chống dịch sởi, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các sở y tế yêu cầu giám sát chặt chẽ tình hình bệnh sởi tại cộng đồng, cách ly các trường hợp bị bệnh. Đồng thời, các tỉnh phải đánh giá lại tình hình dịch sởi thật chính xác để có biện pháp phòng chống dịch. Bộ Y tế cũng đề nghị các bệnh viện tập trung nguồn lực để điều trị trong khả năng, tránh lây nhiễm sởi, thiết lập khu khám riêng, điều trị sởi có biển cảnh báo và phân luồng điều trị.
Theo VNE
Những biến chứng nghiêm trọng của bệnh sởi
Bệnh sởi ở trẻ em đã xuất hiện trở lại với tần suất ngày càng tăng. Điều đáng lo ngại là nhiều bệnh nhi mắc sởi đã có biến chứng nặng thậm chí rất nặng.
Nhiều trẻ mắc sởi biến chứng nặng
Mới đây, các bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết vừa cấp cứu thành công bệnh nhi Bùi Kiều T. (10 tháng tuổi) bị bệnh sởi, đã chuyển sang giai đoạn biến chứng, viêm phổi nặng.
Nốt ban khi trẻ bị sởi.
Bệnh nhi nhập viện sáng 16/2, sau 2 ngày ho, sốt, nổi ban, được xác định mắc sởi và chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị. Tuy nhiên, ngay chiều cùng ngày, chụp X-quang phổi bệnh nhi đã thấy tổn thương nặng nên được chuyển trở lại Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng suy hô hấp. Cháu bé phải thở ôxy, điều trị tích cực, nhưng chưa đầy một ngày suy hô hấp tiến triển nhanh, phải thở máy. Cùng với diễn biến bệnh quá nhanh (trong khi thông thường, viêm phổi do vi khuẩn bệnh cảm không cấp tính) và các xét nghiệm cấy máu, dịch nội khí quản đều không thấy có vi khuẩn nên bệnh nhi được khẳng định viêm phổi do virut sởi tấn công trực tiếp. Ngay lập tức cháu bé được điều trị tích cực, thở máy suốt 5 ngày. Đến nay, bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch, có thể tự thở, không cần sử dụng máy thở và dần hồi phục, sức khỏe tiến triển tốt.
Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cũng vừa tiếp nhận một bệnh nhi sởi đã chuyển sang giai đoạn biến chứng viêm phổi nặng. Bệnh nhi Lâm Quang (1 tuổi, ở Bình Phước) nhập viện trong tình trạng sốt cao, đã nổi ban 3 ngày, suy hô hấp, có lúc ngưng thở. Các bác sĩ đã nhanh chóng điều trị tích cực, cho bệnh nhi thở máy. Sau 3 ngày điều trị, đến nay, bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch, có thể tự thở, không cần sử dụng máy thở và dần hồi phục, sức khỏe tiến triển tốt.
Những biến chứng thường gặp
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng điều đáng sợ nhất của sởi không phải là ban mà là các biến chứng. Những biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khiviêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng...
Biến chứng đường hô hấp
Viêm thanh quản
- Giai đoạn sớm, là do virut sởi: Xuất hiện ở giai đoạn khởi phát, giai đoạn đầu của mọc ban thường mất theo ban, hay có Croup giả, gây cơn khó thở do co thắt thanh quản.
- Giai đoạn muộn: Do bội nhiễm (hay gặp do tụ cầu, liên cầu, phế cầu...), xuất hiện sau mọc ban. Diễn biến thường nặng: Sốt cao vọt lên, ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở, tím tái.
Viêm phế quản: Thường do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kì mọc ban. Biểu hiện sốt lại, ho nhiều, nghe phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, neutro tăng, Xquang có hình ảnh viêm phế quản.
Viêm phế quản - phổi: Do bội nhiễm, thường xuất hiện muộn sau mọc ban. Biểu hiện nặng: sốt cao khó thở, khám phổi có ran phế quản và ra nổ. Xquang có hình ảnh phế quản phế viêm (nốt mờ rải rác 2 phổi). Bạch cầu tăng, neutro tăng, thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ.
Biến chứng thần kinh
Viêm não - màng não - tủy cấp: Là biến chứng nguy hiểm gây tử vong và di chứng cao. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh của Mỹ, cứ khoảng 1.000 trẻ bị sởi thì có một trẻ bị viêm não. Viêm não có thể gây co giật, hôn mê, tử vong hoặc ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần và thể chất của trẻ sống sót.
Viêm màng não: Có thể viêm màng não thanh dịch do virut sởi hoặc viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm.
Viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa (Van bogaert): Hay gặp ở tuổi 2 - 20 tuổi, xuất hiện muộn sau vài năm, điều này cho thấy virut sởi có thể sống tiềm tàng nhiều năm trong cơ thể bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bất thường. Diễn biến bán cấp từ vài tháng đến 1 năm. Bệnh nhân tử vong trong tình trạng tăng trương lực cơ và co cứng mất não.
Biến chứng đường tiêu hóa: Thường gặp là viêm niêm mạc miệng, viêm ruột, cam mã tấu... Tiêu chảy cũng thường gặp ở những trẻ bị sởi. Tiêu chảy sau sởi nặng nề hơn và có nhiều biến chứng hơn tiêu chảy cấp do virut thông thường.
Viêm loét giác mạc: Có thể gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A và có thể gây mù vĩnh viễn. Ở trẻ em châu Phi, sởi là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Phụ nữ mang thai nếu bị sởi thì có thể bị sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.
Theo VNE
Tử vong do bệnh sởi chủ yếu vì lây chéo, bội nhiễm Theo cập nhật của Bộ Y tế, đến ngày 18-4, cả nước đã có 116 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi, trong đó 25 ca được xác định tử vong do sởi. Đặc biệt khi hầu hết ca tử vong nằm ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Giải đáp vấn đề này, TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh...